Uống nước trà xanh, ăn nấm quanh năm, cụ ông thọ 104 tuổi

Ông Nguyễn Thanh (phía trái)
Ông Nguyễn Thanh (phía trái)
(PLO) - Ông cụ sắp 104 tuổi vẫn lanh lợi, hoạt bát. Bí kíp của ông đơn giản chỉ là uống nước chè xanh và ăn nấm quanh năm. 
Ngày 2 lần uống nước cốt chè xanh
Khi chúng tôi đến, thấy ông Nguyễn Thanh (SN 1912, ngụ Thôn Trung, xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) đang chậm rãi tưới hoa. Ông chính là anh trai của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên (Tổng tư lệnh binh đoàn Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước) trong một gia đình gồm 6 anh chị em. 
Ông có năm con, ba trai, hai gái, con trai đầu là một bác sĩ - liệt sĩ. Cho đến hôm nay, ông có 25 cháu nội, cháu ngoại và 17 chắt nội, chắt ngoại.
Ông Thanh nguyên là cán bộ trong quân đội, sau chuyển sang ngành thương nghiệp. Năm 1972, ông nghỉ hưu. Mấy năm đầu sau khi nghỉ, ông theo con cháu sống ở nhiều tỉnh thành trong nước, sau lui về nơi quê cha đất tổ. 
Làng quê Quảng Trung, Quảng Trạch nơi ông sống là vùng trũng, có một nhánh sông Gianh chạy dọc phía Bắc của xã. Không khí bao đời ở đây luôn thoáng đãng, mát mẽ. Do đó, các bệnh về hô hấp của người dân trong vùng rất hiếm gặp.
 
Nhưng “bí quyết” để ông Nguyễn Thanh sống thọ sắp tuổi 104 và sẽ còn tiến xa hơn, là chế độ ẩm thực. Xưa nay, ông có thói quen đã thành nề nếp, đó là uống nước chè xanh và thức ăn luôn có nấm trong mỗi bữa.
Chè xanh được vò nát, bỏ vào bình, trước khi đổ nước sôi vào “um” lại. Nước cốt chè xanh thường được ông uống vào buổi sáng và trước buổi chiều. Còn suốt cả ngày, tiếp đó là uống nước loại 2, loại 3 pha từ bình nước cốt uống hết lần đầu tiên còn lại. 
Đề có chè xanh uống, ông trồng trên một diện tích nhỏ trong vườn chừng 50m2. “Chè xanh dễ trồng, tốn ít công chăm nhưng hiệu quả rất lớn, tốt cho tiêu hóa bài tiết”, ông Thanh nói.
Ăn nấm quanh năm
Ông Thanh rất thích ăn nấm. Do đó, con cháu phải mua, tích lũy nấm để chế biến trong bữa ăn hàng ngày cho ông. Đầu thu, cuối hè, vùng quê Quảng Trạch có rất nhiều nấm tràm. 
 
Nấm tràm có vị đắng nhưng theo ông, rất bổ cho hệ thần kinh. Gia đình ông thường mua phơi hoặc sấy cất để dành về sau. Nấm meo (mộc nhĩ) thì bán đầy chợ quanh năm. Gia đình thường xào với tôm hoặc thịt để ông ăn trong bữa.  
“Cha tui không hề uống rượu, bia, cũng không hút thuốc điếu, thuốc lào gì cả. Chỉ có một bình nhỏ rượu thuốc, ngâm chủ yếu bằng các loại rễ, thân cây trị đau xương. Lâu lâu, khi trở trời, thấy mệt mỏi, ông mới uống một cốc nhỏ, chỉ có thế”, bà Tâm (60 tuổi, con gái ông) tâm sự.
Bắt đầu khi lên tuổi 100, ông Nguyễn Thanh chỉ ăn cơm vào buổi trưa. Sáng và tối ông thường ăn cháo. Bát cháo của ông, ngoài ít tôm, vài lát thịt nạc, phần lớn là rau và nấm dầm kỹ.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Buổi sáng, ngủ dậy lúc 5h, ông bắt đầu đi bộ 10 vòng kể từ nhà đến cuối đường, và ngược lại. Tính ra độ dài ông đi trong mỗi buổi sáng là 5 km. Về nhà, ông nhổ cỏ, tưới hoa. Sau đó, ông bắt đầu đi tắm. 
Nước ông tắm thường âm ấm ước chừng 25 - 300. Tắm xong, ông bắt đầu ăn cháo sáng và uống nước chè xanh.
“Tắm vào buổi sáng thường xuyên rất khoái, vừa điều hòa nhiệt độ trong cơ thể, vừa tẩy sạch cơ thể”, ông Thanh lý giải.
Hàng ngày, ông Thanh dành hơn một tiếng (sau khi ăn sáng xong) và hơn một tiếng (sau khi ngủ trưa dậy) để đọc sách, báo. Sách ông đọc thường là sách lịch sử hoặc các chuyên đề về sức khỏe người già. Đọc sách báo, như ông nói, ngoài nắm bắt các thông tin trong và ngoài nước, hiểu biết về các chủ trương, chính sách, còn có một tác dụng rất lớn nữa là làm cho bộ não thường xuyên hoạt động, có thể phản ứng nhanh nhạy. 
Một “bí mật” ông Thanh tiết lộ với chúng tôi, đó là ông rất “dị ứng” với việc dùng thuốc tây để trị bệnh khi không cần thiết. “Bà con mình, đau đầu, sổ mũi, đau bụng, nhức răng… cái gì cũng “nện” thuốc tây vào trong người. Nó lợi đó nhưng hại đó. Nó là lưỡi dao hai lưỡi. 
Tôi có cảm cúm thì dùng các loại lá, nấu sôi lên, trùm chăn lại, xông hơi ba lần, lau mồ hôi sạch là khỏi. Đau bụng thì vò lá ngải cứu, lá xuyên tâm liên, uống vào là khỏi ngay. Cha ông mình ngày xửa ngày xưa có thuốc tây đâu sao mà họ sống lâu vậy. Cớ chi mình không học tập kinh nghiệm của người xưa”, ông lý giải một trong những lý do mà mình thượng thọ.

