Nghĩa địa chật chội ở thành phố đắt đỏ bậc nhất thế giới

Nghĩa địa chật chội ở thành phố đắt đỏ bậc nhất thế giới
(PLO) - Nhiều gia đình phải chờ tới sáu năm để chính quyền cấp cho một hốc đặt bình tro. 
5 vạn người chết mỗi năm chôn ở đâu?
Câu chuyện bắt đầu với ông Chui Yuen Sing, một vị giáo sư Hồng Kông đã nghỉ hưu. Sau khi mẹ ông qua đời và được hỏa táng vào tháng 04/2015, ông Chui đang cất tạm bình tro của mẹ trong lúc chờ tìm được một nơi an nghỉ cuối cùng cho bà. Ông sẵn sàng chờ tới 18 tháng để có được một hốc nhỏ trong khu nhà tưởng niệm.
Ông cũng cân nhắc mang bình tro của mẹ vào lục địa, nơi bình tro cha của ông đã được cất giữ, trong trường hợp không tìm được chỗ. Nếu không, vị giáo sư đại học cũng phải tính tới việc “rải tro của bà ở công viên. Nhưng nếu làm như vậy, tôi sẽ không được yên lòng. Người Trung Quốc quan niệm rằng chỉ có thể tìm được bình an khi được chôn cất trong lòng đất”.
Những lựa chọn của ông Chui phản ánh “cuộc chiến” lâu dài để có thể dung hòa được chỗ ở cho người chết và người sống tại Hồng Kông. Thành phố với hơn 7,2 triệu dân này đang vấp phải sự xung đột giữa một bên là các khu vực bị cấm xây dựng cùng với giá bất động sản “cao ngất ngưởng” và một bên là truyền thống tảo mộ, thắp hương vong hồn gia tiên vào những dịp lễ tết.
Tình trạng lão hóa trong xã hội Hồng Kông kéo theo nhức nhối về vấn đề đất an táng. Theo dự tính của chính quyền, số người cao tuổi sẽ tăng từ 15% dân số vào năm 2014 lên gần 25% vào năm 2024. Số người chết cũng tăng hàng năm, từ 42.700 người vào năm 2010 lên tới 50.300 vào khoảng cuối thập kỷ này.
Ngay thập niên 1960, chính quyền thuộc địa Anh đã bắt đầu khuyến khích hỏa táng để giảm bớt tình trạng thiếu chỗ chôn cất tại các nghĩa trang. Hiện nay, tỷ lệ hỏa táng đã chiếm khoảng 90%. Để có chỗ quàn bình tro người chết, chính quyền đã xây dựng rất nhiều khu nhà, giống như “chuồng bồ câu”, với hàng chục nghìn hốc chứa, cùng với các lò đốt tiền giấy hay các dịch vụ khác.
Nghĩa địa cao tầng
 Nghĩa địa cao tầng
Thế nhưng, hiện Hồng Kông đang bị quá tải về lượng “cầu”. Ông Lam Wai Lung, Chủ tịch hiệp hội các doanh nghiệp tang lễ, cho biết: “Chính quyền thành phố cố gắng khuyến khích các địa phương xây dựng thêm một số công trình như vậy, song vấp phải sự phản đối. Khi chính quyền thăm dò ý kiến công luận, người dân ở các quận đều phản đối việc xây dựng các công trình như vậy tại khu vực họ sống”. Một lý do khác là với những nhà tưởng niệm như vậy sẽ có rất nhiều người tới thăm viếng vào các dịp lễ tết, gây cản trở giao thông và ô nhiễm không khí do hoá vàng mã.
Nghĩa địa thời hiện đại
Nhiều gia đình phải chờ tới sáu năm để chính quyền cấp cho một hốc đặt bình tro. Do không chờ lâu được như vậy, một số người chuyển sang sử dụng dịch vụ của một số nhà cung cấp tư nhân, hiện có khoảng 120 nhà, song lại bị coi là bất hợp pháp. Hơn nữa, các cơ sở tư nhân thường đưa giá quá đắt, như tại một ngôi đền, giá có thể dao động từ 73.000 - 890.000 đô la HK (200 triệu đến 2,4 tỉ VNĐ).
Tháng 12/2015, cơ quan chức năng thông báo là Hồng Kông còn phải đối mặt với trình trạng “thiếu hụt” nhà chứa bình tro trong ba năm tới vì dự án bị trì hoãn. Chính quyền cũng đang lên kế hoạch phối hợp với các nhà cung cấp tư nhân bằng một đạo luật mới, dự kiến có hiệu lực vào năm 2016, với mục đích quản lý tốt hơn lĩnh vực tư nhân, thường bị đánh giá là vi phạm luật sử dụng đất đai hay các quy tắc về an toàn.
