Ứng dụng công nghệ để không còn tình trạng “giải cứu” nông sản

Công nghệ sau thu hoạch kém đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị nông sản Việt
Công nghệ sau thu hoạch kém đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị nông sản Việt
(PLO) -Hiện nay, nhiều loại nông sản Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng dư thừa, khó khăn “đầu ra”. “Giải cứu nông sản” có lẽ là cụm từ không còn mới đối với mỗi người dân Việt Nam. “Giải cứu chuối”, “giải cứu cà chua”, “giải cứu bắp cải” và mới đây là “giải cứu dưa hấu”... là điệp khúc lặp đi lặp lại những năm gần đây.

Vòng luẩn quẩn của nông sản Việt

Có tận mắt chứng kiến những cánh đồng bắp cải, cà chua, dưa hấu bị bỏ mặc ngoài đồng không muốn thu hoạch mới thấy xót xa. Tiền bán nông sản không bằng tiền thu hoạch nông sản nên dẫn đến tình trạng dưa hấu bỏ mặc ngoài đồng, chuối đổ cho lợn gà ăn, bắp cải, cà chua để chín rục ngoài đồng… Và cứ thế, cái vòng luẩn quẩn “được mùa - mất giá” của nông sản cứ thế tiếp diễn.

Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu một số loại nông sản, nhưng tổn thất sau thu hoạch vẫn ở mức cao, 14% đối với lúa gạo, 25 -30% với chăn nuôi, rau củ quả..., chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. 

Lý giải nguyên nhân này, không ít chuyên gia cho rằng, do sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, tự phát; việc ứng dụng cơ giới hóa trong thu hoạch chưa được chú trọng, thiếu hệ thống bảo quản, chế biến sau thu hoạch thích hợp, tỷ lệ chế biến thấp.

Những quả dưa to căng mọng được các bạn tình nguyện viên xếp xuống bãi tập kết chờ bán
Những quả dưa to căng mọng được các bạn tình nguyện viên xếp xuống bãi tập kết chờ bán

Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch đối với nông sản đóng vai trò rất quan trọng, góp phần làm giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình bảo quản nông sản, đa dạng hóa các sản phẩm của ngành nông nghiệp, làm gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong nước và thế giới. 

Theo tính toán của các chuyên gia trong ngành nông nghiệp, nếu kéo giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch trong chuỗi sản xuất lúa gạo xuống mức 5 - 6% sẽ làm tăng tương ứng giá trị 6%. Song trên thực tế, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch ở Việt Nam còn yếu nên các sản phẩm chế biến tinh vẫn chưa được khai thác hiệu quả.

Bên cạnh đó, để triển khai ứng dụng công nghệ sau thu hoạch đối với người dân là quá khó. Bởi lẽ, do trình độ và thói quen, người dân rất khó tiếp thu, tiếp cận, áp dụng các ứng dụng khoa học công nghệ sau thu hoạch, dẫn đến tình trạng khi dư thừa nông sản, trong khi đó, người dân không thể chuyển sang chế biến, bảo quản. Hậu quả là nhiều loại nông sản Việt Nam như vải thiều, cà chua và mới đây nhất là dưa hấu xảy ra tình trạng “được mùa - mất giá” khiến cho người nông dân rơi vào cảnh lao đao.

Hiện đã có một số nơi đang áp dụng những công nghệ bảo quản nông sản như: Công nghệ chiếu xạ, công nghệ CAS, công nghệ bao gói khí điều biến (MAP), công nghệ bảo quản bằng chế phẩm tạo màng phủ...

Tuy nhiên, những công nghệ hiện đại này mới chỉ là số ít và thực hiện lẻ tẻ tại một số địa phương. Các sản phẩm nông sản chủ lực sau khi thu hoạch, ngoài số lượng được người dân xuất bán ngay, số còn lại chủ yếu vẫn được bảo quản sơ sài theo phương pháp truyền thống như thu hoạch xong đóng bao bán ngay hay phơi khô đựng vào bao chứa trong nhà...

Những quả dưa to căng mọng được các bạn tình nguyện viên xếp xuống bãi tập kết chờ bán
Những quả dưa to căng mọng được các bạn tình nguyện viên xếp xuống bãi tập kết chờ bán

Cần cơ chế thu hút doanh nghiệp

Một câu chuyện được nhắc đi nhắc lại nhiều năm qua là đa số nông dân vẫn còn đơn độc trong sản xuất. Nếu người dân có thể liên kết với doanh nghiệp để chế biến nông sản sau thu hoạch thì có lẽ nông sản không phải đổ bỏ như những ngày qua.

