Quyền phản tố của bị đơn

Quyền phản tố của bị đơn
(PLO) - Khi bị khởi kiện trong một vụ án, bị đơn có quyền đưa ra ý kiến hoặc yêu cầu phản tố. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều bị đơn đã bỏ qua quyền phản tố của mình do không biết mình có quyền này hoặc không hiểu rõ quyền của mình. 

“Phản tố” là gì?

“Phản tố” được hiểu là một quyền của người “bị tố” - người bị kiện hay chính là bị đơn – nhằm đưa ra những yêu cầu  “phản” lại với những “tố” - yêu cầu của người khởi kiện. “Phản” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng có tính đối lập với yêu cầu khởi kiện nhưng sự đối lập không chỉ bao gồm việc loại trừ trực tiếp yêu cầu của nguyên đơn mà có thể theo hướng bù trừ nghĩa vụ được nêu trong yêu cầu của nguyên đơn. 

Thoạt nghe, thì thấy rằng yêu cầu phản tố này có sự tương đồng với việc đưa ra ý kiến đối với yêu cầu khởi kiện do các yêu cầu này đều liên hệ mật thiết với yêu cầu khởi kiện ban đầu của nguyên đơn, nhưng hai yêu cầu này hoàn toàn khác biệt về hệ quả pháp lý và mỗi bên trong vụ án đều phải hiểu rõ các quyền này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. 

Về việc đưa ra ý kiến bằng văn bản của bị đơn với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, vì đây là quyền, vì vậy bị đơn có thể thực hiện hoặc không thực hiện. Tuy nhiên, pháp luật cũng đặt ra giới hạn việc thực hiện quyền này được tiến hành trong vòng 15 ngày kể từ khi bị đơn nhận được yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, trường hợp cần gia hạn thì được phép gia hạn không quá 15 ngày. Thực tế, việc đưa ra ý kiến có thể được áp dụng trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án và bị đơn không có nghĩa vụ chứng minh cho những ý kiến của mình. 

Về việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Việc đưa ra yêu cầu phản tố phải được thực hiện theo thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Như vậy, về bản chất đưa ra yêu cầu phản tố cũng giống như việc khởi kiện một vụ án vì vậy vai trò của bị đơn lúc này cũng đã khác, không chỉ đơn thuần là bị đơn mà kiêm luôn quyền và nghĩa vụ của một nguyên đơn.

Xác định nội dung của một yêu cầu phản tố chính đáng

Theo các luật sư Công ty Luật Dân Quyền, để một yêu cầu phản tố chính đáng và được tòa án chấp nhận phải đáp ứng các yêu cầu về nội dung và hình thức.

Thứ nhất, về mặt nội dung, yêu cầu phản tố chỉ được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: “a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn”.

Hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể hơn về điều khoản này, nhưng chúng ta có thể tham khảo quy định tại Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP. 

Trước hết yêu cầu phản tố phải là yêu cầu không cùng với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Ví dụ: nếu nguyên đơn đưa ra yêu cầu về việc trả tiền theo hợp đồng mua bán, bị đơn đưa ra ý kiến là chỉ chi trả một phần hoặc không chấp nhận trả tiền phát sinh từ hợp đồng mua bán đó cho nguyên đơn thì đó không phải là yêu cầu phản tố mà chỉ được coi là ý kiến của bị đơn với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bởi yêu cầu của bị đơn cũng về nghĩa vụ trả tiền phát sinh từ một hợp đồng như của nguyên đơn. Nhưng nếu như yêu cầu của bị đơn là yêu cầu nguyên đơn trả tiền cho mình phát sinh từ hợp đồng mua bán khác thì có thể được coi là yêu cầu phản tố vì tuy là cùng một nghĩa vụ trả tiền nhưng nó lại phát sinh từ hợp đồng mua bán khác – có nghĩa là tính chất đã khác với yêu cầu của nguyên đơn – việc xác định cụ thể đó có phải là yêu cầu phản tố không còn phải căn cứ vào các yếu tố được phân tích dưới đây. 

Tiếp theo, để xác định như thế nào là yêu cầu phản tố, thì yêu cầu đó phải thuộc một trong ba trường hợp luật định. Thứ nhất, với trường hợp yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với nguyên đơn. Trong Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP đã lấy ví dụ sau: “Nguyên đơn A có đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn B phải trả lại tiền thuê nhà còn nợ của năm 2005 là năm triệu đồng. Bị đơn B có yêu cầu đòi nguyên đơn A phải thanh toán cho mình tiền sửa chữa nhà bị hư hỏng và tiền thuế sử dụng đất mà bị đơn đã nộp thay cho nguyên đơn là ba triệu đồng. Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn B được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn A”. Như vậy nghĩa vụ bù trừ ở đây là nghĩa vụ trả tiền cụ thể số tiền bên B nợ tiền thuê nhà của bên A có thể được bù trừ với số tiền bên B đã bỏ ra sửa chữa căn nhà. 

