Vai trò của Bộ Tư pháp với các nhiệm vụ cải cách tư pháp

Vai trò của Bộ Tư pháp  với các nhiệm vụ cải cách tư pháp
(PLO) - Yêu cầu và nhiệm vụ cải cách tư pháp của Đảng được hội tụ trong các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị từ năm 2002 đến nay, đó là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về “một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Khẳng định những giá trị đúng đắn về nhiệm vụ cải cách tư pháp trong các Nghị quyết nêu trên, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/03/2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW và Kết luận số 01-KL/TW ngày 04/4/2016 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW.

Việc ra đời của các Nghị quyết quan trọng nêu trên của Bộ Chính trị cùng với nhiệm vụ triển khai thực hiện, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất các nội dung mới về cải cách tư pháp luôn có sự đồng hành và gắn liền với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tư pháp nói chung, trong đó có vai trò tiên phong và đặc biệt quan trọng của Bộ Tư pháp. Đến nay, nhiều nhiệm vụ trọng tâm về cải cách tư pháp đã lần lượt được Bộ Tư pháp nghiên cứu và triển khai thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn. Dưới đây là một số thành quả quan trọng đáng ghi nhận của Bộ Tư pháp trong hơn 15 năm triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp:

Bộ Tư pháp có đóng góp to lớn trong việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 và góp phần xây dựng thành công Hiến pháp năm 2013

- So với Hiến pháp năm 1992 thì Hiến pháp mới năm 2013 là một bước tiến dài trong việc bổ sung các nguyên tắc Hiến pháp mới và thiết lập nền tảng thể chế pháp lý bảo vệ các quyền con người và quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 đã dành hẳn Chương II quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đặc biệt khoản 1 Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.

Theo đánh giá của GS.TS Thái Vĩnh Thắng thì “Hiến pháp năm 2013 là một cột mốc mới đánh dấu sự phát triển, tiến bộ của nền lập hiến Việt Nam về tư tưởng dân chủ; tổ chức, kiểm soát quyền lực nhà nước;  bảo vệ các quyền con người, quyền công dân và kỹ thuật lập hiến”, đây đồng thời cũng là ghi nhận vai trò và đóng góp to lớn của Bộ Tư pháp trong quá trình tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992, tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, xây dựng các Báo cáo của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp và góp ý có chất lượng vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Bộ Tư pháp đã tiên phong trong việc thực hiện cơ chế thi tuyển để chọn người bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp và thực hiện chế độ bổ nhiệm không có kỳ hạn 

- Thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu thực hiện cơ chế thi tuyển để chọn người bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp” và “Tăng thời hạn bổ nhiệm chức danh tư pháp hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm không có kỳ hạn” đã được quy định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngay từ năm 2008, Bộ Tư pháp đã chủ động nghiên cứu, đề xuất quy định mới trong Luật Thi hành án dân sự 2008 về thi tuyển đối với chấp hành viên và trên cơ sở kết quả thi tuyển sẽ thực hiện việc bổ nhiệm không kỳ hạn đối với chức danh chấp hành viên theo đúng chủ trương, yêu cầu của Chiến lược cải cách tư pháp.

Có thể nói, những quy định mới này đã khắc phục được những hạn chế của Hội đồng tuyển chọn chấp hành viên và việc bổ nhiệm chấp hành viên theo nhiệm kỳ trước đây, từng bước nâng cao trình độ, chất lượng của đội ngũ chấp hành viên, bảo đảm cho chấp hành viên yên tâm công tác, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Đến năm 2014, việc thi tuyển để bổ nhiệm vào các ngạch thẩm phán cũng được áp dụng theo quy định mới của Luật Tổ chức TAND 2014.

Thực hiện mạnh mẽ chủ trương xã hội hóa thi hành án dân sự thông qua việc thành lập nghề thừa phát lại

- Thực hiện chủ trương “Từng bước thực hiện việc xã hội hoá và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án…; nghiên cứu chế định Thừa phát lại (Thừa hành viên), trước mắt có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo” theo Nghị quyết số 49-NQ/TW, Bộ Tư pháp đã chủ động nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế và đề xuất.

Theo đó, ngày 14/11/2008, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/QH12 nhất trí cho triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa một số công việc có liên quan đến thi hành án dân sự, giao Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại (Thừa hành viên) tại một số địa phương.

