Tướng Khương công bố Kết luận điều tra vụ học gãy chân ở trường Nam Trung Yên

Tướng Khương công bố Kết luận điều tra vụ học gãy chân ở trường Nam Trung Yên
(PLO) - Công an Thành phố Hà Nội mới có kết luận ban đầu về tai nạn của cháu Trần Chí Kiên tại trường Tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội.

Ngày 20/2/2017, tại trụ sở UBND Thành phố Hà Nội đồng chí Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND Thành phố chủ trì họp cùng với Phó Chủ tịch UBND Thành phố Ngô Văn Quý, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương - Giám đốc Công an Thành phố và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo... cùng các đơn vị liên quan về vụ việc học sinh gãy chân tại trường Tiểu học Nam Trung Yên.

Tại cuộc họp, thiếu tướng Đoàn Duy Khương cho biết, cơ quan điều tra đã xác định ngày 1/12/2016, bà Tại Thị Bích Ngọc và Nguyễn Thị Hương (Hiệu trưởng và Hiệu phó trường Tiểu học Nam Trung Yên) đã gọi taxi đưa bà Ngọc đi khám tại Bệnh viện Việt Đức.

Sau khi rời bệnh viện, hai người này lên xe taxi di chuyển về trường. Khi qua phố Phủ Doãn,  hai cô giáo này yêu cầu lái xe dừng lại để mua thuốc. Tuy nhiên, do đường Phủ Doãn cấm dừng đỗ nên lái xe taxi biển kiểm soát 30A-702.54 là ông Trần Quốc Tuấn đã đưa số điệ thoại liên lạc cho bà Hương và có hẹn khi mua xong thuốc sẽ quay lại đón hai vị này.

Mua thuốc xong, bà Hương đã điện cho lái xe đón về trường. Khi về đến cổng sau trường Nam Trung Yên, một trong hai cô giáo đã yêu cầu bảo vệ nhà trường mở cửa để cho xe taxi đi vào.

Khi vào đến sân sau của trường, cháu Trần Chí Kiên đang chơi đùa đã chạy về phía đầu xe và va chạm với chiếc taxi nên ngã xuống đất. Lái xe dừng lại thì  bà Tạ Thị Bích Ngọc xuống xe và đi lên phòng Hội đồng.

Lúc ấy, cô hiệu phó Nguyễn Thị Hương cùng bảo vệ nhà trường đưa cháu Kiên vào thư viện rồi vào phòng y tế nhà trường. Lái xe taxi không nghĩ sự việc nghiêm trọng nên ngay sau đó đã lái xe rời khỏi trường.

Sau thời gian điều tra, cơ quan công an đã xác minh việc cho xe ô tô taxi biển kiểm soát số 30A-70254 do ông Trần Quốc Tuấn điều khiển đi vào sân trường và gây tai nạn và thời điểm đó trên xe có cô Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và Hiệu phó Nguyễn Thị Hương.

Về những lời khai báo của vị hiệu trưởng và hiệu phó trưởng Tiểu học Nam Trung Yên, cơ quan điều tra cho hay: “Thời điểm cháu Trần Chí Kiên bị tai nạn bà Ngọc có ngồi trên xe taxi nói trên nhưng lại không thừa nhận, cố tình che dấu hành vi vi phạm của mình cản trở cơ quan điều tra đồng thời có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Còn với Hiệu phó Nguyễn Thị Hương có dấu hiệu bao che vụ việc bằng các hành động cụ thể như: Tiến hành phát phiếu khảo sát thiếu trung thực, không cũng cấp số điện thoại của người lái taxi cũng gây khó khăn cho cơ quan điều tra và vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp tạo dư luận xấu trong xã hội về đạo đức nghề nghiệp nhất là hình ảnh của giáo viên Thủ đô.

Với những căn cứ về kết luận điều tra ban đầu, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo UBND quận Cầu Giấy họp Hội đồng kỷ luật trong chiều ngày 20/2 thực hiện các thủ tục cách chức ngay đối với Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu phó Nguyễn Thị Hương.

Đồng thời, để ổn định công tác dạy và học tại trường Tiểu học Nam Trung Yên, UBND quận Cầu Giấy đã chọn một phó phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy tạm thời điều hành công tác tại nhà trường.

16h30 ngày  20/2, Hội đồng kỷ luật UBND quận Cầu Giấy đã họp xem xét xử lý đối với những người liên quan đến vụ taxi chở hiệu trưởng vào trường gây tai nạn khiến học sinh ngã gãy xương đùi, mà điển hình là bà Tạ Thị Bích Ngọc – hiệu trưởng trường tiểu học Nam Trung Yên và hiệu phó Nguyễn Thị Hương.

Anh Trần Chí Dũng – bố cháu Trần Chí Kiên cho biết: Từ sau khi bị tai nạn, sức khỏe và tinh thần của Kiên dần dần hồi phục, đã tập đi bằng nạng, tuy nhiên, cháu vẫn chưa thể đi học được.

Như PLVN đã đưa tin, ngày 1/12/2016, em Trần Chí Kiên, học sinh lớp 2 bị tai nạn gãy xương đùi ngay trong sân trường Tiểu học Nam Trung Yên (TP Hà Nội).

Theo báo cáo từ phía nhà trường, học sinh này bị gãy chân do tự ngã khi va vào ô tô đang đỗ trong sân trường. Nhưng bác sỹ điều trị cho Kiên lại nhận định, phải có lực tác động rất mạnh mới có thể bị tổn thương nghiêm trọng đến vậy.

Sau khi cháu Kiên ổn định tinh thần, gia đình đã hỏi và biết được thông tin trái ngược hoàn toàn.

Qua lời kể của con và những người bạn học cùng lớp với Kiên, gia đình anh Trần Chí Dũng nghi ngờ rằng con anh bị gãy chân không phải do tự ngã. Ngay sau khi phía gia đình có đơn từ yêu cầu làm rõ vụ việc, cô Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc cũng đã không ít lần “trần tình” với báo chí và với các cơ quan chức năng, chứng minh sự vô can trong sự việc lần này.

Những phát ngôn trước sau có phần bất nhất của vị hiệu trưởng này khiến không chỉ phụ huynh cháu Kiên, giáo viên trong trường mà ngay cả dư luận, những người không trực tiếp liên quan cũng phải bức xúc.

Ngày 17/2, một số giáo viên của trường đã lên tiếng cho biết bà Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng nhà trường, đã nói sai sự thật về sự việc trên.

Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi với Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các cơ quan chức năng của thành phố sớm kết luận, xử lý nghiêm khắc Hiệu trưởng Trường Nam Trung Yên nếu có sai phạm để đảm bảo kỷ cương, nền nếp trong các hoạt động giáo dục.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...