Một số doanh nghiệp lớn đã nhanh chóng phát hiện ra cơ hội để hiện đại hoá thị trường vẫn đang bị các nhà khai thác nhỏ và lỗi thời chi phối. Ông Francis Neoton Cheung, một cựu cán bộ quy hoạch đô thị hiện là Chủ tịch Tập đoàn Văn hóa Đời sống (Life Culture Group), thông báo “sẽ có một thế hệ nhà quàn bình tro cao cấp ra đời”, do tập đoàn của ông tham gia đầu tư. Công ty Kerry Logistics, một doanh nghiệp đối tác với ông Cheung, đưa ra đề xuất biến 15 kho cảng thành những “nhà bồ câu” hiện đại.
Nghĩa địa bình tro
Nghĩa địa bình tro 
Dự án 2 tỉ đô la Hồng Kông với khoảng 82.000 ô chứa sẽ được mở bằng thẻ thông minh và màn hình video chiếu hình ảnh và phim về người quá cố. Ngoài ra còn có hệ thống lọc khí công nghệ cao để giảm ô nhiễm do đốt vàng mã. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa chắc chắn sẽ thực hiện được dự án này vì bị người dân địa phương phản đối.
Ông Chui nằm trong danh sách 9.480 người chờ chỗ, trong khi đó chỉ có 3.256 hốc do Ban Quản lý Nghĩa trang Trung Quốc (Board of Management of Chinese Permanent Cemeteries), một công ty tư nhân, cung cấp vào tháng 10 vừa qua. Cuối cùng, ông đã gặp may khi nhận được một hốc gia đình. Ông dự định mang bình tro của người cha từ đại lục về yên nghỉ bên cạnh mẹ ông. Cuối cùng họ lại được ở bên nhau trọn đời suốt kiếp.
Cấy hài cốt vào ngọc bích 
Ngay từ năm 2007, trước thực trạng thiếu nhà quàn bình tro, chính quyền Hồng Kông chuyển sang phát động chiến dịch an táng “xanh” bằng cách rải tro trên biển hay tại 11 khu vườn tưởng niệm. Thế nhưng, phương pháp này lại mâu thuẫn với truyền thống Trung Quốc cho rằng người chết phải được chôn cất ở một nơi tốt lành trên một sườn núi hay gần biển để phù hộ cho gia đình.
Chính phủ Hồng Kông đã nỗ lực để thay đổi tập tục này bằng các video mang tính giáo dục và các buổi nói chuyện tại nhà dưỡng lão. Họ cũng lập một website tưởng niệm mà các gia đình có thể đăng ảnh hay video về người quá cố và gửi đồ phúng viếng ảo, như mận ảo hay thịt heo quay ảo. Thế nhưng, kết quả của nghi lễ an táng “xanh” vẫn còn rất hạn chế: năm 2005 chỉ có khoảng vài chục lễ, còn năm 2014 có 3.553 lễ.
Ngoài giải pháp “xanh”, một số công ty tại Hồng Kông còn đưa ra nhiều giải pháp “có một không hai” trong vài năm trở lại đây. Như công ty Sage Funeral Services, từ ba năm nay, kết hợp với một phòng thí nghiệm Hàn Quốc cấy tro vào ngọc bích bằng nhiệt độ siêu cao.
Cô Betsy Ma, Giám đốc thương mại của công ty, thổ lộ: “Năm đầu tiên mọi người đều cho là tôi bị điên”. Bản thân cô cũng cho cấy tro của cha mẹ mình vào ngọc trên đồ trang sức hoa tai và vòng cổ. Cô kể rằng rất nhiều người Trung Quốc tin là đeo đồ trang sức chứa tro cốt sẽ thu hút ma quỷ về nhà. Thế nhưng, vào năm ngoái, cách thức đã trở nên khá phổ biến.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.

Các thí sinh với trang phục dân tộc tại bán kết 'Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024'

Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. (ảnh BTC)
(PLVN) - Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. Tiết mục đã khiến tất cả mọi người trong như vừa được sống lại với không khí hào hùng và mang đầy hào khí của dân tộc Việt Nam qua hơn 4.000 năm lịch sử tại đêm Bán kết “Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024 - Miss Brand VietNam 2024” vừa diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.