Tuyển sinh đại học, Cao đẳng 2020: Thí sinh trên 29 điểm có “lỡ hẹn”?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hiện nhiều trường ĐH đã công bố danh sách các thí sinh đầu tiên trúng tuyển vào trường theo các phương án tuyển sinh riêng, không dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020-2021. Với đề thi tốt nghiệp THPT “dễ thở” như vừa qua, nhiều chuyên gia cho rằng có khả năng thí sinh phải đạt điểm “gần kịch sàn” như năm 2017 mới đỗ ĐH? 

Trường ĐH Luật Hà Nội vừa công bố danh sách 1.184 thí sinh trúng tuyển vào trường theo phương thức xét kết quả học tập bậc THPT. Năm nay, trường tuyển tổng cộng 2.265 chỉ tiêu trình độ đại học. Trong số này, có 838 thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên/năng khiếu quốc gia, trường THPT chuyên/năng khiếu cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, học sinh của các trường THPT trọng điểm quốc gia chất lượng cao.

Ngoài ra, 325 thí sinh trúng tuyển là học sinh các trường THPT khác. Có tổng số 4 thí sinh trúng tuyển vào ngành Luật tại phân hiệu Đắk Lắk; 17 thí sinh trúng tuyển vào ngành Luật, chương trình liên kết đào tạo với ĐH Arizona, Hoa Kỳ.

Còn tại Trường ĐH Dược Hà Nội, 84 học sinh có thành tích học tập tốt cũng vừa được công nhận trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2020.

Trong số này, có 13 em là học sinh các lớp chuyên Toán, Vật lý, Hóa học, có chứng chỉ tiếng Anh SAT/ACT diện tuyển thẳng vào trường. Học sinh đạt giải môn Toán, Vật lý, Hóa học trong kỳ thi chọn HSG quốc gia trúng tuyển đại học chính quy năm 2020 có 59 thí sinh. 

Trường cũng công bố 2 học sinh đạt giải trong cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia trúng tuyển đại học chính quy năm 2020; 10 thí sinh là các học sinh diện 30a (thí sinh là người dân tộc thiểu số đã học dự bị đại học 1 năm) trúng tuyển. 

Năm 2020, Trường ĐH Dược Hà Nội tuyển 530 chỉ tiêu theo 3 phương thức là xét tuyển thẳng, xét tuyển học sinh trường chuyên cùng điểm thi SAT và căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng vừa công bố 217 thí sinh trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2020 qua phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển theo phương thức khác.

Trong số này, có 64 thí sinh là học sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG quốc gia năm 2020; 28 thí sinh trúng tuyển là những học sinh trong đội tuyển quốc gia tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế và thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc gia…

Năm 2020, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tuyển sinh 1.650 chỉ tiêu hệ đại học chính quy với 3 phương thức là Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và Quy định của ĐHQGHN; Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 theo tổ hợp các môn/bài thi tương ứng; Xét tuyển theo phương thức khác (SAT, A-LEVEL, ACT, IELTS).

Trường ĐH Ngoại thương cũng đã hoàn tất thủ tục đăng ký xét tuyển cho 50% tổng số chỉ tiêu hệ ĐH chính quy năm 2020 theo phương thức kết hợp. 50% chỉ tiêu còn lại đang chờ kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Các đơn vị thành viên của ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh công bố danh sách các thí sinh trúng tuyển vào trường theo diện xét tuyển thằng và ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GDĐT. Cụ thể, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh có 82 thí sinh, Trường ĐH Bách khoa 116 thí sinh và Trường ĐH Công nghệ thông tin có 61 thí sinh.

Trường ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh có 12 thí sinh được tuyển thẳng vào các ngành học của trường ở các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Y tế công cộng.

Trường ĐH Kiến trúc TP Hồ Chí Minh đã có 532 thí sinh trúng tuyển theo phương thức ưu tiên xét tuyển thẳng và xét tuyển điểm trung bình học bạ THPT. 

Tùy từng trường có yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học trước thời gian được nhà trường quy định, nếu không sẽ hủy bỏ kết quả xét tuyển nên thí sinh cần cân nhắc để quyết định sớm việc có nhập học hay không.                

Với đề thi “dễ thở” như vừa qua, điểm thi sẽ cao nên điểm chuẩn các trường tốp đầu theo các chuyên gia tuyển sinh, có thể sẽ tăng 1-3 điểm. Đặc biệt ở khối trường Y Dược, nhiều chuyên gia đã đặt câu hỏi liệu có xảy ra tình trạng điểm chuẩn “gần kịch sàn” như năm 2017 mới đỗ ĐH?

 Áp lực học phí y, dược tăng

Năm học 2020-2021, học phí nhiều trường đào tạo ngành Y, Dược trên cả nước có sự biến động rõ rệt. Mức học phí cao nhất ở khối trường công lập hiện nay là 70 triệu đồng/năm đối với ngành Răng- Hàm -Mặt chất lượng cao của Khoa Y- ĐH Quốc gia TP. HCM.

Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã được Bộ Y tế đồng ý cho phép tự chủ từ năm học 2020-2021. Vì vậy, trường áp dụng theo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục Đại học để thực hiện các hoạt động theo mô hình tự chủ đại học, tự quyết định mức học phí và tự chịu trách nhiệm.

Theo đề án tuyển sinh trường đã công bố trước đó, học phí cho sinh viên tuyển sinh năm 2020 cao nhất là ngành Răng - Hàm - Mặt với mức 70 triệu/năm; Ngành Y khoa 68 triệu/năm; Ngành Kỹ thuật phục hình răng 55 triệu/năm; Dược học 50 triệu/năm. Các ngành còn lại có học phí từ 30 - 40 triệu/năm.

Với sinh viên tuyển sinh năm 2020-2021, trường trích 15% trên tổng thu học phí để chi học bổng với các mức từ 25-100% học phí. Tổng kinh phí là hơn 15 tỷ đồng. 

Ở khối tư thục, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, có các mức học phí: Chương trình đào tạo Tiếng Việt có mức học phí 82,5 triệu đồng/học kỳ, tương đương 990 triệu đồng/khóa học (6 năm). Chương trình đào tạo bằng Tiếng Anh có mức học phí 99 triệu đồng/học kỳ, tương đương 1,188 tỉ đồng/khóa học. Năm 2020, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng sẽ tuyển 100 chỉ tiêu ngành Y khoa cho cả 2 chương trình này.

Hiện Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng đang đào tạo ngành Răng - Hàm - Mặt với mức học phí cho chương trình Tiếng Việt là 165 triệu đồng/năm, chương trình Tiếng Anh là 198 triệu đồng/năm.

Ngành Y khoa của Trường ĐH Tân Tạo (Long An) là 150 triệu đồng/năm, ở Trường ĐH Đại Nam (Hà Nội) là 65 triệu đồng/năm, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là 50 triệu đồng/năm... 

Với mức học phí tăng gấp 4-5 lần ở khối Y, Dược phía Nam, nhiều thí sinh giỏi với điểm thi hơn 29 điểm vẫn đang đứng trước lựa chọn khó khăn phải từ bỏ giấc mơ theo nghề Y. 

Đọc thêm

Đừng biến các con thành 'cỗ máy' rập khuôn

TS Nguyễn Chí Hiếu cùng các phụ huynh, học sinh. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Cha mẹ đã bao giờ tự hỏi, với một đứa trẻ, điều con thực sự cần nhất có phải là điểm cao ở trường học, giải thưởng quốc tế, huy chương vàng ngoài kia? Cha mẹ và người làm giáo dục cần hành động như thế nào để hướng con thật sự đi vào thực chất của con trẻ và mỗi đứa trẻ được phát triển một cách toàn diện, cân bằng, tự nhiên và có chiều sâu?

Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Đổi mới cần gắn với yêu cầu của xã hội

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu kết luận Hội nghị. (Ảnh: TA).
(PLVN) -Không thể phủ nhận những kết quả to lớn sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, một số mục tiêu đề ra tại Nghị quyết này vẫn chưa thực hiện được, nhất là vấn đề “thực học, thực nghiệp”. Nói cách khác, chủ trương đúng nhưng hiểu và vận dụng chưa thông.

Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Nội dung thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 bám sát nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ GD&ĐT vừa tổ chức họp báo công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, từ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, mỗi thí sinh sẽ thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn.

'Lộ' phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù theo thông báo của Bộ GD&ĐT, 16h30 hôm nay, 29/11, mới công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Tuy nhiên, xã hội đã lan truyền phương án thi tốt nghiệp theo hình thức 2+2, gồm 2 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn.

Quán quân cuộc thi VMoot 2023 gọi tên Đại học Luật Hà Nội

Quán quân cuộc thi VMoot 2023 gọi tên Đại học Luật Hà Nội
(PLVN) - Sáng 27/11, vòng chung kết cuộc thi Phiên tòa giả định cấp Quốc gia - VMoot lần thứ VII năm 2023 do trường Đại học Luật TP HCM tổ chức diễn ra kịch tính. Đội thi đến từ Trường Đại học Luật Hà Nội đã xuất sắc đoạt giải nhất năm nay.

Năm 2024, Hà Nội tuyển sinh đầu cấp trực tuyến

ình trạng trăm phụ huynh chen lấn tranh suất học lớp 10 cho con tại Hà Nội. (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố rà soát, chuẩn bị tốt các điều kiện để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng tuyển sinh lớp 1, lớp 6 và lớp 10 năm học 2024-2025 bằng hình thức trực tuyến.

“Gồng mình” cho con học trường quốc tế

Nhiều phụ huynh đang “gồng mình” cho con học trường quốc tế. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo DT)
(PLVN) - “Du học” hay “trường quốc tế” đã trở thành giấc mơ của nhiều phụ huynh Việt Nam. Có những gia đình đầu tư cho con học môi trường song ngữ từ nhỏ, du học từ năm cấp II, cấp III...

“Bằng đỏ” xưa và nay

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Với nhiều thế hệ ở nước ta, từng có thời sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà) không thể so sánh với “bằng đỏ”.