Trận chiến đấu quyết tử và tấm huy hiệu của Bác Hồ

Lưới lửa phòng không đánh máy bay Mỹ
Lưới lửa phòng không đánh máy bay Mỹ
(PLO) - Gần 50 năm trôi qua, nhưng kí ức về trận chiến quyết tử bảo vệ trọng điểm giao thông Phủ Lý, tỉnh Hà Nam vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí những cựu chiến binh Trung đoàn 233 pháo phòng không, Quân chủng Phòng không - Không quân.
Tối 8/10/1966, trong khi đang làm nhiệm vụ ở Thủ đô, Trung đoàn 233 được lệnh cơ động về bảo vệ thị xã Phủ Lý, một mục tiêu từ đầu tháng 10 Mỹ tập trung lực lượng lớn không quân đánh phá nhằm huỷ diệt thị xã và cắt đứt mạch máu giao thông quan trọng này. 
Cả Trung đoàn bí mật hành quân trong đêm và 2 giờ sáng ngày 9 đã triển khai xong trận địa, làm xong mọi công tác chuẩn bị. 
Sẵn sàng đón đánh
Đại đội 6 đứng chân tại vườn hoa trung tâm thị xã cách cầu xe lửa khoảng 200m; các đại đội khác đứng chân ở Phù Vân, Lam Hạ... Được biết tại đây, trước đó các lực lượng phòng không của địa phương đã hiệp đồng chiến đấu nhiều trận, bắn rơi một số máy bay Mỹ, bảo vệ được cầu sắt, cầu phao, ga xe lửa và một số mục tiêu xung quanh. 
Sau khi làm mọi công tác chuẩn bị, bộ đội tranh thủ thay nhau ngủ lấy lại sức, 5 giờ sáng lại khẩn trương làm tiếp việc chuẩn bị pháo, khí tài, đạn dược. Pháo thủ kiểm tra các chế độ bắn tự động bằng ra đa và chế độ chiến đấu bằng tay, không có khí tài điều khiển. Bộ đội thao tác và vận hành thành thục ra đa, pháo theo các phương án chiến đấu, đạn đã được nạp sẵn trên nòng. Các khẩu đội kiểm tra lần cuối và lần lượt báo cáo đại đội trưởng. 
Khi mọi việc đã sẵn sàng thì sáng sớm ngày 9, máy bay địch từ các hướng ầm ầm kéo tới. Chúng tập trung đánh phá ác liệt thị xã  Phủ Lý và các mục tiêu xung quanh như nhà ga, cầu xe lửa, cầu giao thông đường bộ. Đại đội trưởng Đại đội 6 Lê Phú Lộc bám sát máy bay địch, sẵn sàng hạ lệnh cho đơn vị chiến đấu. 
Chính trị viên Mai Văn Hợi bình tĩnh tới từng khẩu đội kiểm tra, động viên chiến sĩ quyết đánh thắng địch ngay từ loạt đạn đầu. Và khi mục tiêu đã vào tầm bắn, Đại đội trưởng dõng dạc hạ lệnh cho các khẩu đội. Cả trận địa gầm lên những loạt đạn giòn giã cùng các trận địa khác của Trung đoàn và lực lượng phòng không khu vực cản phá có hiệu quả nhiều đợt đánh phá điên cuồng của máy bay Mỹ xuống các mục tiêu. 
Cầu xe lửa, cầu phao, nhà ga, nhà thờ lúc này mù mịt khói bom địch. Chúng đã đánh bom vào các mục tiêu trên nhưng không có kết quả. Các đợt đánh trả máy bay địch diễn ra liên tục và kéo dài hết đợt này đến đợt khác. Khi trận chiến đấu bắt đầu cũng là lúc tự vệ thị xã, dân quân xã Phù Vân băng qua bom đạn địch ngăn chặn, vượt sông sang chiến đấu cùng bộ đội. Các pháo thủ vững vàng trên các vị trí; tự vệ, dân quân chuyển đạn kịp thời cho bộ đội.
Qua nhiều đợt chiến đấu quyết liệt và căng thẳng, bộ đội kết hợp vừa chiến đấu bằng khí tài điều khiển tự động vừa đánh bằng tay đề phòng địch đánh hỏng ra đa của ta. Nòng pháo bị nung nóng, đại đội trưởng ra lệnh cho bộ đội thay nhau vừa thông nòng làm nguội vừa tiếp tục chiến đấu. 
Không sợ hy sinh
Không phá được cầu, địch tập trung chế áp các trận địa phòng không  của ta; chúng ném bom, bắn tên lửa, bắn rốc két xuống các trận địa hòng dập tắt hoả lực của ta. Trong khói bom đạn mù mịt, bộ đội kiên cường bám pháo đánh trả quyết liệt lũ cướp trời. 
Đại đội trưởng Lê Phú Lộc bình tĩnh quan sát, hạ lệnh cho bộ đội bám sát mục tiêu nhả đạn. Chính trị viên Mai Văn Hợi xông xáo đến các khẩu đội động viên anh em và giải quyết thương binh, tử sĩ. Các lực lượng tự vệ, dân quân kiên cường chuyển đạn, tải thương và cùng bộ đội chiến đấu.
