Tục săn máu và bản hiệp ước lạ kỳ

Một cây có đường kính 2,4 m, cây còn lại là 3,5 m. Do tác động của thiên nhiên, một số vị trí ở gốc cây đã bị mục. Hình: Tiến Hùng/Vnexpress.
Một cây có đường kính 2,4 m, cây còn lại là 3,5 m. Do tác động của thiên nhiên, một số vị trí ở gốc cây đã bị mục. Hình: Tiến Hùng/Vnexpress.
(PLO) - Giống như những ngôi làng người Cơ Tu, tục săn đầu người khiến làng A Rầng và A Bị (Quảng Nam) chìm trong thù hận suốt nhiều thế kỷ.

Ngày 8/5, ông Lê Hoàng Linh, Phó chủ tịch huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, huyện đang rốt ráo chuẩn bị tổ chức lễ công bố quần thể 725 cây pơ mu là cây di sản Việt Nam. Nằm trong danh sách công bố dịp này còn có hai cây đa 700 năm tuổi ở xã A Xan.

Hai cây đa sộp thuộc thôn A Rầng cao hơn 35 m, đường kính mỗi cây 2,4 m và 3,5 m. Được trồng cùng thời điểm, hai cây cổ thụ này vẫn được người dân Cơ Tu nơi đây gọi với cái tên cây đa đoàn kết bởi những câu chuyện lịch sử của nó.

Hận thù dai dẳng vì tục săn đầu người

Dân tộc Cơ Tu hiện có hơn 60.000 người sống chủ yếu ở hai huyện Tây Giang và Đông Giang của Quảng Nam. Họ sống tách biệt từng ngôi làng, nằm cheo leo trên dãy Trường Sơn. Mặc dù cùng một tộc người nhưng trong quá khứ, tục săn đầu người hay còn gọi là những cuộc săn máu đã khiến những ngôi làng người Cơ Tu chìm trong thù hận suốt nhiều thế kỷ.

Theo bà Lê Thị Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do niềm tin vào tâm linh thần bí, tục săn đầu người của làng khác về cúng tế sau mỗi vụ mùa của người Cơ Tu ra đời. Làng có người bị săn phải săn lại đầu người của làng đối thủ theo số lượng tương xứng. Bị mất một mạng, phải lấy lại một.

Ngoài niềm tin tâm linh, những người đi săn đầu người còn nhằm thể hiện sức mạnh, uy quyền. Nếu thanh niên nào trong làng giết được càng nhiều người của làng khác thì càng được ca tụng, được xem là niềm kiêu hãnh của cả làng.

Những cuộc chiến dai dẳng đôi khi cũng bắt đầu bằng những nguyên nhân nhỏ nhặt như tranh giành vợ, tranh chấp đất đai, khu vực đi săn, hoặc thậm chí chỉ vì một cây gỗ trong rừng… Cứ như vậy, tập tục gây ra hận thù truyền kiếp từ đời này sang đời khác giữa các ngôi làng, số người bị giết tăng dần.

Hai cây đa hơn 700 năm tuổi được công nhận cây di sản Việt Nam Hình: Tiến Hùng/Vnexpress.

Hai cây đa hơn 700 năm tuổi được công nhận cây di sản Việt Nam Hình: Tiến Hùng/Vnexpress.

“Nồi da xáo thịt, đúng là mê muội thật”, già làng Pơ Loong Jim (xã A Xan) nói như vậy khi bắt đầu câu chuyện về tục săn đầu người của cha ông.

Theo già Jim, người Cơ Tu cho rằng, máu đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là sợi dây kết nối âm dương, trời đất; là điều cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển, tiền đề của sự no ấm. Với quan niệm ấy, khi bắt đầu mùa vụ, người Cơ Tu tiến hành nghi thức săn máu, đâm người bằng những mũi lao dài, sau đó mang về cắm trên khu đất sản xuất, làm lễ cúng Giàng với mong ước mùa sau thóc đầy kho, rượu đầy ché.

Đến mùa săn đầu người, họ thường cắm hai cây bắt chéo nhau ở đầu làng. Người lạ vào làng không biết, bước qua hàng rào sẽ trở thành nạn nhân bất đắc dĩ. Cuộc chiến trong mùa săn máu diễn ra quyết liệt, không khí căng thẳng bao trùm. Bất kể già trẻ, trai gái của làng này đều có thể trở thành vật tế thần cho làng kia. Trên những đoạn đường vào rừng đầy rẫy mai phục, cạm bẫy. Giữa hai làng với nhau, trong mùa săn máu kéo dài chừng hai tháng, nếu không lấy đầu được của nhau thì phải chờ đến mùa săn máu sang năm. 