Thứ hai, với trường hợp yêu cầu phản tố dẫn đến việc loại trừ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn. Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP đã lấy ví dụ sau: “Ví dụ: A có chiếc xe ô tô thuộc sở hữu riêng đã bán cho C, nhưng nói với con (B là con của A) là cho C thuê mỗi tháng năm triệu đồng. Sau đó A chết, B khởi kiện yêu cầu C phải thanh toán tiền thuê xe trong một năm qua là sáu mươi triệu đồng. C có yêu cầu phản tố yêu cầu Toà án công nhận quyền sở hữu xe ô tô và có tranh chấp. Nếu Toà án chấp nhận yêu cầu phản tố của C, thì dẫn đến không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của B đòi C thanh toán tiền thuê xe ô tô.” Trường hợp này yêu cầu phản tố của C đã loại trừ toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn B. 

Cuối cùng, với trường hợp thứ ba yêu cầu phản tố được đưa ra nếu được giải quyết trong cùng một vụ án, thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh chóng hơn. Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP đã lấy ví dụ sau: “Chị M khởi kiện yêu cầu anh N phải trợ cấp nuôi con P một tháng ba trăm ngàn đồng. Anh N có yêu cầu phản tố yêu cầu Toà án xác định P không phải là con của anh”. Trường hợp này, yêu cầu của anh N không bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của chị M cũng không làm triệt tiêu yêu cầu của chị M. Yêu cầu của chị M vẫn chính đáng nếu như P là con anh N, tuy nhiên việc giải quyết yêu cầu này sẽ dẫn tới kết luận cuối cùng về việc giải quyết yêu cầu của chị M. 

Trên thực tế, các yêu cầu của nguyên đơn có thể phức tạp hơn, và việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn cũng có thể trên nhiều phương diện, có thể thuộc đồng thời 3 trường hợp trên hoặc chỉ thuộc một trường hợp,… và việc chấp nhận yêu cầu phản tố một phần dựa trên quan điểm của thẩm phán giải quyết vụ việc. 

Thực hiện quyền phản tố phải tuân thủ trình tự nào?

Việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn phải tuân thủ hình thức như khởi kiện của một vụ việc. Có nghĩa là bị đơn phải soạn đơn phản tố bằng văn bản và gửi tới Tòa án, sau đó bị đơn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí như nguyên đơn. Thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ được tính lại kể từ ngày bị đơn nộp tạm ứng án phí hoặc trong trường hợp bị đơn được miễn án phí thì tính từ ngày Tòa án nhận được đơn phản tố. 

Bên cạnh những yếu tố về trình tự thủ tục thì hệ quả pháp lý cũng thay đổi cơ bản nếu như bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố. Cụ thể, thay vì trước kia bị đơn không có nghĩa vụ chứng minh cho ý kiến của mình thì bây giờ bị đơn phải chủ động trong việc chứng minh yêu cầu phản tố của mình. Khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện, nếu bị đơn không đưa ra yêu cầu phản tố thì thẩm phán sẽ đình chỉ giải quyết vụ việc, tuy nhiên nếu như bị đơn đã đưa ra yêu cầu phản tố thì vai trò của các bên sẽ thay đổi, bị đơn sẽ trở thành nguyên đơn và ngược lại nguyên đơn sẽ trở thành bị đơn, vụ án sẽ tiếp tục được giải quyết.

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn có sự tác động to lớn tới quá trình giải quyết vụ việc về mặt nội dung và hình thức. Thực tế, bị đơn thường lỡ mất các quyền này do không biết, cụ thể về mặt nội dung với những người dân bình thường thường không biết cách trình bày yêu cầu của mình rõ ràng mà chỉ lồng ghép các với các ý kiến về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, về mặt thủ tục, người dân không biết trình tự thủ tục nếu đưa ra yêu cầu phản tố mà các cán bộ Tòa án không hướng dẫn cụ thể. Như vậy, pháp luật cần quy định rõ ràng, dễ hiểu hơn về quyền này cũng như trách nhiệm của các cán bộ tòa án trong việc phổ biến quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như việc hướng dẫn các bên trong việc thực hiện quyền của mình để pháp luật đi vào đời sống và đảm bảo được chức năng bảo vệ công lý của mình. 

Đọc thêm

Long An: Bốn năm chờ bồi thường 2 tài sản bị bỏ sót khi kiểm đếm

Trạm trộn bê tông và trạm điện (nằm sát nhau, bên trái) của Cty Lực Tấn đến nay vẫn chưa được bồi thường. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Nhận được quyết định bồi thường, Cty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Lực Tấn (địa chỉ lô LG12, đường số 2, khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khiếu nại, kiến nghị vì bị bỏ sót 2 tài sản. Bốn năm qua, Cty vẫn chờ kết quả từ cơ quan chức năng.

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Sau bài viết một số khu tái định cư tại TP Huế chưa có nước sạch: Lãnh đạo Thừa Thiên Huế yêu cầu cấp nước trước ngày 10/5

Các bên đã thống nhất sẽ bảo đảm cung ứng nước cho dân trước ngày 10/5/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam - PLVN đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (TP Huế) tới đây sinh sống từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi báo đăng, chiều 23/4, ông Phan Ngọc Thọ (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế) đã tới địa phương kiểm tra thực tế, gặp người dân và cơ quan liên quan.

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)
(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.