SCIC và Viettel đứng đầu danh sách "các ông lớn" bị kiểm toán

Ông Lê Minh Khái - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước (người đứng) tại cuộc họp báo
Ông Lê Minh Khái - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước (người đứng) tại cuộc họp báo
(PLO) - TCty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là 2 cái tên trong số 42 doanh nghiệp và ngân hàng thương mại nhà nước nằm trong kế hoạch kiểm toán năm 2014 của Kiểm toán Nhà nước.
Sáng qua 18/2, tại cuộc họp báo công bố kế hoạch kiểm toán năm 2014, ông Lê Minh Khái - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết, năm 2014 KTNN sẽ tập trung kiểm toán kết quả thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, bao gồm: tập trung kiểm toán các dự án, công trình đầu tư xây dựng, công tác mua sắm, sửa chữa tài sản…, trong đó chú trọng đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả và chất lượng các dự án sử dụng vốn trái phiếu, nhất là nguồn trái phiếu Chính phủ; tập trung kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước, đặc biệt là quá trình tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước gắn với mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. 
Theo đó, KTNN sẽ kiểm toán 185 đơn vị, gồm 14 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 17 chuyên đề độc lập; 35 dự án đầu tư; 42 doanh nghiệp và ngân hàng thương mại nhà nước;  11 đầu mối kiểm toán thuộc Bộ Quốc phòng; 30 đầu mối thuộc lĩnh vực an ninh, khối cơ quan Đảng và cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013.
Ông Khái nhấn mạnh, mục tiêu kiểm toán nhằm xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán vốn đầu tư thực hiện; đánh giá việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước… 
Riêng đối với khối các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại nhà nước, qua kiểm toán nhằm chú trọng đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động đầu tư vốn, tài sản nhà nước, đặc biệt là hiệu quả đầu tư ra ngoài nhiệm vụ chính; quản lý và sử dụng các nguồn lực của Nhà nước trong quản lý đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản…. 
Qua đó, phục vụ cho việc triển khai thực hiện  Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” và Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”.
Trong danh sách các “ông lớn” sẽ được kiểm toán năm 2014, đáng chú ý có: Viettel, SCIC, các tập đoàn Bảo Việt, Hóa chất, Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB). Ngoài ra, một loạt các “đại gia” bất động sản và giao thông cũng lọt vào “tầm ngắm”, như:  TCty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), TCty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico), TCty Sông Hồng, Bạch Đằng, TCty Xây dựng Sài Gòn; TCty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4), TCty Đường sắt, TCty Quản lý bay, TCty Vận tải Hà Nội, TCty Xây dựng đường thủy…
Đồng thời, KTNN cũng sẽ “soi” kỹ các dự án “khủng” như: dự án đường ô tô cao tốc  Hà Nội – Hải Phòng, dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu; dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, dự án đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, dự án tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài và đường trục phát triển phía Bắc Hà Đông, dự án xây dựng quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội – Thái Nguyên, dự án đường Hồ Chí Minh, dự án xây dựng Cầu Phú Long (nối TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương), dự án đường tránh thành phố Huế, các dự án do Ban Quản lý dự án Vũng Áng làm chủ đầu tư, dự án đầu tư xây dựng công trình đường liên cảng Cái Mép-Thị Vải...
Đặc biệt, năm nay KTNN còn kiểm toán 11 đầu mối thuộc Bộ Quốc phòng và 30 đầu mối thuộc lĩnh vực an ninh, khối cơ quan Đảng. 
Kiến nghị xử lý tài chính gần 23.000 tỷ đồng 
Về kết quả kiểm toán năm 2013, KTNN cho biết đã thực hiện 151 cuộc kiểm toán, trừ một cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN năm 2012 đang được thực hiện và kết thúc vào tháng 3/2014 thì tổng hợp kiểm toán từ 150 báo cáo kiểm toán đã phát hành, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 22.778,1 tỷ đồng. 
Trong đó, các khoản tăng thu 4.014,4 tỷ đồng, các khoản giảm chi 5.290,8 tỷ đồng, các khoản nợ đọng phát hiện tăng thêm so với báo cáo của cơ quan quản lý thu NSNN 2.587,5 tỷ đồng, các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua NSNN 9.817,5 tỷ đồng và kiến nghị xử lý khác 1.067,9 tỷ đồng.
Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung và đề xuất bổ sung 71 văn bản (sửa đổi, bổ sung 49 văn bản, hủy bỏ 22 văn bản) không phù hợp với quy định chung của Nhà nước hoặc chưa phù hợp với thực tiễn.
Đặc biệt, KTNN cũng làm thủ tục chuyển 5 vụ việc cho các cơ quan chức năng, trong đó 04 vụ được chuyển cho cơ quan điều tra (vụ TCty Tài chính Sông Đà có dấu hiệu gây thất thoát vốn nhà nước, khả năng “mất vốn” ở TCty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex) và vụ liên quan đến Agribank chi nhánh Bình Phú và chi nhánh TP.Hồ Chí Minh cho vay một số dự án bất động sản khả năng không thu hồi được vốn và vi phạm trình tự, thủ tục cho vay...). 
Một hồ sơ chuyển cho Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước điều tra xử lý, là vụ bán ngoại tệ cho Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, liên quan đến các ngân hàng: China Bank (TP.Hồ Chí Minh), HSBC, BIDV chi nhánh Cần Thơ và Agribank.

Đọc thêm

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.