Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014: Lãng phí vẫn tràn lan

Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn tràn lan ở nhiều địa phương. Ảnh: MH
Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn tràn lan ở nhiều địa phương. Ảnh: MH
(PLO) - Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhận thấy còn không ít tồn tại, hạn chế mà xử lý vi phạm chưa nghiêm minh, triệt để.
Vẫn vượt chi để xảy ra lãng phí
Năm 2014, các cơ quan, đơn vị đã thực hiện tiết kiệm được 15.263 tỷ đồng kinh phí từ ngân sách nhà nước (NSNN). Cả nước đã thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của 46.796 dự án hoàn thành, qua thẩm tra đã tiết kiệm cho ngân sách 2.299 tỷ đồng…
Qua báo cáo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước cho thấy vi phạm trong quản lý, sử dụng NSNN còn nhiều. Tình trạng giao dự toán chậm so với thời gian quy định, giao nhiều lần, phải điều chỉnh nhiều lần trong năm diễn ra phổ biến ở các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương. 
Không ít các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương còn xảy ra tình trạng chi chưa đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức. Một số địa phương chưa thực hiện tốt chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm tài sản, cho vay, tạm ứng nhưng chậm thu hồi. Tình trạng chi vượt dự toán vẫn xảy ra, còn biểu hiện chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm, để xảy ra lãng phí.
Kết quả kiểm toán năm 2014 và báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, các vi phạm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản vẫn xảy ra khá nhiều và trong hầu hết các khâu của quá trình đầu tư. Một số dự án được phê duyệt khi chưa xác định nguồn vốn, việc bố trí vốn cho các dự án còn tình trạng quá thời hạn quy định, nghiệm thu chưa đúng khối lượng, đơn giá, một số dự án suất đầu tư cao, đầu tư thiếu đồng bộ. 
Tình trạng dàn trải, chậm tiến độ, nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn, chưa được xử lý triệt để. Tỷ lệ nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) nguồn NSNN đến 30/6/2014 là 40.590 tỷ đồng, nợ đọng XDCB nguồn trái phiếu Chính phủ 4.004 tỷ đồng.
Lãng phí đất tại các nông, lâm trường quốc doanh
Công tác quản lý, sử dụng đất tại một số địa phương còn hạn chế, sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không hiệu quả, đặc biệt là lãng phí, sai phạm trong quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường quốc doanh. Tỷ lệ hoàn thành phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước chưa cao.
Tình trạng khai thác tài nguyên, khoáng sản của một số doanh nghiệp tại một số địa phương vẫn còn sai phạm dẫn đến lãng phí tài nguyên, thất thu NSNN, gây ô nhiễm môi trường. Hiện tượng khai thác trái phép, nhất là khai thác gỗ, vàng và sa khoáng, đá, cát... ở một số địa phương chưa được ngăn chặn, xử lý triệt để, gây thất thoát, lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường.
Hiệu quả sử dụng vốn NSNN tại các doanh nghiệp còn thấp, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp vẫn chậm, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Một số đơn vị quản lý nợ chưa chặt chẽ dẫn đến nợ khó đòi lớn, để hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, hiệu quả sử dụng vốn thấp. 
Việc tổ chức quá nhiều lễ hội đã gây lãng phí các nguồn lực. Công tác quản lý, tổ chức lễ hội vẫn còn tồn tại một số hạn chế như tại một số lễ hội vẫn còn diễn ra các hoạt động chưa phù hợp với thuần phong mỹ tục, một số hiện tượng mê tín dị đoan trong khu vực lễ hội chưa được xử lý đúng mức...  
Năm 2014, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã phát hiện 36.500 khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định, từ chối chưa thanh toán với số tiền 40 tỷ đồng; từ chối thanh toán 90 tỷ đồng vốn đầu tư do một số chủ đầu tư đề nghị thanh toán không đúng quy định. 
Toàn ngành Thanh tra đã triển khai 7.072 cuộc thanh tra hành chính và 233.811 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, kiến nghị thu hồi về NSNN 51.583 tỷ đồng; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 13.777 tỷ đồng. Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành 188 cuộc kiểm toán với tổng số tiền kiến nghị xử lý về tài chính là 23.425 tỷ đồng, trong đó số tăng thu là 4.474 tỷ đồng; giảm chi là 7.461 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...