Vợ chồng “hiệp sĩ mù”

Chị Loan và những đứa trẻ được vợ chồng chị nuôi dưỡng.
Chị Loan và những đứa trẻ được vợ chồng chị nuôi dưỡng.
(PLO) -Ngày anh Nguyễn Văn Đến (46 tuổi, quê Trà Vinh) và chị Bùi Thị Kim Loan (42 tuổi, quê Khánh Hòa) chung sống, ai cũng tỏ ra ái ngại vì: “Chồng mù lấy vợ mù thì biết nhờ cậy ai, biết làm chi mà ăn”. Nhưng cặp vợ chồng ấy đã đồng cam cộng khổ, không những sống hạnh phúc bên nhau mà trong cảnh thiếu thốn, họ vẫn không ngần ngại dang tay cưu mang hàng chục đứa trẻ côi cút, những người khiếm thị, khuyết tật...

Đám cưới đặc biệt

Người dân ấp Phú Hòa (xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM) gọi anh Đến, chị Loan là vợ chồng “hiệp sĩ mù”. Căn nhà nhỏ của vợ chồng “hiệp sĩ mù” nằm gần cuối con đường quanh co, hai bên là hàng trúc tỏa bóng mát rượi. Bên kia là cánh đồng ngô đang mùa đơm hoa.

Là con gái thứ chín trong số 10 anh chị em, cha mẹ mưu sinh bằng nghề làm rẫy ở vùng đồi núi thuộc huyện Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), chị Loan sinh ra chị cũng bình thường như bao đứa trẻ khác.

Lên 5 tuổi, chị không may lên cơn sốt, nóng ran cả hai mắt. Cả nhà đều lên rẫy làm từ sớm. Cô bé Loan ở nhà một mình, không chịu đựng được cơn đau đã tự lấy khăn nhúng nước chườm lên mắt.

Cơn sốt càng nặng hơn, hai mắt nổi bọng nước, mưng nhức. Chiều tối, người mẹ trở về mới hoảng loạn ôm con đến trạm xá nhưng không may cô bé đã bị nhiễm trùng hỏng đôi mắt.

Từ đó, Loan phải dang dở việc học, hàng ngày chỉ quanh quẩn trong nhà làm bạn cùng những con vật nuôi. Quyết không để mình ngơi tay, chị tập làm quen với bóng tối, tập ghi nhớ vị trí từng vật dụng trong nhà. Dù không thể nhìn thấy nhưng một mình chị đã quán xuyến việc nhà đỡ đần cho mẹ cha. 

Năm 12 tuổi, chị Loan được mẹ dắt vào quê ngoại ở TP.HCM. Lần đầu tiên chị được đến trường học chữ nổi, được làm quen với những người cùng cảnh ngộ.

Năm 20 tuổi, chị tham gia vào lớp học nghề xoa bóp kết hợp bấm huyệt, vật lý trị liệu. Bốn năm sau, trong một lần về thăm ngoại, chị gặp anh Đến khi anh đang đi bán vé số mưu sinh. Anh Đến cũng cùng hoàn cảnh như chị, nhưng may mắn hơn một chút là đôi mắt không mù hẳn mà còn nhìn được nhập nhòe. 

Anh Đến sinh ra trong một gia đình khá giả ở Trà Vinh. Từ nhỏ được cha dạy cho món đàn, nhưng không chịu đựng được cảnh tật nguyền chỉ lui tới trong nhà, một mình anh bươn chải lang thang lên Sài Gòn tự lực mưu sinh.

Không muốn gia đình tìm kiếm, anh đổi tên Phong, hàng ngày cần mẫn đi bán vé số, tối đến cùng cây đàn đi hát nghêu ngao. Những ngày rảnh rỗi, anh dùng số tiền kiếm được học thêm đàn ghi ta, piano. Cũng vì tiếng đàn động lòng người của anh khiến chị Loan mê “như điếu đổ”. Còn anh thương chị vì đức tính kiên cường, lạc quan. Họ về cùng một nhà.

Chị kể, ngày anh chị đến với nhau, cha mẹ chị chỉ lặng lẽ khóc, còn gia đình anh thì phản đối kịch liệt. “Cha mẹ anh muốn vợ của anh là một người sáng mắt. Họ nói “chồng mù phải lấy vợ sáng, đằng này cả hai đều mù lòa thì biết làm gì được mà ăn”. Nghe vậy tui rất buồn nhưng anh luôn động viên, an ủi “rồi sẽ đến ngày cha mẹ hiểu ra và chấp nhận””, chị Loan tâm sự. 

Ngày đám cưới, gia đình anh Đến không ai tham dự. Thương đôi vợ chồng trẻ, những người dân trong xóm nghèo đành “đóng vai” nhà trai đến rước dâu. 

