Cảm tử quân mổ bụng tự sát đòi yêu sách

Ông Nguyễn Hữu Phúc
Ông Nguyễn Hữu Phúc
(PLO) - Đòi địch chấp nhận yêu sách, nhóm cảm tử quân đã tự lấy rao rạch bụng mình. Những câu chuyện tưởng như khó tin, nhưng đã được kể lại bởi những nhân chứng sống của lịch sử.
Trận chiến trong vòng vây quần thù
Ông Nguyễn Hữu Phúc (SN 1949, ngụ huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế)  dáng quắc thước, làn da rám nắng, hồ hởi kể chuyện cũ:
Ông vốn giác ngộ cách mạng từ rất sớm. 18 tuổi, chàng thanh niên đảm nhận nhiệm vụ Đội trưởng đội vũ trang công tác Ân Tài Thiện. 
Một ngày cuối năm 1968, căn hầm ông Phúc ẩn thân cùng hai chiến sĩ an ninh nội thành bị lộ. Cả ba đều rơi vào tay quân thù, bắt đầu những chuỗi ngày từ nhà lao này sang nhà lao khác. 
Ông Phúc bị địch giam ở lao Thừa Phủ (Huế) một thời gian ngắn thì đưa vào trại giam ở Đà Nẵng 3 tháng, sau đó chuyển lên máy bay, đưa ra trại giam Phú Quốc, nơi được mệnh danh là “địa ngục trần gian”. 
Trong nhà lao, ông Phúc cũng như các đồng đội phải trải qua đủ mọi loại hình tra tấn man rợ nhất của quân thù. Đau đớn về thể xác lẫn tinh thần, có lúc tưởng không gượng dậy được, nhưng ý chí sắt đá, lòng kiên cường bất khuất của người chiến sĩ cách mạng, đã khiến ông Phúc vượt qua nỗi đau, hợp lực cùng đồng đội ngày đêm tìm phương cách đấu tranh.
Trước cuộc sống quá khắc nghiệt trong nhà giam, Chi bộ Đảng trong tù quyết định phát động cuộc đấu tranh trên diện rộng, đòi địch phải cải thiện đời sống dân sinh, dân chủ như cải thiện bữa ăn, chăm sóc sức khỏe, chống đánh đập. 
Để tránh tổn thất, không cho địch có cơ hội đàn áp, bắn giết các anh em chiến sĩ, Chi bộ quyết định hình thức đấu tranh bất bạo động bằng cách tuyệt thực. 
Nhà tù Phú Quốc những năm 1970, “địa ngục trần gian” của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt
 Nhà tù Phú Quốc những năm 1970, “địa ngục trần gian” của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt
Mở đầu cuộc đấu tranh, buổi sáng khi anh em chiến sĩ ra ngoài gánh nước, tắm rửa, liền khua chiêng gõ trống, địch ở bên ngoài kẽm gai liền xả súng vào. Anh em nhanh chóng rút vào bên trong tuyệt thực. Suốt một tuần trôi qua, giặc vẫn làm ngơ, không hề có động tĩnh. 
“Do có chuẩn bị trước, những miếng cơm cháy ăn thừa trong các bữa ăn, được mọi người phơi khô, cất kỹ, giờ mang ra nấu thành nước, tiếp sức cho anh em nào sức khỏe yếu, bắt đầu đuối sức. 
Tình hình ngày một căng thẳng, Chi bộ quyết định họp cấp tốc, đưa ra phương án mới. Cuộc đấu tranh phải chuyển sang hướng quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, chấp nhận cả hy sinh mới mong có được kết quả. Chỉ cần gây tiếng vang lớn, tin tức bay đến Hà Nội, thì cả thế giới sẽ biết”, người chiến sĩ năm nào hồi ức.
Mổ bụng tố cáo lao tù tàn ác
