Chiến thắng Đồng Xoài: Đập tan chiến lược “chiến tranh đặc biệt“

Cán bộ Bộ Tư lệnh chiến dịch Đồng Xoài vượt sông vào vị trí tập kết chiến dịch. Ảnh tư liệu
Cán bộ Bộ Tư lệnh chiến dịch Đồng Xoài vượt sông vào vị trí tập kết chiến dịch. Ảnh tư liệu
(PLO) - Bước vào năm 1965, trước nguy cơ thất bại của “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ quyết định đưa quân vào tham chiến ở miền Nam, đồng thời tăng cường viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn, hy vọng tạo thế chiến lược mới, giành lại quyền chủ động trên chiến trường.
Về phía ta, sau thắng lợi chiến dịch Bình Giã, tốc độ xây dựng lực lượng chủ lực được đẩy nhanh. Tại Nam bộ, trong 2 tháng đầu năm 1965, ta đã xây dựng thêm được hai trung đoàn; các đơn vị được trang bị thêm vũ khí, góp phần nâng cao đáng kể sức mạnh chiến đấu cho bộ đội cả vật chất và tinh thần. 
Những bài học kinh nghiệm tác chiến rút ra từ chiến dịch Bình Giã nhanh chóng được phổ biến và đưa vào huấn luyện cho bộ đội, kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển mới của chiến trường.
Phải đánh tiêu diệt lớn
Căn cứ vào nhiệm vụ chiến lược do Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đề ra là tiếp tục đẩy mạnh tiến công quân sự kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị, nhanh chóng thực hiện những đòn đánh tiêu diệt lớn hơn, đẩy nhanh sự suy sụp, tan rã của quân đội Sài Gòn, kiên quyết đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở đợt hoạt động Xuân - Hè 1965 nhằm đánh quỵ quân đội Sài Gòn trước khi Mỹ tăng quân vào miền Nam. 
Trung ương Cục quyết định thành lập Bộ Tư lệnh (BTL) chiến dịch gồm Tư lệnh kiêm Chính ủy Lê Trọng Tấn (giai đoạn cuối bổ sung đồng chí Trần Độ làm Chính ủy), Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Hoàng Cầm, Phó Tư lệnh Nguyễn Minh Châu, Phó Chính ủy Lê Văn Tưởng. 
Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 3 trung đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn đặc công và một số đơn vị pháo binh, công binh của chủ lực Miền; 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn bộ binh của Khu 6 cùng lực lượng vũ trang địa phương. 
Địa bàn chiến dịch trải rộng gần 1.000km2, gồm các tỉnh: Phước Long, Bình Long, Lâm Đồng, Bình Tuy, Long Khánh, Biên Hoà, Bà Rịa. Lực lượng địch ở khu vực Đồng Xoài và Bình Long, Phước Long có 9 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn biệt động quân, 1 tiểu đoàn dù, 2 tiểu đoàn và 7 đại đội bảo an, 21 đại đội biệt kích, 1 chi đoàn thiết giáp; ngoài ra còn có cố vấn Mỹ trực tiếp chỉ đạo thực hiện chương trình bình định nông thôn tại đây.
BTL chiến dịch xác định phương châm chỉ đạo, cách đánh chiến dịch là kết hợp chặt chẽ tiến công quân sự với tiến công chính trị và binh vận, tích cực tiêu diệt địch, phát động nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lược, phát triển chiến tranh nhân dân, mở rộng và củng cố vùng giải phóng; thực hiện đánh điểm diệt viện… 
Để thực hiện quyết tâm chọn điểm khơi ngòi chính xác, Đảng ủy và BTL chiến dịch quyết định tiến công Phước Bình, đồng thời tiến hành đột nhập và trụ lại thị xã Phước Long để nhử viện và tổ chức trận địa phục kích tiêu diệt địch trên đường số 2, đoạn Phước Bình - Phước Long.
Bị lộ, vẫn quyết tâm đánh
Khi ta đang gấp rút chuẩn bị cho trận đánh mở màn vào Phước Bình và thị xã Phước Long thì kế hoạch bị lộ, địch tăng cường phòng thủ và đưa lực lượng trong thị xã ra ngoài, phục kích nhằm ngăn chặn ta tiến công. Mặc dù vậy, sau khi nắm lại tình hình, Tư lệnh chiến dịch vẫn quyết tâm thực hiện theo kế hoạch, triển khai lực lượng và tiến hành nổ súng đúng thời gian đã định. 
Đêm 10 rạng 11/5, Tiểu đoàn Bộ binh 1 Trung đoàn 271 phối hợp với Tiểu đoàn 840 Quân khu 6 và 2 trung đội đặc công nổ súng tiến công thị xã Phước Long; sau 3 giờ chiến đấu chiếm được khu truyền tin và phần lớn khu cảnh sát, phá hủy kho xăng, trận địa pháo và chi đội thiết giáp, đánh thiệt hại nặng khu trung tâm huấn luyện quân, đồn biệt động, đồn bảo an, khu cư xá Mỹ và dinh tỉnh trưởng. 
