Vì sao phải thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung?

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Trong lộ trình triển khai dạy và học ngoại ngữ mới trong các cơ sở giáo dục phổ thông, từ năm 2017, Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) xây dựng chương trình thí điểm giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung Quốc từ lớp 3 tới lớp 12 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề án trên, nhiều ý kiến băn khoăn: "Dạy tiếng Anh còn chưa tốt thì đưa thêm các ngoại ngữ khác vào chương trình liệu có ổn?". Đặc biệt, nhiều bậc phụ huynh bày tỏ lo lắng khi con em mình bị đưa ra dạy “thí điểm” như vậy, trong khi chương trình học hiện tại vốn được cho là khá nặng.

Phụ huynh lo lắng

Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 (gọi tắt là Đề án) được phê duyệt năm 2008. Mục tiêu là đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường, để "đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam".

Đề án có tổng kinh phí gần 9.400 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2008-2010 là 1.000 tỷ đồng, giai đoạn 2011-2015 gần 4.400 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 khoảng 4.000 tỷ đồng.

Theo lộ trình thực hiện từ năm 2017, Bộ GD&ĐT sẽ thí điểm chương trình giảng dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc như ngoại ngữ 1. Bộ GD&ĐT thẩm định và ban hành chương trình giáo dục phổ thông tiếng Nga, tiếng Trung Quốc từ lớp 3 tới lớp 12 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam để làm cơ sở biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa và học liệu phục vụ dạy và học trong trường phổ thông.

Đối với tiếng Nhật, năm 2016 - 2017, đã bắt đầu dạy học thí điểm tiếng Nhật trở thành ngoại ngữ 1 từ lớp 3 trong trường phổ thông ở Hà Nội và TP.HCM. Xem xét ưu tiên mở rộng thí điểm dạy tiếng Nhật từ lớp 3 tiểu học ở các địa phương có nguyện vọng và điều kiện triển khai.

Với tiếng Hàn, tiếng Pháp, tiếng Đức, Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện thí điểm chương trình giảng dạy như ngoại ngữ 2 từ năm học 2016 - 2017.

Đối với tiếng Anh, thẩm định, ban hành chính thức chương trình ngoại ngữ phổ thông (10 năm). Khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động lựa chọn, xây dựng, áp dụng các tài liệu dạy học song ngữ. Đến năm 2019 – 2020 có tối thiểu 3% học sinh tiểu học, 7% học sinh THCS và 20% học sinh THPT học bằng sách song ngữ.

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề án thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung như trên, nhiều ý kiến băn khoăn: "Dạy tiếng Anh còn chưa tốt thì đưa thêm các ngoại ngữ khác vào chương trình liệu có ổn?". Bên cạnh đó, tiếng Nga và tiếng Trung được cho là chưa thật sự cần thiết để dạy trẻ tiểu học. Ngoài ra, các khái niệm “ngoại ngữ thứ nhất”, “thứ hai” gây khó hiểu. 

Vì sao phải thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung?

Trước phản ứng của dư luận, chiều 22/9, Ban Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 (Bộ GD&ĐT) đã trả lời chính thức về vấn đề này.

Theo Bộ GD&ĐT, ngoại ngữ thứ nhất buộc người học phải lựa chọn để học theo quy định từ năm 2006 của chương trình giáo dục phổ thông. Học sinh được chọn một trong bốn thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất, từ lớp 6 đến lớp 12 (hệ 7 năm).

Năm 2011, Bộ ban hành thêm chương trình tiếng Nhật cấp THCS và THPT, đưa vào dạy học trong trường phổ thông cấp trung học như ngoại ngữ thứ nhất và thứ hai, tùy theo nhu cầu và lựa chọn của địa phương, trường học và người học.

Ngoại ngữ thứ hai là tự chọn, tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy của trường. Học sinh có thể chọn một trong năm thứ tiếng nói trên làm ngoại ngữ thứ hai.

Ví dụ, học sinh học tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất thì có thể chọn tiếng Nga, hoặc Pháp, hoặc Nhật, hoặc tiếng Trung Quốc là ngoại ngữ thứ hai. Gần đây, tiếng Đức và tiếng Hàn được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép dạy thí điểm là ngoại ngữ thứ hai ở các địa phương, trường học có nhu cầu và có đủ điều kiện.

