Tuyên truyền pháp luật tốt, vi phạm giảm

Trung đoàn 246 tổ chức Hội thi pháp luật.
Trung đoàn 246 tổ chức Hội thi pháp luật.
(PLO) - Với những kết quả đạt được trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và xây dựng các mô hình điểm tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ, Quân khu 1 vừa được Bộ Quốc phòng lựa chọn làm địa điểm tập huấn báo cáo viên pháp luật toàn quân khu vực phía Bắc năm 2017. Thượng tá Nguyễn Văn Toàn - Trưởng ban Pháp chế Quân khu 1 trao đổi xung quanh vấn đề này.

Thượng tá cho biết kết quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) của Quân khu 1 trong thời gian qua?

- Những năm qua, tác động của mặt trái xã hội đã ảnh hưởng đến một bộ phận cán bộ, chiến sĩ, đặt ra vấn đề bức thiết hàng đầu về nhận thức xã hội nói chung và nhận thức pháp luật nói riêng. Vì vậy, đối với Quân khu 1 và các đơn vị quân đội trong toàn quân, công tác PBGDPL cho cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị là một nội dung rất quan trọng.

Công tác PBGDPL tại Quân khu 1 được đưa lên hàng đầu. Các đơn vị điểm thực hiện PBGDPL như Trung đoàn 246, Sư đoàn 346… đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, PBGDPL, tích cực chủ động nắm bắt tư tưởng, quản lý bộ đội, đoàn kết thống nhất, đề cao trách nhiệm của người chỉ huy, duy trì tốt các chế độ, nền nếp công tác. 

Từ chỉ đạo của Thủ trưởng Quân khu, các cơ quan pháp luật Quân khu 1 đã có những giải pháp thực hiện và công tác phòng ngừa hiệu quả. Hội đồng PBGDPL Quân khu đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật sinh động, hấp dẫn, hiệu quả. Những vấn nạn, vi phạm như tai nạn giao thông, vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật, vay nợ lãi, bức thiết nhất vẫn là vấn đề tai nạn giao thông được các đơn vị quyết liệt triển khai, góp nhiều sáng kiến, phương hướng xử lý nhằm giảm thiểu vi phạm. 

Cụ thể là các sáng kiến nào, thưa Thượng tá?

- Nhức nhối nhất vẫn là tai nạn giao thông nên để phòng ngừa giảm thiểu tai nạn giao thông, cơ quan pháp luật Quân khu đã có sáng kiến đề nghị cấp trên quy định cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng phải mua mũ bảo hiểm có cằm, không đội mũ bảo hiểm không có cằm. Đơn vị có điều kiện hỗ trợ anh em toàn bộ, đơn vị không có điều kiện thì hỗ trợ một phần. Đến nay, 100% cán bộ, chiến sĩ đội mũ bảo hiểm có cằm.

Ngoài ra, để giảm thiểu tai nạn giao thông, các cơ quan nghiên cứu pháp luật Quân khu đưa ra giải pháp nữa là đề xuất, quản lý việc đi lại của cán bộ, chiến sĩ. Cụ thể, anh em đi xa ngoài 50km thì đi bằng ô tô không đi mô tô. Khi giải quyết cho anh em về phép tranh thủ theo chế độ, cán bộ đơn vị phải bố trí thời gian hợp lý, tránh gấp gáp khiến anh em vội vàng dẫn tới tai nạn giao thông. Kết quả, năm 2015 và 2016, vụ việc về tai nạn giao thông ở Quân khu 1 giảm thiểu 2/3, những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng dẫn đến chết người không có. 

Vấn đề nổi cộm thứ hai là vay nợ nặng lãi. Đơn vị, các cơ quan pháp luật phát hiện ra vấn nạn này từ năm 2010. Trong 3 năm từ 2011-2013, vay nợ nặng lãi có diễn biến phức tạp. Có vụ việc xảy ra tại đơn vị, có vụ nợ nần từ nơi khác như các nhà trường, đối tượng là các sĩ quan trẻ, quân nhân chuyên nghiệp, thậm chí cá biệt có trường hợp cán bộ ở cấp Sư đoàn.

Các cơ quan pháp luật Quân khu đi tìm ra nguyên nhân, mấu chốt vẫn là việc quản lý giấy tờ của anh em lỏng lẻo. Anh em cắm ký các giấy tờ quân đội cấp có thể vay được hàng trăm triệu đồng, thế rồi lãi mẹ đẻ lãi con. Không có khả năng trả nợ thì bị chủ nợ đe dọa, tố cáo với cơ quan. Khi nghiên cứu đó là vấn đề mấu chốt, các đơn vị triển khai kiểm tra giấy tờ thường xuyên, thậm chí có loại giấy tờ giữ từ 1-2 tháng để theo dõi, nghiên cứu tình hình xem anh em có mượn về chống đối kiểm tra rồi lại rút ra “cắm” cho chủ nợ không. Với chỉ đạo quyết liệt của Quân khu, những trường hợp sai phạm không thể cứu vãn thì giải quyết cho ra quân.