Chuyên gia nông nghiệp, GS.TS Võ Tòng Xuân dẫn lại ví dụ từ năm 1993 khi Chính phủ cho công ty gạo của Mỹ vào Việt Nam. Họ đã đưa vào máy sấy lúa, tách màu hạt gạo, rồi lập vùng nguyên liệu tại Thốt Nốt và Ô Môn thuộc tỉnh Cần Thơ. Tại đây, người dân chỉ trồng giống IR64 dưới sự giám sát và hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật. Khi thu hoạch, người dân đem đến các điểm thu mua của công ty này với giá cao hơn các doanh nghiệp khác.

“Tôi đã tìm hiểu và thấy nhờ máy sấy của họ giúp cho hạt lúa của bà con nông dân đạt tỉ lệ gạo cao hơn. Trong khi thị trường 2 lúa được 1 gạo thì họ dùng máy sấy này đúng phương pháp đã đạt tỉ lệ 66% gạo/lúa. Doanh nghiệp cũng chia sẻ phần dư ra giúp họ vừa có lãi hơn, vừa mua được giá cao hơn cho người nông dân”, GS Xuân nói.

Theo GS Xuân, sở dĩ ông đưa ra ví dụ này là muốn nói đầu tư công nghệ sau thu hoạch phải tối tân để hạt gạo, hạt lúa làm ra được nâng cao giá trị. “Nhưng hiện nay ít nhà máy làm theo kiểu này mà chỉ nhận gạo nguyên liệu của thương lái, trong khi không có thương lái nào chịu đầu tư đầu tư công nghệ”, GS Xuân lo ngại.

Mặc dù, Bộ KHCN đã có các chương trình nghiên cứu ứng dụng KHCN trong lĩnh vực sau thu hoạch, tuy nhiên, do kinh phí đầu tư cho nghiên cứu còn có hạn, vì vậy, kết quả nghiên cứu nhiều khi chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất. Chưa hình thành các vùng chuyên canh, những cánh đồng mẫu lớn để việc áp dụng công nghệ sau thu hoạch được thuận lợi.

Dù vất vả nhưng những tình nguyện viên luôn nở nụ cười khi giúp bà con trong chiến dịch “giải cứu” dưa hấu
Dù vất vả nhưng những tình nguyện viên luôn nở nụ cười khi giúp bà con trong chiến dịch “giải cứu” dưa hấu

Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp chưa mặn mà đầu tư phát triển vì tính rủi ro cao, đầu tư lớn mà lâu thu hồi vốn. Hiện các nhà khoa học đang phải “tự bơi” để tìm cách đưa những ứng dụng của mình kết nối với doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp chưa “mặn mà”, còn nông dân thì hạn chế thông tin và ít kinh phí. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần có cơ chế để thu hút doanh nghiệp tham gia vào ứng dụng công nghệ sau thu hoạch.

Trả lời câu hỏi, bao lâu nữa thì Việt Nam đuổi kịp các nước trong khu vực về công nghệ sau thu hoạch, Phó cục trưởng Trần Thị Hồng Lan, Phó cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chia sẻ: “Giải quyết bài toán này không thể nhanh, vì nó vừa là vấn đề hành lang cơ chế chính sách, vừa là vấn đề vốn, thuế, còn nhiều cơ chế khác, vừa liên quan đến đầu tư mũi nhọn và năng lực tiếp cận của doanh nghiệp”.

Theo ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), nếu làm tốt công nghệ sau thu hoạch các sản phẩm cứ tưởng không có giá trị như cám gạo thì cũng có giá trị tăng cao hơn từ 100 - 300% khi được chế biến thành thức ăn chăn nuôi, xà phòng, mỹ phẩm...; còn rơm có thể dùng sản xuất Ethanol, từ đó sản xuất ra các sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường, làm vật liệu xây dựng hoặc ép thành viên...

Đọc thêm

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) 2024: “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: MOST.
(PLVN) - Chuỗi sự kiện diễn ra trong 03 ngày (từ 26-28/11/2024) tại thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động: Lễ khai mạc TECHFEST 2024, Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Triển lãm các sản phầm/dịch vụ KNST, Chuỗi hội thảo chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái KNST, Kết nối đầu tư, Cuộc thi Tìm kiếm tài năng KNST Việt Nam…

Honda Việt Nam triệu hồi gần 2.700 xe CR-V e:HEV RS để kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp

Honda Việt Nam triệu hồi gần 2.700 xe CR-V e:HEV RS để kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp
(PLVN) - Công ty Honda Việt Nam (HVN) vừa thông báo về triển khai chiến dịch triệu hồi liên quan đến việc kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp cho kiểu loại xe CR-V e:HEV RS năm sản xuất 2023-2024 do HVN nhập khẩu và phân phối. Động thái này nhằm kiểm tra khả năng rò rỉ xăng, mùi xăng của bơm nhiên liệu cao áp khi động cơ hoạt động.

