“Cán bộ là cái gốc của mọi việc”

(PLO) - Việc đánh giá, bố trí và sử dụng cán bộ là cả một khoa học và nghệ thuật. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (viết tháng 10/1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “cán bộ là cái gốc của mọi việc”; “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Từ đó chúng ta có thể thấy, công tác cán bộ là cái gốc của công tác đảng, vì cán bộ tốt hay xấu một phần quan trọng phụ thuộc vào công tác cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng ta những tư tưởng quý báu về đánh giá, bố trí và sử dụng cán bộ.
Bác Hồ thăm một đơn vị quân đội chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi (1969). Ảnh tư liệu
Bác Hồ thăm một đơn vị quân đội chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi (1969).
Ảnh tư liệu 
Đánh giá - điểm khởi đầu
Xây dựng đội ngũ cán bộ là một nội dung lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó vấn đề đánh giá cán bộ giữ vị trí quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và thực tiễn cách mạng nước ta đã khẳng định một chân lý: Sau khi xác định đường lối cách mạng đúng đắn, cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành công của cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp”. Người cho rằng, đánh giá cán bộ là điểm khởi đầu, làm cơ sở cho việc bố trí, sử dụng đúng cán bộ. Do đó, muốn dùng cán bộ, trước hết “phải biết rõ cán bộ”. Người cho rằng “trong thế giới, cái gì cũng biến hoá”; con người là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội khách quan, “tầng lớp xã hội khác nhau, trình độ văn hoá khác nhau, tính tình cá nhân cũng không giống hệt”, do đó “không có ai cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay”. 
Do vậy, đánh giá cán bộ là việc xác định đúng ai tốt, ai xấu, mặt nào mạnh, mặt nào yếu, khả năng công tác của họ thế nào để từ đó mà bố trí, sử dụng cho đúng người, đúng việc. 
Cán bộ là con người, vì vậy khi đánh giá cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt trong mối quan hệ toàn diện, nhiều chiều, phát triển và không định kiến: “Thả cho họ làm, thả cho họ phụ trách, dù sai lầm chút ít cũng không sợ. Nhưng phải luôn luôn tuỳ theo hoàn cảnh mà bày vẽ cho họ về phương hướng công tác, cách thức công tác để cho họ phát triển năng lực và sáng kiến của họ, đúng với đường lối của Đảng”;
“Một người cán bộ khi trước có sai lầm, không phải vì thế mà sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm, nhưng chắc gì sau này không phạm sai lầm? Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau”. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, mỗi lần nhận xét, đánh giá là một lần giúp cán bộ nhìn lại quá trình công tác của mình, thấy rõ ưu điểm để phát huy và kịp thời khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm: “Không phải ngày nào cũng kiểm tra. Nhưng thường kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm. Giao công việc mà không kiểm tra, đến lúc thất bại mới chú ý đến, thế là không biết yêu dấu cán bộ”.
Làm thế nào đánh giá đúng cán bộ?
Đánh giá đúng cán bộ để Đảng có kế hoạch huấn luyện cán bộ vì “cán bộ là tiền vốn của Đảng’’, do vậy việc đánh giá cán bộ trước hết thuộc về Đảng. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá cán bộ vào những lúc cách mạng có sự chuyển giai đoạn, Người chỉ rõ có trường hợp trong kháng chiến thì chiến đấu anh dũng, nhưng khi sống trong cuộc sống thành thị thì lại mất lập trường và sa vào con đường tội lỗi. Người cảnh báo cán bộ rằng bom đạn địch không nguy hiểm bằng “đạn bọc đường”, vì nó hại mình mà mình không nhìn thấy nó. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một người cán bộ tốt phải là người có đủ đức và tài. Người chỉ rõ: “Đức” là đạo đức cách mạng, là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; “tài” là người có khả năng hành động, làm việc mang lại hiệu quả cao. Đức và tài phải thống nhất với nhau, trong đó đức là gốc, “cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. 
Để đánh giá đúng cán bộ, đòi hỏi người đánh giá phải công tâm, vô tư, khách quan. Do đó, bản thân người đánh giá cũng phải “tự sửa mình’’. “Muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắn với các hạng người, trước hết phải sửa những khuyết điểm của mình”, vì “nếu không biết sự phải trái ở mình thì chắc không thể nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu’’. Đó là tinh thần tự kiểm điểm phê bình của cá nhân người cán bộ; sau đó được tập thể cấp ủy và đơn vị góp ý kiến xây dựng theo tiêu chuẩn của người cán bộ cách mạng. Đánh giá cán bộ phải dựa vào dân, lấy ý kiến của dân, đem ra tập thể bàn bạc và đi đến thống nhất.