Đọc thêm

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'

Phát động chương trình 'Vaccine – hành trình miễn dịch'
(PLVN) - Bộ Y tế và Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số VTV Digital, công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam vừa phối hợp cùng phát động chương trình “Vaccine - Hành trình Miễn dịch” cùng thông điệp “Chia sẻ hiểu biết đúng về Vaccine (Vắc xin) để cùng nhau đi trên hành trình đến ngày mai không dịch bệnh”.

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc

Bộ Y tế: Phê duyệt vaccine COVID-19 của Trung Quốc
(PLVN) - Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Covid-19 (Vero Cell), Inactivated, được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc, nhằm phục vụ nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch tại Việt Nam.

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục
(PLVN) - Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, nhức nặng mặt là các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Tình trạng bệnh thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi, môi trường khói bụi, không khí ô nhiễm , hoặc tiếp xúc với các yếu tố lạ như lông vật nuôi, phấn hoa,…

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

Chủ động phòng viêm hô hấp cho trẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột
(PLVN) - Thực hiện sớm các biện pháp phòng viêm hô hấp cho trẻ là giải pháp chủ động, hiệu quả giúp bảo vệ trẻ trước những tác động xấu từ môi trường, nhất là khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Không những thế, đây còn là giải pháp giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong thời điểm dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới

Bệnh viện C Thái Nguyên: Vững vàng vượt qua khó khăn viết tiếp trang sử mới
(PLVN) Bệnh viện C Thái Nguyên tiền thân là Bệnh viện Công ty xây lắp II trực thuộc Bộ Cơ khí luyện kim, từ năm 1988 bệnh viện được chuyển về theo sự quản lý của Sở Y tế Bắc Thái (nay là sở y tế Thái Nguyên). Theo dòng chảy thời gian, trải  qua 32 năm phát triển được sự quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, sự chú trọng bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ đến nay Bệnh viện C Thái Nguyên đã trưởng thành về mọi mặt và trở thành Bệnh viện Đa khoa hạng I với quy mô 700 giường bệnh, được tổ chức thành 31 khoa, phòng và 610 cán bộ viên chức, người lao động (CBVCLĐ).

5 biện pháp giúp bảo vệ người tiểu đường trước đại dịch

PGS, TS. Đoàn Văn Đệ -  chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết
(PLVN) - Tiểu đường là bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao, nhiều biến chứng mạn tính và đặc biệt dễ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng và khả năng nhiễm Covid-19 cao. Vậy người tiểu đường cần làm gì để bảo vệ mình trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia lĩnh vực Tim - Thận - Khớp và Nội tiết -  PGS, TS. Đoàn Văn Đệ.

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày

Đột phá trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày
(PLVN) - Trên thị trường hiện nay có hàng loạt các sản phẩm đông dược điều trị bệnh dạ dày nhưng cái tên Sản phẩm vẫn đang tạo nên cơn sốt bởi sở hữu những ưu thế vượt trội. Đặc biệt hiện nay, phiên bản mới của sản phẩm được nâng cấp nhờ công nghệ lõi tân tiến mang đến kết quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất cho người bệnh.

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả

Ích Tiểu Vương - Giải pháp giúp cải thiện tiểu nhiều lần hiệu quả
(PLVN) - Tiểu nhiều lần là một trong những rối loạn tiểu tiện phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe người mắc. Để hỗ trợ cải thiện tiểu nhiều lần an toàn, hiệu quả, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu không ngừng và cho ra đời giải pháp từ thiên nhiên mang tên Ích Tiểu Vương.