Cùng thời gian, Tiểu đoàn Bộ binh 1 Trung đoàn 272 có hỏa lực chi viện tiến đánh chi khu Phước Bình, sau 25 phút chiến đấu làm chủ chi khu.
Sau khi hoàn thành thắng lợi trận then chốt thứ nhất, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 271 và Tiểu đoàn 840 tổ chức chốt giữ các mục tiêu đã chiếm ở thị xã Phước Long để nhử viện, sáng 11/5 đánh lui 6 đợt phản kích, bắn rơi 13 máy bay, bắn cháy 1 xe bọc thép, diệt 2 đại đội thuộc Tiểu đoàn Biệt động 36 của địch đến ứng cứu. 
Trưa và chiều ngày 11/5, địch tiếp tục đưa quân đến phối hợp với lực lượng tại chỗ phản kích. Các đơn vị đánh trả quyết liệt, nhưng do đạn cạn dần và thương vong tăng lên, tối 11/5, bộ đội được lệnh rút khỏi thị xã. 
Từ 12/5, địch huy động 4 tiểu đoàn đến giải tỏa. Do nắm địch không chắc, công tác chuẩn bị thiếu chu đáo, khả năng tổ chức chỉ huy và hiệp đồng chiến đấu chưa tốt, ta đã bỏ lỡ thời cơ đánh trận then chốt thứ hai. Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định phân tán lực lượng xuống nam Phước Long và Phước Bình, đánh địch từ Đồng Xoài lên, trong đó bố trí Trung đoàn 271 đứng chân phía đông đường 2 chờ đánh quân đổ bộ đường không; Trung đoàn 272 phía tây Đồng Xoài đón đánh địch từ hướng đường 13 vào; Trung đoàn 273 phía tây đường 2 đánh mục tiêu Bù Đốp.
Ngày 21/5, địch đưa quân xuống Đồng Xoài, nhưng không đổ quân xuống phía đông đường như ta dự kiến nên Trung đoàn 271 không đánh được. Tiếp đó ngày 22/5, địch tiếp tục đưa quân từ Đồng Xoài lên; các trung đoàn 271 và 273 của ta cơ động chặn đánh, nhưng chỉ đánh được vào cuối đội hình địch, không hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
Trên hướng phối hợp, Trung đoàn 4 của Khu 6 tiến hành trận phục kích trên đường 20, diệt 2 đại đội bảo an, phá hủy 20 xe quân sự; các đơn vị phá sập 12 cầu lớn nhỏ trên các trục đường 20, 13 và 14, buộc địch phải điều 3 tiểu đoàn thường xuyên túc trực để giải tỏa giao thông. 
Chiến dịch đã loại khỏi vòng chiến gần 4.500 quân địch, bắn rơi 34 máy bay
Chiến dịch đã loại khỏi vòng chiến gần 4.500 quân địch,
bắn rơi 34 máy bay
Vào trận then chốt
Quân ủy Miền và BTL chiến dịch nhận định, khu vực chủ yếu mà địch cố giữ là Chơn Thành, Đồng Xoài, thị xã Phước Long, Bình Long, Bù Đốp, trong đó Đồng Xoài là mắt xích quan trọng và là một trong những cứ điểm mạnh trong tuyến phòng thủ Sông Bé bảo vệ hướng bắc Sài Gòn nên quyết định chuyển hướng tiến công xuống khu vực Đồng Xoài và xác định trận tiêu diệt chi khu Đồng Xoài là trận then chốt của đợt 2 chiến dịch.
Chấp hành mệnh lệnh của BTL chiến dịch, Trung đoàn 272 được tăng cường Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 273, có pháo binh yểm trợ thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt chi khu Đồng Xoài. 22 giờ 45 phút ngày 9/6, trong lúc các đơn vị đang bí mật triển khai chiếm lĩnh trận địa, lực lượng làm nhiệm vụ mở cửa tưởng bị lộ do địch bất ngờ báo động, đã cho bộ đội nổ súng, khiến trận đánh diễn ra sớm hơn dự kiến. 
Không còn yếu tố bất ngờ, địch đã chuẩn bị và chống cự quyết liệt, nhưng với quyết tâm và sự phối hợp chiến đấu hiệu quả giữa các hướng, mũi tiến công, đột phá thọc sâu, đến 4 giờ sáng 10/6, ta đã làm chủ hoàn toàn chi khu, diệt, bắt và gọi hàng phần lớn quân địch; sau đó các đơn vị được lệnh nhanh chóng rời khỏi trận địa để chuẩn bị đánh viện. 