“Nhận xét cán bộ không nên chỉ xét ngoài mặt, chỉ xét một lúc, một việc mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ. Ai mà hay khoe công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay công kích người khác, hay tự tâng bốc mình, những người như thế, tuy họ làm được việc, cũng không phải cán bộ tốt. Ai cứ cắm đầu làm việc, không ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không che giấu khuyết điểm của mình, không ham việc dễ, không tránh việc khó, bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng, vô luận hoàn cảnh thế nào, lòng họ cũng không thay đổi, những người như thế, dù công tác kém một chút cũng là cán bộ tốt’’. 
Bố trí và sử dụng đúng cán bộ
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ có đánh giá đúng cán bộ mới có cơ sở để bố trí, sử dụng cán bộ đúng vào những công việc và vị trí phù hợp. Từ cơ sở lý luận đến thực tiễn cho thấy, việc đánh giá, bố trí và sử dụng cán bộ có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng. 
Người chỉ ra 3 “chứng bệnh” có thể gặp phải khi bố trí cán bộ. Đó là: “1- Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài. 2- Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình mà chán ghét những người chính trực. 3- Ham dùng những người tính tình hợp với mình mà tránh những người tính tình không hợp với mình. 
Vì những “bệnh” đó, kết quả những người kia đã làm bậy, mình cũng cứ bao dung, che chở, bảo hộ khiến cho chúng càng ngày càng hư hỏng. Đối với những người chính trực thì “bới lông tìm vết” để trả thù. Như thế, cố nhiên là hỏng cả công việc của Đảng, hỏng cả danh giá của người lãnh đạo”.
Trong bố trí và sử dụng cán bộ, Người nhấn mạnh mục đích “cốt để thực hành đầy đủ chính sách của Đảng và Chính phủ”. Bởi vì, bất kỳ việc bố trí, sử dụng một cán bộ nào cũng đều nhằm phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho một yêu cầu nào đó. Như vậy, việc sử dụng cán bộ mới có ý nghĩa. Cũng với yêu cầu này mà công tác đánh giá cán bộ sẽ được thực hiện tốt. 
Chẳng hạn như muốn đề bạt, bổ nhiệm hoặc luân chuyển cán bộ thì phải thực hiện việc đầu tiên là lên kế hoạch, đánh giá, nhận xét về một cán bộ có những mặt mạnh, mặt yếu nào. “Muốn cán bộ làm được việc, phải khiến họ yên tâm làm việc”. “Trước khi trao công tác, cần bàn kỹ với cán bộ. Nếu họ gánh không nổi, chớ miễn cưỡng trao việc đó cho họ”. 
Từ đó mới sắp xếp, luân chuyển vào vị trí công tác phù hợp. Nhất là ở những cương vị chủ chốt phải lãnh đạo, quản lý những lĩnh vực yêu cầu chuyên môn, sở trường thì nhất thiết phải nắm, hiểu được khả năng chuyên môn của cán bộ đó đến mức độ nào để có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhắc nhở: “Cất nhắc cán bộ phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Như thế, công việc nhất định chạy. Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục, mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, có tội với đồng bào”. 
Khi giao công việc thì “đã trao cho họ phải hoàn toàn tin họ. Không nên sớm ra lệnh này, trưa đổi lệnh khác”, “phải để cho các cấp chỉ huy có quyền “tuỳ cơ ứng biến” mới có thể phát triển tài năng của họ”. “Nếu không tin cán bộ, sợ họ làm không được, rồi việc gì mình cũng nhúng vào. Kết quả thành chứng bao biện, công việc vẫn không xong. Cán bộ thì vơ vẩn cả ngày, buồn rầu, nản chí”.
“Biết người cố nhiên là khó”, vì vậy việc đánh giá, bố trí và sử dụng cán bộ là cả một khoa học và nghệ thuật. Trong cách mạng và kháng chiến chống ngoại xâm, do làm tốt công tác cán bộ, Đảng ta có được đội ngũ cán bộ có đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực tổ chức thực tiễn ngang tầm nhiệm vụ.
Cán bộ và nhân dân ta phải chịu đựng nhiều khó khăn, thiếu thốn cả vật chất và tinh thần, nhưng với lòng quyết tâm đã vượt qua mọi khó khăn, chiến đấu gian khổ, làm nên thắng lợi lịch sử của Cách mạng Tháng Tám và 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đến nay, thời thế cách mạng đã chuyển sang giai đoạn mới - hoà bình và phát triển, đòi hỏi người cán bộ phải có ý chí, nghị lực và tinh thần mới, đấu tranh với kẻ thù nghèo nàn, lạc hậu. Yêu cầu đối với người cán bộ thời đại mới là phải có tinh thần đoàn kết, phải có một nghị lực mới, phát huy bản chất của người cộng sản - có bản lĩnh chính trị vững vàng, không bị cám dỗ trước những tiêu cực, không ngại vượt qua khó khăn, thử thách, rèn đức, luyện tài, tu dưỡng bản thân theo tinh thần “đạo đức cách mạng” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dạy./.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Đọc thêm

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.