Hai cây đa “hiệp ước hòa bình”

Trong những cuộc chiến vì tục săn đầu người, làng A Rầng và A Bị cũng không ngoại lệ. “Là hàng xóm của nhau. Không ai tính được đã bao nhiêu mạng người của hai làng đã phải ra đi vì tập tục này. Thời đó, cả hai làng là sự đối địch. Trai gái giữa hai bên không bao giờ được qua lại với nhau”, già làng Jim nói.

Cho đến một ngày, người dân hai làng nhận ra nếu cứ tiếp tục giết nhau thì không bao giờ trả hết nợ mà người trong làng sẽ chết hết, người sinh ra không kịp để chết trong những cuộc trả thù. Cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu, cách đây khoảng 700 năm.

Những người uy tín trong hai làng được cử đi để thương thuyết. Họ ngồi lại với nhau để nói về những mất mát trong quá khứ và hậu quả về sau. Sau thời gian dài đàm phán, một “bản hiệp ước hòa bình” ra đời.

Theo đó, làng A Rầng và A Bị sẽ kết thúc tục săn đầu người với nhau. Những món nợ máu trong quá khứ sẽ được bỏ qua, trai gái hai làng có thể cưới nhau mà không cần của hồi môn. “Hai làng chúng tôi chính thức kết nghĩa anh em”, già Jim nói.

Tục săn đầu người giữa hai làng kết thúc nhưng đối với những bản làng Cơ Tu gần đó, những cuộc săn máu vẫn tồn tại. Mối đe dọa về những cuộc chiến đối với họ vẫn chưa thể chấm dứt. Để củng cố sức mạnh, tránh sự tấn công của những làng này, “bản hiệp ước hòa bình” của A Rầng và A Bị còn nêu rõ, nếu có làng nào khác tiến đánh một trong hai làng, họ sẽ cùng nhau chống lại. Vì vậy hai làng còn tránh được tục săn đầu người từ những làng khác.

Sau khi “ký kết hòa bình”, để nêu cao tinh thần đoàn kết, đồng thời nhắc nhở người dân trong làng và các thế hệ sau luôn ghi nhớ, người dân hai làng tìm hai cây đa con, tráo đổi rồi cử đại diện uy tín trồng cạnh nhau ở ranh giới hai làng.

Bên cạnh hai cây đa là ngôi đền để dân làng đến thờ cúng. Hình: Tiến Hùng/Vnexpress.

Bên cạnh hai cây đa là ngôi đền để dân làng đến thờ cúng. Hình: Tiến Hùng/Vnexpress.

Ngày trước, hai cây đa được trồng cách xa nhau khoảng 5 m, như một cổng làng, người dân hai làng đi thăm nhau thì qua cổng này. Đến nay, hai cây đa ngày một to lớn và đã bít luôn cổng. Năm 2014, khi lập hồ sơ để công nhận di sản, cùng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, người dân đã đóng góp xây dựng miếu thờ ở gần 2 cây đa để làm nơi thắp hương, thờ cúng.

Ngày 18 tháng giêng hàng năm, người dân hai làng vẫn thường đến đây tổ chức lễ cúng. “Cũng không rõ có phải ngày này là ngày mà các cụ ngày xưa đã trồng cây hay không, chỉ biết nhiều đời nay vẫn chọn để làm lễ cúng”, già làng Jim nói.

Theo Phó chủ tịch huyện Tây Giang, sau khi khoan thăm dò vào thân cây, các chuyên gia xác định hai cây đã 703 tuổi. “Hiện cây vẫn xanh tốt và phát triển bình thường, tuy nhiên có nhiều tầm gửi và dây leo bám quanh, đặc biệt có một cây bưởi khoảng 100 tuổi mọc từ gốc ôm chặt lấy cây gây ảnh hưởng. Chính quyền và nhân dân đang nghiên cứu phương pháp loại bỏ tầm gửi và dây leo để tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây được tốt hơn”, ông Linh nói.

Trong khi hai làng A Rầng và A Bị kết thúc những cuộc săn đầu người từ hơn 700 năm trước thì tục này vẫn tồn tại ở những ngôi làng Cơ Tu khác. Mãi đến sau năm 1945, khi bộ đội hoạt động cách mạng ở đây nhiều, tập tục này mới dần được bãi bỏ. 

Theo già làng Pơ Loong Jim, cuộc săn máu cuối cùng của người Cơ Tu là năm 1952. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.