Mái ấm của hàng chục mảnh đời bất hạnh

Sau ngày cưới, vợ chồng anh Đến, chị Loan dắt díu nhau về sống trong một căn phòng trọ tồi tàn, ọp ẹp. Hàng ngày, anh đi bán vé số, đi đàn đám cưới, còn chị làm ở một trung tâm massage dành cho người khiếm thị.

Ai thuê gì họ cũng làm nhưng “thắt lưng buộc bụng” vẫn chật vật. Trong khó khăn triền miên, những đứa trẻ nối nhau ra đời. Chị phải ở nhà tay bồng tay bế con, mọi gánh nặng oằn lên vai anh. 

Hơn 10 năm cơ cực mưu sinh vẫn không khá hơn là bao, đầu năm 2000, có người thương hoàn cảnh vợ chồng chị, gửi tặng vốn liếng cho hai người làm ăn.

Sau nhiều đêm trằn trọc, vợ chồng chị quyết định vay mượn thêm mở một quán cà phê vườn, kết hợp phòng vật lý trị liệu. Tiếng lành đồn xa, khách đến ngày một đông. Trong số đó có rất nhiều vị khách đặc biệt. Đó là những người không may bị khiếm thị, khiếm thính, bị bại liệt bởi chất độc da cam, trẻ mồ côi cơ nhỡ...

“Hôm đầu tiên là bà cụ khiếm thị đi bán vé số ghé vào, tui không nỡ lấy tiền nước của bà. Bà kể không có chồng con, một mình đi bán rồi bạ đâu ngả lưng ở đó. Thấy mình khổ nhưng bà khổ hơn mình nên vợ chồng tui bàn nhau cho bà ở lại nhà, xem bà như người thân.

Mấy hôm sau có mấy bốn đứa trẻ không cha, không mẹ tìm đến, nghe đứa nào cũng có cảnh éo le. Tui bảo chúng ở lại cùng phụ giúp bưng nước cho khách, tối đến ngủ chung cùng bốn đứa con tui. Nếu không có chỗ ở chắc chúng phải trở về gầm cầu, ghế đá...”, chị Loan bồi hồi nhớ lại. 

Từ ngày đó, lại thêm những em nhỏ mồ côi cha được mẹ ôm đến nhà anh Đến, chị Loan “cầu cứu”, hoặc những đứa trẻ bại liệt bởi chất độc màu da cam... Bất kể ai tìm đến, vợ chồng chị đều sẵn lòng dang rộng đôi tay, có cơm ăn cơm, có cháo cùng ăn cháo. 

Đã hơn 10 năm nay, vợ chồng chị cưu mang hàng chục mảnh đời. Trong đó sống cùng vợ chồng chị có sáu cụ già neo đơn, 17 thiếu niên khiếm thị, tám thiếu niên bại liệt, và 12 em bé côi cút, đều được ăn học. Đám trẻ yêu thương, ríu rít ôm chân níu tay gọi vợ chồng chị là “má Loan”, “ba Đến”. 

Không chỉ cưu mang từng miếng ăn, giấc ngủ hàng ngày, vợ chồng chị còn truyền dạy cho đàn con “cần câu cơm”. Chị Loan dạy nghề massage, bấm huyệt, còn anh Đến dạy cho các con học đánh các loại đàn. 

“Còn nhớ ngày trước, vợ chồng tui đến đâu xin việc người ta cũng kì thị bảo rằng “mù mà làm được gì”. Nhưng vợ chồng tui đã chứng minh được rằng người mù làm việc không kém người sáng.

Đến nay vợ chồng tui muốn những ai cũng mang số phận như mình có thể tự lực cánh sinh. Nhưng để làm được phải có một nghề trong tay... Vợ chồng tui sức khỏe đã yếu không biết còn nuôi các con được bao lâu, chỉ hi vọng đến đâu hay đến đó...”, chị Loan nói.

Chị kể, trong những đứa trẻ anh chị nuôi nấng có cậu bé Nguyễn Hoàng Anh (21 tuổi). Hoàng Anh bị liệt nửa người bên trái, tay chân co quắp không hoạt động được. Sau hơn bảy năm chị cần mẫn chăm sóc, dạy dỗ, đến nay Anh đã đi lại được, hai tay linh hoạt, cuộc sống đã có thêm nhiều niềm vui.

Chạng vạng tối, chỉ còn sót lại vài ánh hoàng hôn bảng lảng, những tia sáng lập lòe len qua tấm tôn thủng lỗ chỗ. Chị Loan gầy nhỏ, đôi mắt dị tật hõm sâu lại tất bật quét tước, chuẩn bị bữa cơm tối cho đại gia đình hơn 40 người (vợ chồng chị, bốn người con và 38 người anh chị cưu mang. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.