Cùng thời gian, bộ đội công binh phối hợp đánh sập cầu Sông Bé, hạn chế khả năng cơ động đường bộ buộc địch phải tổ chức ứng cứu bằng đổ bộ đường không theo kế hoạch chuẩn bị của ta.
Sáng 10/6, địch dùng máy bay trực thăng đổ Tiểu đoàn Bộ binh 1 Trung đoàn 7 Sư đoàn 5 xuống đồn điền Thuận Lợi ứng cứu cho Đồng Xoài, bị Trung đoàn 271 bao vây tiêu diệt phần lớn. 15 giờ cùng ngày, địch tiếp tục đưa Tiểu đoàn Biệt động quân 52 đến phản kích, bị diệt gọn 1 đại đội, số còn lại rút chạy vào rừng và co cụm chờ tăng viện. 
Sáng 11/6, địch tăng cường Tiểu đoàn Dù 7 và Tiểu đoàn Biệt động quân 46 cùng 1 đại đội pháo 105mm tiếp ứng cho Đồng Xoài. Ngày 12/6, khi Tiểu đoàn Dù 7 tiến vào khu vực đồn điền Thuận Lợi để thu thập tàn binh và nhặt xác đồng bọn, bị Trung đoàn 271 vận động phục kích tiêu diệt gần hết. Đây là tiểu đoàn dù đầu tiên thuộc lực lượng cơ động chiến lược và là thần tượng về sức mạnh của quân đội Sài Gòn bị tiêu diệt khiến cho quân địch đóng ở Củ Chi, Cây Trắc... dọc quốc lộ 1 hoang mang rút chạy.
Thắng lợi lớn
Với kết quả đánh thắng ba trận có ý nghĩa quan trọng, hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu đề ra, trong đó thực hiện thành công cả ba yêu cầu về tiêu diệt địch trong công sự vững chắc, nhử viện và diệt viện, ngày 20/6, BTL chiến dịch quyết định kết thúc đợt 2 để chuẩn bị chuyển sang đợt 3, với hướng tiến công phát triển đánh địch ở Bù Đốp và trên đường 13.
Thực hiện ý định tác chiến của BTL chiến dịch, các trung đoàn 271 và 273 cơ động lên phía bắc chuẩn bị đánh địch ở Bù Đốp; Trung đoàn 272 chuyển xuống phía nam đánh địch trên đường 13 và giúp địa phương đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị, phá ấp chiến lược, mở mảng mở vùng, mở rộng vùng giải phóng. 
Trên hướng đường 13, đêm 15/7 Trung đoàn 272 tổ chức tập kích 1 chiến đoàn hỗn hợp, gồm 1 tiểu đoàn bộ binh, 1 chi đoàn thiết giáp thuộc Trung đoàn Bộ binh 7 Sư đoàn 5 quân đội Sài Gòn từ Bến Cát lên, tạm dừng ở Bàu Bàng, loại khỏi vòng chiến 400 địch. Tiếp đó ngày 20/7, trên hướng Bù Đốp, Trung đoàn 273 tiến công trại huấn luyện biệt kích và chi khu Bù Đốp, diệt 2 đại đội, buộc địch phải rút bỏ Bù Gia Mập.
Sau hơn 2 tháng (10/5-22/7/1965) tiến công, chiến dịch kết thúc thắng lợi. Ta đã tiêu diệt 4 tiểu đoàn chủ lực, 24 đại đội bảo an và biệt kích, 6 chi đội cơ giới, 4 phân đội kĩ thuật, loại khỏi chiến đấu gần 4.500 quân địch, bắn rơi 34 máy bay, phá hủy 60 xe quân sự, 6 đầu máy và 12 toa xe lửa, thu và phá hủy hơn 2.000 súng các loại, giải phóng hơn 5 vạn dân hai tỉnh Bình Long và Phước Long, góp phần khai thông cửa khẩu biên giới sang Campuchia, nối liền hành lang chiến lược từ miền Bắc qua đường Trường Sơn vào miền Đông Nam bộ.
Cùng với các chiến dịch Bình Giã, Ba Gia, thắng lợi của chiến dịch Đồng Xoài góp phần làm thất bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam; đánh dấu bước trưởng thành mới về trình độ tổ chức chuẩn bị và tác chiến tập trung cũng như trình độ tổ chức và điều hành chiến dịch của cán bộ, chỉ huy, khả năng hiệp đồng trong tác chiến vận động của các lực lượng vũ trang. Lực lượng chủ lực Miền qua thực tiễn chiến đấu đã trưởng thành nhanh chóng và có bước phát triển vững chắc trong vận dụng và phát triển nghệ thuật chiến dịch Việt Nam...

Đọc thêm

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.