Ngày 23/11/2012, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 36/2012/QH13 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Sau một thời gian dài thí điểm, tổng kết và bước đầu có hiệu quả, ngày 26/11/2015 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 107/2015/QH13 ghi nhận kết quả đạt được trong việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 24/2008/QH12 và Nghị quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội. Chấm dứt việc thí điểm và cho thực hiện chế định Thừa phát lại trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/2016.

Chủ trì soạn thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thông thoáng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân

- Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, Bộ Tư pháp đã đầu tư nghiên cứu và chuẩn bị công phu Dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Ngày 20/6/2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018 với nhiều nội dung mới, tiến bộ được sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ lợi ích tối đa cho người dân trong việc yêu cầu cơ quan nhà nước bồi thường thiệt hại cho mình.

Đọc thêm

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
(PLVN) - Ở Hải Phòng nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã hay cấp huyện, mọi người đều nhắc đến chị Lưu Thị Thu Huyền – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật , Sở Tư pháp TP Hải Phòng . Người cán bộ với sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực hết mình để hoàn thành “sứ mệnh” đưa pháp luật đến với người dân.

Triển khai công tác tư pháp năm 2025

Triển khai công tác tư pháp năm 2025
(PLVN) - Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025 với hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Luật sư công là lựa chọn phù hợp khi phát sinh các tranh chấp về kinh doanh, thương mại

Luật sư Bùi Bảo Ngọc tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân tại trụ sở UBND xã Đông Sơn. (Ảnh: B.N)
(PLVN) - Do hoạt động kinh doanh, thương mại không nằm trong phạm vi của trợ giúp pháp lý nên đối với các vụ án có liên quan đến quyền lợi nhà nước, để giải quyết tình trạng khiếu nại tố cáo của người dân, đại diện cho cơ quan nhà nước có chuyên môn sâu để tham gia tranh tụng thì luật sư công là lựa chọn phù hợp hơn trợ giúp viên pháp lý.

Những định hướng quan trọng để Ngành Tư pháp tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp tại buổi làm việc ngày 7.11
(PLVN) -Năm 2024, một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp khi nhân Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp. Những chỉ đạo của Tổng Bí thư là những định hướng quan trọng để toàn Ngành tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân

Cảnh Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.
(PLVN) - Chiều 16/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc chủ trì và điều hành Hội nghị.

Đội ngũ luật sư Chính phủ Canada: Bảo đảm quản lý các vấn đề công phải tuân thủ luật pháp Kỳ 2: Đôi nét về “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất Canada

Các luật sư ở Canada. (Ảnh minh họa: montreallawyers.com).
(PLVN) - Ở Canada, cơ quan được mô tả là “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất cả nước chính là Bộ Tư pháp Canada. Bộ này có khoảng 5.000 nhân viên thì trong đó có khoảng một nửa là luật sư. Nửa còn lại là các chuyên gia nhiều lĩnh vực, bao gồm trợ lý pháp lý, nhà khoa học xã hội, quản lý chương trình, chuyên gia truyền thông, nhân viên dịch vụ hành chính, chuyên gia dịch vụ máy tính và nhân viên tài chính.

Việt Nam: Bước đầu hình thành đội ngũ đảm nhiệm nhiệm vụ "luật sư Nhà nước"

Bộ Công an tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ pháp chế. (Ảnh: congan.com.vn).
(PLVN) -  Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), trong tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính Việt Nam hiện nay đã hình thành các cơ quan, đơn vị, đội ngũ pháp chế thực hiện các chức năng liên quan đến công tác pháp luật, trong đó có các nhiệm vụ có thể được coi là các nhiệm vụ của “luật sư Nhà nước”.

Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6: Điểm sáng trong hợp tác Việt – Lào về pháp luật và tư pháp

Đại biểu hai nước tham dự Hội nghị công tác tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào mở rộng lần thứ 5.
(PLVN) - Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh sẽ dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào (mở rộng) lần thứ 6 tại Lào từ ngày 18-20/12/2024. Từ khi mở ra tổ chức hội nghị lần đầu tiên vào năm 2011 tới nay, cơ chế hợp tác này ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tịch, hộ tịch của người dân sinh sống tại khu vực biên giới giữa hai nước cũng như tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự, tương trợ tư pháp về dân sự, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật… góp phần xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, tô thắm thêm tình hữu nghị anh em đặc biệt giữa hai dân tộc Việt – Lào.