Cái chết tức tưởi của người đàn ông nhận rắn độc là… con trai

Cái chết tức tưởi của người đàn ông nhận rắn độc là… con trai
(PLO) - Đứt ruột nhớ đứa con đã mất, nên hễ thấy rắn vào nhà, ông Phú lại cho rừng đó là đứa con trai tuổi Tỵ. Trong một lần thấy rắn nằm trong ụ thóc, ông Phú bắt mồi mang cho “con” ăn, bị rắn cắn chết tức tưởi.
Cho “con” ăn, bị cắn chết
Bà Lan Lan (47 tuổi, ngụ thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) kể về cái chết oan nghiệt của chồng bằng giọng rưng rưng. Chiều hôm đó, chồng bà đi đám giỗ người bà con về thì trời đã dần tắt nắng. Thấy vợ đang lui cui hốt lúa trước sân, ông cũng xắn tay áo, phụ một tay. Trong lúc xúc lúa vào bao, ông phát hiện con rắn học trò quấn mình nằm buồn thiu trong ụ lúa.
Nghĩ đứa con trai “nhập” vào rắn, bò về thăm cha, ông hớn hở đi kiếm thức ăn, mang đến cho “con”. “Ông nói “để tau cho con trai tau ăn”, rồi một tay cầm con rắn, một tay đút con nhái bén cho nó ăn. Trong lúc con rắn đớp mồi, mấy lần mổ trúng tay ông ấy, nhưng vì không đau nên ông cứ để yên”, người vợ nói. 
Cho “con” ăn no, người đàn ông tiếp tục xúc lúa gọn trong góc nhà, sau đó đi tắm rửa nghĩ ngơi, quên luôn chuyện “con trai” “xơi” mấy miếng vào tay.
Sáng hôm sau, thấy chồng nằm trên giường không chịu dậy, người vợ nấu cháo để sẵn trên bàn, rồi ra đồng làm lụng bình thường. Cứ nghĩ nằm một ngày, men rượu tan hết, ông lại trở dậy như bao lần.
Bà Lan thuật lại câu chuyện
 Bà Lan thuật lại câu chuyện
 “Mọi khi nhậu về, ông nằm một ngày là tỉnh. Vậy mà hôm đó, nằm đến hai ngày, ông vẫn không chịu nhúc nhích. Tui còn cằn nhằn, “ăn uống chi mà về cứ nằm miết rứa?”. Rồi thấy ông ói mửa, có chất bầm đen. Tui cứ nghĩ chắc chồng bị trúng gió, chứ có ai ngờ…”, bà Lan sụt sùi.
Tại Bệnh viện Trung ương Huế, sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết, ông Phú bị trúng độc rắn cắn. Do cấp cứu muộn, độc rắn đã phá hủy hoàn toàn các hồng cầu và lục phủ ngủ tạng. Sau khi nằm điều trị hai ngày, ông Phú trút hơi thở cuối cùng. 
Xem rắn là con
Nằm cấp cứu ở bệnh viện, ông Phú không còn khả năng nói chuyện. Ai đến thăm, ông chỉ biết nặng nhọc đưa tay ra bắt. Nước mắt người đàn ông cứ ứa ra chua chát. Người thân ông Phú kể, những ngày nằm ở nhà, vết rắn cắn trên tay ông Phú cứ rỉ máu liên tục. Vậy mà người đàn ông không một chút nghi ngờ con rắn chính là thủ phạm khiến ông phải nằm liệt giường. 
Một người địa phương giải thích, giống rắn đầu đen cổ đỏ thuộc loại rắn hiền, không có độc, gọi là rắn học trò. Xưa nay xứ Huế vốn trọng việc học và quý học trò, nên cả loại rắn mang tên học trò cũng được “cưng”. Nếu gặp rắn học trò bò vào nhà, người ta chỉ lấy chổi đuổi ra chứ không bao giờ đánh đập. 
“Nghe ông Phú bị rắn học trò cắn chết, ai cũng bất ngờ. Trước giờ cứ nghĩ loài rắn vô hại, chứ có ai ngờ cũng độc như thế. Sau này mới biết, bình thường rắn học trò cắn sẽ không có độc. Nhưng khi chúng đang ăn mồi, sẽ tiết ra nọc độc. Nếu bị cắn trong lúc này sẽ rất nguy hiểm”. 
Vợ ông Phú nói trong nước mắt: Hơn 10 năm trước, đứa con trai của bà sau cơn sốt vì bệnh viêm não, đã lìa đời. Bởi con trai tuổi Tỵ, vì quá nhớ con, vợ chồng bà hễ thấy rắn học trò quanh quẩn trong nhà, lại nghĩ con trai về thăm. “Ông ấy khi mô cũng nói “Rắn học trò là con tau. Đừng đập chết nó”. 
Mỗi lần ngồi nấu ăn trong bếp, thấy nó bò đến, tui hay nói: “Con về thăm đó hả con?”. Rứa mà không ngờ, ông ấy lại chết oan nghiệt chỉ vì tin “hắn” là con mình”. 
Nhiều người bảo, do ông Phú “hết duyên” với cõi trần, nên “bị rắn học trò cắn, mà cũng chết”. Nhưng người khác lại bảo, chỉ vì niềm tin mù quáng mới rước họa vào thân. Nếu người đàn ông không vì quá thương nhớ con, đâm ra nghĩ  quẩn, cho rắn là con mình, thì ông đã không có hành động “lạ đời”, khiến bản thân phải đoản mạng./.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.