Từ việc giải quyết cho ra quân, quản lý chặt giấy tờ, theo dõi chặt chẽ các mối quan hệ mờ ám, diễn biến vay nợ lãi cao giảm tích cực, nổi bật nhất là năm 2015, 2016. Việc xử lý quyết liệt thể hiện tính kiên quyết xử lý đến cùng, mang tính răn đe đối với đối tượng khác, nên đến nay, những vụ việc này không còn xảy ra nữa. 

Những vi phạm trong quân đội nếu không giải quyết rốt ráo, dẫn tới quân nhân sẽ coi thường pháp luật, kỷ cương quân đội. Chính ủy Quân khu trong giao ban pháp chế quý I/2017 đã yêu cầu các cơ quan pháp luật Quân khu tiếp tục nghiên cứu để đưa các trường hợp vi phạm kỷ luật, đảo ngũ xem xét xử lý hình sự. Chính ủy đã chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, răn đe. Thông báo đến các đơn vị trực thuộc quân khu tình hình vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, tội phạm trong quân khu để giáo dục, răn đe, tuyên truyền.

Cảm ơn Thượng tá.

Tin cùng chuyên mục

Các phạm nhân đang đọc kinh sách.

Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng

(PLVN) -  Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Đọc thêm

Trình tự, thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ ngày 1/5/2024. (Ảnh minh họa - Nguồn: chinhphu.vn)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 23/2023/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản 2012 và Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản 2012.

Sự việc Công ty Đệ Tam chưa được giao đất đã ký hợp đồng 'góp vốn': Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai có văn bản trả lời

Lô đất ông Hà ký hợp đồng “góp vốn” với DETACO, đến nay 16 năm vẫn chưa được nhận đất. (Ảnh trong bài: Bùi Yên)
(PLVN) - Như PLVN đã có bài phản ánh, Cty CP Đệ Tam (DETACO, trụ sở 2/6 - 2/8, đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM) bị ông Lê Thanh Hà (SN 1953, ngụ đường Thành Thái, phường 14, quận 10, TP HCM) có đơn cho rằng đã “bán thứ mà mình không có”; khi chưa được UBND tỉnh Đồng Nai giao đất nhưng đã ký hợp đồng “góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật dự án”, nội dung khách sẽ “được nhận lại 1 nền đất” tại dự án Khu dân cư (KDC) tại xã Phước An (huyện Nhơn Trạch).

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"

Điều cần lưu ý nếu quyết định thu phí cao tốc

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự thảo Luật Đường bộ mới nhất chuẩn bị để xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách quy định thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác. Đó là các tuyến được đầu tư công và theo hình thức khác khi kết thúc hợp đồng đã chuyển giao cho Nhà nước.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Những hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tuoitre.vn)
(PLVN) - Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Bộ Công an: Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (Ảnh: BCA).
(PLVN) - Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật. Việc thu thập mống mắt, ADN sẽ được triển khai thực hiện như thế nào? Những ai sẽ cần đổi Thẻ Căn cước sau khi Luật có hiệu lực.. là những nội dung được giải đáp tại Họp báo Quý I/2024 do Bộ Công an tổ chức, chủ trì diễn ra vào sáng nay (26/3).

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi): Đề xuất ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép

Ảnh minh họa. Plo.vn
(PLVN) -  Tại dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), TAND tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện khi chủ tọa cho phép. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp; phải được sự đồng ý của họ.

Thiên Đàng Quảng Ngãi: 9 lần gia hạn vẫn phơi nắng, phơi mưa

Hiện trường vụ khai thác cát trong khu du lịch Thiên Đàng. (Ảnh trong bài: Vân Anh)
(PLVN) - Dự án khu du lịch Thiên Đàng có diện tích hơn 100ha tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), từng được kỳ vọng là “cú hích” trong phát triển du lịch ven biển của Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Thế nhưng, sau gần 20 năm đầu tư xây dựng, dự án dự kiến có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng trở nên hoang tàn.

Đề xuất Bí thư tỉnh uỷ được bố trí nhà ở công vụ ngang cấp Bộ trưởng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Tại Dự thảo Quyết định về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ, Bộ Xây dựng đề xuất tiêu chuẩn nhà ở công vụ đối với cán bộ ở địa phương được bố trí nhà ở công vụ với hai loại hình: Nhà liền kề diện tích đất từ 200m2 đến 250 m2 hoặc căn hộ chung cư diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2, định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ dời cho nhà liền kề và căn hộ chung cư công vụ này là 250 triệu đồng, tương đương với cấp Bộ trưởng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long: Yêu cầu Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền khắc phục ô nhiễm

Nhà xưởng bao trùm bộ phận thải khí ra môi trường của Nhà máy đang được thi công. (Ảnh: Nguyễn Thuận)
(PLVN) - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Vĩnh Long thông tin, đầu tháng 3/2024, Sở phối hợp với địa phương làm việc với Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền (ấp Hồi Thạnh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn) về kết quả thực hiện các hạng mục của giấy phép môi trường, tiến độ thực hiện theo biên bản của Đoàn kiểm tra.

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa công bố Kết luận số 336/KL-TTTH ngày 6/2/2024 về trách nhiệm việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước; thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công cho cá nhân, tổ chức tại Sở Công Thương.

Thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024

Công dân làm căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. (Ảnh: thanhnien.vn)
(PLVN) - Luật Căn cước 2023 lần đầu tiên quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024. Trong đó, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được làm căn cước nếu có nhu cầu, từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.