Giấc mơ đưa đồ chơi gỗ ‘Made in Vietnam’ vươn ra thế giới

Anh Phạm Vĩnh Hải và Phạm Công Nhất 2 nhà sáng lập Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và sản xuất Hùng Cường (HUCUCO).
(PLVN) -  Từ ý tưởng trong phòng trọ 20m2, 2 chàng trai cựu sinh viên Bách Khoa đã và đang phát triển các dòng sản phẩm đồ chơi gỗ cho trẻ em gắn mác “Made in Vietnam”. Ước mơ một ngày không xa, những đồ chơi gỗ gắn liền với trẻ em Việt như: ô ăn quan, cờ caro, cờ cá ngựa... sẽ chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thế giới.

Giá vàng nhẫn trơn lại tiếp tục tăng cao

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giao dịch lúc 8h55 sáng nay – 20/11, giá vàng tiếp tục tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Giá vàng miếng SJC chạm mốc 85 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn vượt 8 5 triệu đồng/lượng.

Việt Nam đẩy mạnh phát triển AI và triển khai trợ lý ảo

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 đã chính thức khai mạc. (Ảnh: T.A)
(PLVN) -  Việt Nam đang ưu tiên phát triển trợ lý ảo cho từng cơ quan nhà nước, mỗi cơ quan sẽ có trợ lý ảo của mình, tiến tới mỗi công chức có một trợ lý ảo. Việt Nam cũng đã và sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy các sáng kiến hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ số, kinh tế số, trong đó sẽ ưu tiên các chương trình hợp tác về AI, về phát triển và sử dụng trợ lý ảo.

Nỗ lực giảm chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới

Giá vàng trong nước luôn duy trì mức chênh lệch từ 3 - 5 triệu đồng/lượng so với thế giới. (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Cùng với mức giá vàng trong nước khoảng 90 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng thế giới ở 2 giai đoạn có 2 mức giá khác nhau, chênh lệch lên tới 300 USD/ounce, cho thấy nỗ lực kéo giảm mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới của Ngân hàng Nhà nước.

VinFuture công bố tuần lễ khoa học công nghệ và lễ trao giải 2024

Với chủ đề “Bứt phá Kiên cường”, Lễ trao giải VinFuture 2024 là một trong những sự kiện tâm điểm được đón chờ nhất của giới Khoa học Công nghệ toàn cầu.
(PLVN) - Ngày 18/11/2024 - Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7/12/2024 tại Hà Nội, Việt Nam. Đây là chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới trong các lĩnh vực trọng yếu như khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, ô nhiễm không khí và nghiên cứu môi trường… Đặc biệt, tâm điểm của chuỗi sự kiện là Lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc, đang góp phần phụng sự cho cuộc sống của hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người trên trái đất.

Năm 'được mùa' với người nuôi cá tra

Năm 2024, ngành cá tra Việt Nam đạt kết quả đáng mừng cả về chất lượng và giá trị. (Ảnh: Ngọc Trinh)
(PLVN) - UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa tổ chức Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Robot 'dụ dỗ bắt cóc' 12 robot khác khỏi phòng trưng bày

12 robot bị "bắt cóc" khỏi phòng trưng bày bởi một robot khác (Ảnh cắt từ video)
(PLVN) - Đoạn video ghi lại cảnh 12 robot cỡ lớn bị "dụ dỗ" và "bắt cóc" khỏi phòng trưng bày bởi một robot nhỏ hơn đã gây xôn xao mạng xã hội Trung Quốc. Sự việc tưởng chừng như dàn dựng này hóa ra lại là một thử nghiệm AI gây kinh ngạc.

Cà Mau đẩy mạnh kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản

Cà Mau đẩy mạnh kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản
(PLVN) - Ngày 15/11, tại UBND tỉnh Cà Mau, UBND tỉnh phối hợp Bộ Công thương tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng thúc đẩy xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, đặc sản của địa phương, kết nối với các kênh phân phối hiện đại và mở rộng thị trường xuất khẩu tiềm năng trong thời gian tới.

FPT Techday 2024 thu hút gần 10.000 người tham dự

FPT Techday 2024
(PLVN) - FPT Techday 2024 - Diễn đàn công nghệ quốc tế thường niên lớn nhất Việt Nam do Tập đoàn FPT tổ chức đã diễn ra trong hai ngày 13 và 14/11, tại Trung tâm triển lãm và sự kiện Thiskyhall, TP Thủ Đức, TP HCM.