Uy nghiêm dinh Đốc Binh Vàng

(PLO) - Tại vàm rạch Đốc Vàng thuộc xã Tân Thạnh (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) - nơi có hai con rạch Đốc Vàng Thượng và Đốc Vàng Hạ hợp nhau chảy ra sông Tiền, có một đền thờ bề thế, uy nghiêm… Đó là ngôi đền nổi tiếng thờ danh tướng họ Trần là Thượng tướng Trần Văn Năng mà người dân quanh vùng tôn gọi là Dinh Ông hay dinh Đốc Binh Vàng.
Tượng đài Tướng Trần Văn Năng
Tượng đài Tướng Trần Văn Năng

Từ cổng (cũ) vào có tấm bảng lớn đề : “Dinh Đốc Binh Vàng”, dưới cổng có đôi liễn đối : “Trần Ngọc trinh trung thiên cổ tại/ Thượng tướng oai linh vạn thế tồn”. Cổng vào có tấm bảng lớn đề : “Đền thờ Thượng tướng Quận công Trần Văn Năng”, dưới cổng có đôi liễn đối: “Thượng tướng oai linh thiên niên tại/Quận công khí dũng vạn thế tồn”. Trong sân dinh có tượng đài Thượng tướng Trần Văn Năng thật uy nghi, bề thế được xây dựng bằng đá granit cao 4,2m nặng 40 tấn, kinh phí đầu tư 3,5 tỷ đồng. 

Vào dinh thờ, nơi bàn chính có bài vị: “Trần Ngọc Thượng tướng Quận công”. Trước kia dinh thờ chỉ là một ngôi miếu nhỏ ghi nhớ công lao của Đốc Binh Vàng - người lập thành tích đánh phá giặc Xiêm ở sông Cổ Hủ, Vàm Thuận (Vàm Nao) dưới triều Minh Mạng. Lúc hay tin thành Châu Đốc thất thủ, ông đã cho đốt thuyền chở đầy lương thực không cho rơi vào tay giặc. Thấy bậc trung liệt, Vua thương tiếc sắc phong tướng Quận Công, lệnh cho nhân dân lập miếu thờ…

Xem qua Đại Nam Thực Lục và Đại Nam Liệt Truyện ta được biết: Đốc Binh Vàng có tên là Trần Văn Năng, sinh năm Quý Hợi (1763), quê ở làng Vĩnh Điểm, phủ Diên Khánh, huyện Vĩnh Xương (tỉnh Khánh Hòa ngày nay). Ông có sức vóc cao lớn và võ nghệ cao cường, theo phò Chúa Nguyễn rất sớm, lập được nhiều thành tích được thăng chức Vệ úy rồi Đô đốc chế… Ông phụng mệnh dưới triều Gia Long, khi vào Nam, lúc ra Bắc giữ vững biên thùy, mở rộng bờ cõi. Năm 1812, khi giặc Xiêm xâm lấn Chân Lạp, Nặc Chân sang nước ta cầu viện, Trần Văn Năng được sung chức Chấn Vũ quân Phó tướng đem quân trấn giữ biên giới, đắp đồn lũy canh phòng nghiêm ngặt. Quân Xiêm thấy thế mạnh của ông kinh hồn, bạt vía không dám xâm phạm biên cương, uy hiếu biên giới nước ta nữa. Năm 1983, ông cùng Tả quân Lê Văn Duyệt đưa Nặc Chân về nước!

Đến triều Minh Mạng, ông là Chưởng Tiền quân Ấn vụ kiêm Lĩnh Thị vệ Đại thần. Năm 1822, ông được vua giao huy động nhân sự sửa chữa Thái Miếu. Năm 1824, ông được cất nhắc chức phó Tổng trấn Gia Định thành, góp phần quan trọng cùng Thoại Ngọc Hầu tổ chức mộ dân phu đào kênh Vĩnh Tế, sau thăng Tiền quân Thống chế, Chưởng doanh kiêm Quyền Lĩnh Thương bạc.

Năm Giáp Ngọ (1834), ông được phong làm Bình Khẩu tướng quân thống lĩnh quân đội cùng các Tham Tán Trương Minh Giảng, Hồ Văn Khuê, Nguyễn Xuân, Phạm Hữu Tâm, Trương Phúc Đĩnh… đánh đuổi quân Xiêm xâm phạm biên cương nước ta. Ông khéo vận dụng mưu lược phá tan thế mạnh của giặc ở Cổ Hủ, Vàm Thuận, giết được tướng giặc là Phi Nhã Khổ Lạc cùng nhiều tên chỉ huy khác… Xin trích dẫn một đoạn mà lịch sử triều Nguyễn đã ghi lại cuộc chiến đấu trên sông Cổ Hủ: “… Giặc nhân lúc nước xuống, theo bờ sông phóng hỏa đốt bè nhằm ngăn trở thủy quân ta, rồi chúng sấn tới đánh. Quản Vệ Phạm Hữu Tâm dốc binh đánh từ giờ Dần đến giờ Tý (tức 3 giờ sáng đến 10 giờ trưa) quân giặc chết nhiều, thây chồng lên nhau, giặc liền rút lui…”.