Nhiệm vụ lần này là mổ bụng tự sát. Người chiến sĩ nhận nhiệm vụ, xem như chấp nhận cái chết, để đấu tranh với quân thù. Phương án được triển khai về từng chi bộ Đảng của mỗi tỉnh. Chi bộ Đảng Quảng Nam được chọn 1 người, chi bộ Bình Định được chọn 1 người, chi bộ Trị Thiên thì do ông Phúc đảm nhận. 
Trước khi thực hiện nhiệm vụ quyết tử, anh em chiến sĩ chuẩn bị sẵn mỗi người một con dao bằng inox, được làm từ cán cà mèn của Mỹ, mài sắc như dao cạo râu. 
Đảng ủy giao ông Phúc đọc bản cáo trạng, tố cáo tội ác của Mỹ và chế độ Sài Gòn. Chi bộ nhà tù quyết định tổ chức buổi lễ truy điệu sống cho ba chiến sĩ cảm tử, trước khi họ thực hiện nhiệm vụ mổ bụng tự sát.
Sáng một ngày giữa tháng 9/1972, ông Phúc cùng 2 đồng đội tiến ra bên ngoài khoảng sân, tất cả anh em tù binh đều ở trong phòng, nín thở chờ đợi. 
Quân cảnh dàn hàng đứng ngoài hàng rào thép gai, chĩa súng vào anh em tù binh. Giặc lặng im, quan sát tình hình. 
Dù suốt một tuần nhịn đói, sức khỏe đã yếu đi nhiều, nhưng ông Phúc vẫn dõng dạc đọc bản cáo trạng đầy đanh thép. Sau khi cất cao giọng hỏi bọn địch có đồng ý giải quyết những yêu sách của anh em tù binh hay không, trong khi địch đang bần thần, chưa biết xử trí ra sao, ông Phúc cùng đồng đội, rút con dao trong túi áo ra mổ bụng.
Nhà tù Phú Quốc những năm 1970, “địa ngục trần gian” của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt
 Nhà tù Phú Quốc những năm 1970, “địa ngục trần gian” của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt
Người chiến sĩ anh dũng hồi ức: “Trước khi chìm vào cơn mê, tui còn kịp nghe tiếng la hét inh ỏi của anh em tù binh. Mọi người nhanh chóng lao ra, bồng cả ba vào trong, băng bó vết thương. Địch cũng lo lắng thông tin lọt ra ngoài, sẽ bị quốc tế lên án, nên đưa cả ba đến bệnh viện chữa trị. 
Suốt thời gian chúng tôi điều trị, cố vấn Mỹ thường xuyên đến bệnh viện thăm, quyết tâm không để tù binh chết”. 
Ông Phúc kể, trong lúc ông nằm trên giường bệnh để các bác sĩ tiến hành phẫu thuật, khâu vết thương, thì có chiến sĩ của ta lấp ló bên ngoài cánh cửa, quan sát tình hình. 
“Sau này, anh ấy kể lại, lúc giải phẫu, các bác sĩ đã lôi ruột tui ra, soi dưới đèn rất kỹ rồi ngạc nhiên: “Không ăn gì, sao vẫn sống được chừng đó ngày nhỉ?””, ông Phúc cười.
Lần mổ bụng trong nhà lao của ông Phúc và hai đồng đội đã khiến giặc chấp nhận 11 điều khoản mà anh em tù binh yêu cầu. Sau khi thực hiện nhiệm vụ cảm tử, nhưng vẫn thoát được lưỡi hái tử thần, ra viện, ông Phúc được đưa về trại giam cũ.  
Ngày 19/3/1973, ông Phúc cùng nhiều chiến sĩ khác được trao trả tù binh. Sau một thời gian dài điều trị sức khỏe tại Quảng Bình, tháng 12/1974, ông Phúc trở lại chiến trường Trị Thiên nhận nhiệm vụ. 
Tại đây, ông tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ mới, ra sức củng cố lại đội vũ trang, chuẩn bị mọi mặt để đồng loạt cùng triển khai Cuộc tổng tấn công mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước./.

Đọc thêm

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.