Theo Bộ GD&ĐT, việc lựa chọn ngoại ngữ thứ nhất được Bộ GD&ĐT quy định từ năm 2006, bổ sung năm 2011 gồm tiếng Anh, tiếng Nga, Trung, Pháp và Nhật. Đến nay, Đề án không lựa chọn hay xem xét các ngoại ngữ khác ngoài 5 thứ tiếng trên.

Hiện, tiếng Nga và Trung được dạy học như ngoại ngữ thứ nhất từ lớp 6 đến lớp 12 theo chương trình hiện hành 7 năm. Để đảm bảo tính hài hòa giữa các ngoại ngữ thứ nhất, Ban quản lý Đề án trình Bộ trưởng kế hoạch triển khai giai đoạn 2016-2020, trong đó có việc xây dựng chương trình môn học tiếng Nga, tiếng Trung hệ 10 năm, từ lớp 3 tiểu học đến lớp 12 THPT cho phù hợp với khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc hiện nay.

Trước thực tế từng có thời gian, tiếng Nga cực thịnh trong các trường phổ thông lẫn đại học, nhưng sau đó bị "chối bỏ". Nhiều giáo viên tiếng Nga phải đi học bồi dưỡng để chuyển sang dạy tiếng Anh”, Bộ GD&ĐT cho biết:

Việc chọn ngoại ngữ nào và dạy học theo hình thức bắt buộc (ngoại ngữ thứ nhất) hay tự chọn (ngoại ngữ thứ hai) tùy nhu cầu, điều kiện của địa phương, trường học, người học nên sẽ không xảy ra tình huống bị "chối bỏ" hay gặp phản ứng của dư luận.

Trong các trường THPT chuyên, tiếng Trung, tiếng Nga vẫn được giảng dạy bình thường. Riêng tiếng Trung Quốc hiện được dạy ở các tỉnh thành Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM.

Nếu đề án thí điểm tiếng Nga, tiếng Trung trên được phê duyệt, Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ 2020 sẽ phối hợp với các trường đại học, chuyên gia xây dựng chương trình tiếng Nga và tiếng Trung hệ 10 năm, từ năm học 2017-2018. Việc thí điểm sẽ ở quy mô nhỏ, từ 2 đến 5 lớp mỗi ngoại ngữ. Điều này còn phụ thuộc vào phê duyệt của Bộ, điều kiện của địa phương và nguyện vọng của người học. 

Về việc dạy và học tiếng Anh hiện được đánh giá chưa hiệu quả, việc đưa thêm nhiều ngoại ngữ khác vào dạy phổ thông có thể gia tăng áp lực, Bộ GD&ĐT cho rằng:

Các ngoại ngữ được dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân là theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông. Chất lượng và hiệu quả của dạy học tiếng Anh nói riêng, ngoại ngữ nói chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc dạy một ngoại ngữ này ít ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của dạy ngoại ngữ khác.

Sáng 17/9, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 –2020. 

Trọng tâm của Đề án là giai đoạn 2016-2020 với nhiệm vụ triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm trên cả nước, từ lớp 3 đến lớp 12; tăng cường tiếng Anh trong tất cả trường nghề, cao đẳng và đại học. Đến nay, đề án tiêu tốn khoản tiền khá lớn nhưng chưa đạt được kết quả mong muốn.

Năm 2014-2015, tình trạng lãng phí trong việc triển khai đề án mới được thanh tra Bộ GD-ĐT phát hiện. Theo thanh tra Bộ, nhiều địa phương đã dùng tiền của đề án phân bổ mua thiết bị hiện đại, đắt tiền nhưng lại không trang bị phần mềm tiếng Anh, không phục vụ trực tiếp cho các mục tiêu của đề án.

Có nơi mua sắm thiết bị nhưng không tập huấn kỹ, giáo viên không sử dụng được thiết bị vào việc dạy học. Có nơi đầu tư tiền dự án mua sắm thiết bị rất lớn nhưng vốn đối ứng để nâng cấp cơ sở vật chất, đảm bảo việc sử dụng thiết bị hiệu quả không đúng mức. 

Nhiều tỉnh đã sử dụng phần lớn kinh phí mua sắm thiết bị nên không còn tiền cho các hoạt động khác của đề án (bồi dưỡng giáo viên, mua tài liệu, phần mềm dạy học). Có nơi do không có kế hoạch từ trước đã mua thiết bị công nghệ thông tin chỉ có phần cứng, không có phần mềm ứng dụng đi kèm nên “đắp chiếu”, không dùng được.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...