Năm 1835, tướng quân Trần Văn Năng thọ bệnh, giao binh quyền cho Trương Minh Giảng để lui về dưỡng bệnh. Trên đường trở về Gia Định, đến bến Siêu (Cù lao Tây) thì ông trút hơi thở cuối cùng (thọ 72 tuổi). Di hài ông được quàn tạm ở Vàm rạch Đốc Vàng rồi theo đường bộ đưa về Huế cử hành lễ mai táng vô cùng trọng thể. Nhà vua ban chiếu truy tặng ông chức Thái Phó, tấn phong làm Tân thành Quận công, thụy là Trung Dũng, trọng thưởng nhiều vàng bạc, gấm lụa… Chính đích thân Vua Minh Mạng đến viếng tang, đề thơ khen tặng, ban chức tước cho hai con trai ông…

Đảng bộ, chính quyền và Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thanh Bình phối hợp với các ngành chuyên môn tỉnh Đồng Tháp và nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo về thân thế và sự nghiệp của danh tướng Trần Văn Năng tại dinh Đốc Binh Vàng! Có một truyền thuyết về sự linh ứng của ông được nhân dân nơi đây biết đến và lưu truyền cho thế hệ sau là: Trước sự xâm thực của nước lũ cùng với quy luật của dòng sông bên lở, bên bồi mà bờ sông, nơi dinh thờ của Thượng tướng cứ sụp lở dần, lở dần... Đến một ngày, nước cuốn phăng đất đá sát dinh thờ, nhân dân lo lắng tế lễ cầu xin để được di dời ngôi đền đến một nơi khác an toàn hơn. Nhưng xin không được, mà hiện tượng nước lũ mênh mông chảy xiết như muốn cuốn trôi cả ngôi đền. Lạ thay, sau đó không lâu vùng đất bị trôi mất lại được bồi đắp dần, đắp dần... đất đá đùn lên ngày càng cao, vươn rộng ra như có hàng trăm, hàng ngàn chiến binh gánh đất đá bồi lấp khoảng trống bị nước vừa cuốn trôi... Từ đó, dinh ông trở nên bề thế, vững chắc, hiên ngang và dần dồn nước ra xa, xa mãi đến ngày hôm nay. Năm tháng qua đi, từ thế hệ này sang thế hệ khác, lòng người dân trung kiên vẫn nhớ công lao vị anh hùng dân tộc nên đã tu tạo, từ ngôi đền thờ nhỏ nay trở thành dinh ông Đốc Vàng to lớn tọa lạc trên vùng đất Tân Thạnh, Thanh Bình, Đồng Tháp.

Đầu năm 2004, dinh thờ danh tướng Trần Văn Năng đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch  công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia… Dinh đã được trùng tu xây mới thật khang trang, thoáng rộng nằm cạnh bên con Rạch Đốc Vàng uốn quanh, thơ mộng. Chính quyền địa phương đã đầu tư kinh phí nâng cấp nhiều hạng mục công trình cầu, đường giao thông… tạo điều kiện thuận lợi cho khách đến tham quan, du lịch và tổ chức lễ hội, du khảo về nguồn tìm hiểu lịch sử truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trên địa bàn thị trấn – trung tâm huyện Thanh Bình đã có nhiều cây cầu, tuyến đường chính và Trường Trung học Phổ thông đều mang tên ông Trần Văn Năng! Tập tục lễ hội vào các ngày 15, 16 và 17/2 âm lịch hàng năm gồm các nghi thức chính yếu như: Lễ trình Sanh; lễ Túc Yết (đọc văn tế cầu quốc thái dân an); lễ xây Chầu trước chính điện, có đoàn hát bộ diễn tuồng…  Và có nhiều trò chơi dân gian như: biểu diễn võ thuật, kéo co, đô vật… cùng nhiều hoạt động vui chơi giải trí và dịch vụ mua sắm… thật sôi nỗi, hấp dẫn và hào hứng.

Vào Rằm tháng 2 hàng năm là lễ giỗ Thượng tướng Trần Văn Năng, không chỉ có người dân địa phương mà có rất đông nhân dân ở các tỉnh, thành phố khác đến thành kính dâng hương, hoa, lễ vật… tỏ lòng tri ân vị tướng quân yêu nước và cầu nguyện cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, đời sống người dân được ấm no, hạnh phúc, an khang và thịnh vượng. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.