Cây đa ba gốc chứa những lời nguyền

Cận cảnh ngôi đền thiêng thờ 100 vị thần.
Cận cảnh ngôi đền thiêng thờ 100 vị thần.
(PLO) - Đền Bách Linh tọa lạc trên khu đất rộng bằng phẳng ở ven dòng sông Hát (sông Đáy ngày nay - PV). Theo các cao niên trong vùng kể lại thì ngôi đền này thờ bài vị của 100 vị thần. Phía trước cửa đền có một cây đa ba gốc, ẩn chứa không ít câu chuyện huyền bí.
Chuyện quanh đền Bách Linh
Đền Bách Linh hay còn gọi “Bách Linh từ” là một ngôi đền linh thiêng nằm trên địa bàn thôn Dư Xá Thượng (xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội). Trong đền thờ 100 vị thần (Thần Hoàng làng) của 47 xã thuộc huyện Hoài An, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Hạ trước đây. Tên của các vị thần được ghi trong bia đá cổ hiện lưu giữ tại đền.
Trong số 100 vị thần thì 4 vị là có tượng thờ: Đinh Tiên Hoàng đế, Thái Đường hoàng đế, Hữu Nghi Tu hoàng đế, Nội Nghi Nhị Vị quốc vương, những vị thần còn lại không có tượng và chỉ được thờ bài vị trong đền. 
Theo các cụ cao niên thôn Dư Xá Thượng kể thì xưa kia Đinh Tiên Hoàng xuất quân từ Hoa Lư (Ninh Bình) đi qua các địa danh: chợ Vài, Ải, An Phú,… rồi mới ra tới Dư Xá Thượng. Khi tới thôn Dư Xá Thượng Vua đóng quân tại vị trí đền Bách Linh ngày nay và cho xây dựng đền. Mỗi năm tại ngôi đền này ngài đều tổ chức cầu mưa giúp dân làng chống hạn.
Trước đây, đền Bách Linh có rất nhiều bia đá. Nhưng từ đợt cải cách ruộng đất, những tấm bia đá trong đền bị người dân địa phương mang ra đồng làm cầu, làm đường; một số người mang bia đá về nhà đập lúa. Chỉ có duy nhất hậu cung là không ai dám phá nên vẫn còn nguyên. Hiện đền Bách Linh chỉ còn lại vài tấm bia đá cổ. 
Cụ Nguyễn Kim Toán (phải) và cụ Nguyễn Phúc Toản kể về sự linh thiêng của ngôi đền Bách Linh và cây đa ba gốc.
Cụ Nguyễn Kim Toán (phải) và cụ Nguyễn Phúc Toản kể về sự linh thiêng của ngôi đền Bách Linh và cây đa ba gốc. 
Cụ Nguyễn Kim Toán (79 tuổi) là hội viên Hội Người cao tuổi thôn Dư Xá Thượng nói: “Lúc đó là nhất đội, nhì giời nên khi đội cải cách bảo khuân đi là dân mới vào đền khuân. Thời gian sau những người phá đền cũng liểng xiểng, chết hết đấy”. 
Trước đây, khu vực đền Bách Linh rậm rạp nên nhân dân trong thôn đều rất sợ hãi, không ai dám vào đền. Mỗi khi đi qua là phải kính cẩn ngả nón, cúi chào. Cụ Toán cho hay: “Ngày xưa đi qua đây, thi thoảng lại thấy đốm lửa đỏ lập lòe”. 
Cụ từ Nguyễn Như Tơ trông nom đền Bách Linh.
Cụ từ Nguyễn Như Tơ trông nom đền Bách Linh. 
Còn cụ từ Nguyễn Như Tơ (70 tuổi) mới ra trông đền được 6 năm nói: “Tôi thì gặp đàn lợn trắng, mới bảđêm hôm đàn lợn nhà nào ra và bắt đầu tôi đuổi, thấy con lợn chạy vào đền, tôi bảo đây là lợn của ngài nên tá hỏa chạy về nhà. Ngài hiện lên những lúc đêm khuya thanh vắng, những lúc tĩnh mịch nên người ta hay nhìn thấy”.