Tham mưu trưởng Trung đoàn Đinh Giang từ sở chỉ huy xuống đại đội chỉ đạo bộ đội chiến đấu đã hy sinh ngay trên trận địa. Địch đánh trúng một số khẩu đội, bộ đội bị thương vong nặng nề, các lực lượng dân quân, tự vệ được bổ sung, tổ chức lại chiến đấu. Sau đợt bom thứ nhất, đợt thứ hai địch đánh trúng vị trí chỉ huy. Tiểu đội trưởng thông tin Hồng Nhung hy sinh ngay sau loạt bom địch. Chính trị viên Mai Văn Hợi một tay bị giập nát, một tay gãy rời chỉ còn dính một chút da. 
Đại đội trưởng Lê Phú Lộc, trong tình huống đó đã động viên Mai Văn Hợi bình tĩnh và không còn cách nào khác hơn, lặng lẽ lấy con dao díp trong túi mình cắt hẳn chỗ da đang vướng trên cánh tay của Mai Văn Hợi. Dù kiên quyết đòi ở lại vị trí chiến đấu cùng bộ đội nhưng do vết thương quá nặng, Mai Văn Hợi ngất lịm trên cáng của dân quân. Anh được đưa khỏi trận địa cùng cánh tay bị đứt tới bệnh viện.
Lê Phú Lộc tiếp tục chỉ huy bộ đội chiến đấu, mọi người phát hiện anh cũng đã bị thương từ lúc nào, máu chảy ướt đẫm quần áo. Kiểm tra mới biết anh đã dính nhiều mảnh bom vào đầu, cổ, lưng và vào chân. Sau khi được băng bó vết thương, trong tình hình chiến đấu cực kỳ căng thẳng, 
Chính trị viên đã phải rời khỏi trận địa, Đại đội trưởng kiên quyết ở lại vị trí của mình để chỉ huy anh em thay nhau chiến đấu, tiếp tục cản phá có hiệu quả nhiều đợt oanh kích của địch vào trận địa và các mục tiêu, phối hợp chặt chẽ với lực lượng phòng không, không quân ta bắn rơi hai máy bay Mỹ, bảo vệ được trọng điểm giao thông Phủ Lý. Khi địch ngừng đánh phá, bộ đội cùng với dân quân, tự vệ khẩn trương đưa thương binh, tử sĩ ra khỏi trận địa. Đại đội trưởng Lê Phúc Lộc được anh em đưa đi Quân y viện  203. 
Đại đội trưởng Lê Phú Lộc những ngày chiến đấu ở Trung đoàn 233 pháo phòng không. (Ảnh ông Lê Phú Lộc cung cấp năm 2002 trong buổi gặp mặt truyền thống cựu chiến binh Trung đoàn 233 tại Bảo tàng Phòng không)
Đại đội trưởng Lê Phú Lộc những ngày chiến đấu
ở Trung đoàn 233 pháo phòng không.
(Ảnh ông Lê Phú Lộc cung cấp năm 2002 trong buổi gặp mặt truyền
thống cựu chiến binh Trung đoàn 233 tại Bảo tàng Phòng không) 
Tấm huy hiệu của Bác
Nằm ở Quân y viện mấy bữa, một vinh dự lớn đối với anh em thương binh Trung đoàn 233, đồng chí Ung Văn Khiêm trên đường đi công tác đã thay mặt Chính phủ đến thăm và tặng quà. Tại đây, Chính trị viên Mai Văn Hợi được nhận tấm huy hiệu của Bác Hồ gửi tặng.
Được biết, khi nghe báo cáo những ngày đầu tháng 10/1966 Mỹ tập trung đánh phá huỷ diệt thị xã Phủ Lý và trọng điểm giao thông này, nhưng các lực lượng cao xạ đã chiến đấu dũng cảm, giữ vững được mạch máu giao thông, Bác hỏi tên đơn vị và người chỉ huy đơn vị đã có thành tích to lớn đó. 
Mọi người cho Bác biết Đại đội trưởng và Chính trị viên Đại đội 6 Trung đoàn 233 là hai cán bộ người miền Nam tập kết, đã chỉ huy đơn vị chiến đấu dũng cảm và đều bị thương. Nhân đoàn cán bộ của Chính phủ đi kiểm tra tình hình bảo đảm giao thông, Bác đã gửi lời hỏi thăm sức khoẻ, động viên bộ đội, nhất là hai đồng chí cán bộ người miền Nam, tặng huy hiệu của Bác cho đồng chí Mai Văn Hợi. 
Sự quan tâm của Bác là nguồn động viên to lớn để cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 233 tiếp tục chiến đấu lập nên những chiến công to lớn những năm tháng sau đó, bắn rơi hàng chục máy bay, bảo vệ có hiệu quả các trọng điểm giao thông từ  Hà Nội - Phủ Lý - Thanh Hoá - Nghệ An - Quảng Bình.
Bây giờ thì cả Đại đội trưởng Lê Phú Lộc và Chính trị viên Mai Văn Hợi đều đã đi xa, nhưng trận đánh quyết tử bảo vệ thị xã Phủ Lý kiên cường và tấm huy hiệu của Bác trao tặng còn nhắc mãi các cựu chiến binh của Trung đoàn 233 về một thời máu lửa…

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.