Cụ từ Nguyễn Như Tơ nói tiếp: “Khoảng giữa năm 2013, trong thôn có anh Phú, là người to béo, nhà ở gần đền, khi mặc quần đùi, cởi trần, vào sân đền tập thể dục, đã bị các ngài quở phạt cho đau bụng, mếu máo mấy ngày trời. Lúc đi xem mới biết là chạm mặt các ngài nên sẵm lễ mang ra đền xin nên về nhà mới khỏi. Tại đền Bách Linh có nhiều người đến cầu là được, chủ yếu là cầu về đường học hành, thi cử. Còn ở đền, ai hợp với các ngài thì ở được, ngoài ra thì các ngài không cho ở, ngủ không yên với các ngài”.
Chuyện về cây đa có ba gốc
Trước cửa đền Bách Linh khoảng chừng 10 mét có một cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Điều khác biệt so với những cây đa khác, đó là cây đa này có tới 3 cái gốc, bám sâu xuống đất. Nói về cây đa cổ thụ, cụ Toán kể: “Trước đây, thôn Dư Xá Thượng rất giàu có. Ngoài đình, ngoài quán có nhiều cây đa cổ thụ, nhưng đến nay đều bị chặt phá hết. Hiện chỉ còn lại cây đa ba gốc ở đền Bách Linh là cổ thụ nhất”. 
Cận cảnh cây đa ba gốc
Cận cảnh cây đa ba gốc 
Còn cụ Quy (trên 80 tuổi) là người đã từng đi xin công nhận di tích cho đền Bách Linh cho biết thêm: “Khi chúng tôi lớn lên cây đa đã như thế này rồi. Cây đa có 3 gốc và thường gọi là cây đa ba chân, nó tóe ra trông rất hài hòa”.
Theo lời cụ Toán, ngày xưa, dưới gốc cây đa có một tảng đá to, về sau hợp tác xã khuân tảng đá ra đồng để làm cầu, làm đường. Một vài năm sau thì chính cái ông chỉ đạo khuân tảng đá bị thánh quở phạt cho đến chết. Thời Pháp thuộc, cây đa ba gốc thiêng lắm không ai dám bén mảng đến. Dưới gốc cây đa có một cái miếu, trên thân cây đa có một cây cọ mọc xanh tốt. Về sau, cây cọ bị các tua của cây đa cuốn chết”.
Cụ từ Nguyễn Như Tơ nói về một trường hợp mà ông gặp tại đền: “Hôm tôi về đây gặp con rắn hổ mang to lắm, dài hơn 2m, trông như cái đòn càn gánh lúa. Nó nằm ngang dưới đất, phía sau bệ đá dưới gốc cây đa. Tôi ra thì nó cứ nằm. Thế tôi mới bảo: “Con này mà bắt về mang ra chợ bán cũng được vài trăm”. Sau hôm đấy tôi bị ốm, phải nhờ bà đồng trong làng xuống làm lễ mới khỏi”.
“Tại đền Bách Linh còn có một trường hợp người vào ngồi dưới gốc cây đa. Không biết là các ngài bắt ngồi hay quở phạt thế nào mà người đó ngồi mãi ở gốc cây đa mà không đi đâu. Về sau, người này ốm, cứ hóa điên, hóa rồ rồi chết. Còn một ông khác cũng ra đấy ngồi nhưng về mang lễ ra cúng nên mới khỏi” - cụ từ Nguyễn Như Tơ nói.
Hiện nay dân cư đông đúc, việc vào đền không còn sợ như trước. Người dân vào đền nhiều hơn để xin lộc các thần; cầu mong những điều tốt lành cho gia đình. Học sinh vào những dịp thi cử cũng đến cầu mong được đỗ đạt. Cây đa ba gốc trước cửa đền vẫn xanh tốt, là cây cao bóng cả của thôn Dư Xá Thượng. 
Hiện người dân địa phương mong muốn được chính quyền quan tâm, làm hồ sơ đề nghị được công nhận là cây di sản Việt Nam để cùng có phương án bảo vệ, chăm sóc cây cổ thụ. Cây đa ba gốc là cây cao bóng cả của làng và được nhiều người nhắc đến mỗi khi đến thắp hương đền Bách Linh. Nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tâm linh của làng quê. 

Tin cùng chuyên mục

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.