Phát huy thế mạnh cảng biển, Hải Phòng vươn mình mạnh mẽ

Quang cảnh Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Hải Phòng
Quang cảnh Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Hải Phòng
(PLO) - Từ một thành phố thuộc địa, Hải Phòng đã trở thành thành phố Cảng - đầu mối giao thông quốc tế lớn nhất miền Bắc, một trung tâm công nghiệp của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, có vùng nông thôn rộng lớn. 
Với tinh thần lao động sáng tạo của giai cấp công nhân và nhân nhân lao động, Hải Phòng trở thành quê hương của phong trào thi đua “Sóng Duyên hải” trong công nghiệp, phong trào xây dựng tổ đội lao động XHCN ở miền Bắc; là nơi xuất phát của những chuyến tàu “không số” chuyên chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam, làm nên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên biển.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Hải Phòng, Báo PLVN đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Văn Thành, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng.
Hải Phòng đã trải qua những thăng trầm lịch sử và đạt được những thành tựu kinh tế, xã hội đáng mừng. Có được những kết quả này, Hải Phòng đã chú trọng phát triển kinh tế, xã hội theo hướng nào, thưa ông? 
- Để kế thừa, phát huy các thành tựu của những năm trước, trong 05 năm gần đây, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn gay gắt về nguồn vốn, về thị trường và phải dành nguồn lực không nhỏ cho đảm bảo các nhu cầu an sinh xã hội; nhưng được sự lãnh đạo, ủng hộ của  Đảng, Nhà nước, TP.Hải Phòng đã nỗ lực phấn đấu, thu được những kết quả quan trọng, tiềm lực kinh tế TP được nâng lên, quy mô kinh tế được mở rộng, GDP năm 2015 ước gấp 1,52 lần năm 2010.
Theo Quyết định 1148/GĐ–TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trong Chiến lược phát triển kinh tế vùng động lực phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh), Hải Phòng được xác định là trung tâm kinh tế - khoa học – kỹ thuật tổng hợp của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước. 
Hiện thực hóa quyết tâm chính trị, đưa TP cảng biển lớn nhất miền Bắc trở thành TP Cảng Xanh, hiện đại; Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng trên hành lang một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, Hải Phòng đã tập trung đầu tư hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng cảng biển và dịch vụ logistics, hạ tầng đô thị, hạ tầng các khu công nghiệp, các dự án chiến lược như Dự án đường ôtô cao tốc Hải Phòng - Hà Nội, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, Cầu - đường Tân Vũ - Lạch Huyện, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi là những hệ thống cơ sở hạ tầng mang tính chiến lược không chỉ cho Hải Phòng, là hệ thống “hạ tầng dùng chung” cho cả vùng động lực phía Bắc để thu hút đầu tư.
Bên cạnh đó, Hải Phòng đóng vai trò trung tâm của vùng động lực kinh tế phía Bắc, vấn đề tăng cường liên kết vùng được Hải Phòng đặc biệt coi trọng, liên kết vùng để thu hút đầu tư, tạo tính lan tỏa đến các tỉnh, thành trong khu vực. Từ đòi hỏi này, Hải Phòng đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cải thiện môi trường đầu tư, cải cách, hiện đại hóa nền hành chính. 
Theo số liệu thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, liên tiếp trong các năm 2012, 2013, Hải Phòng thu hút hơn 1,2 tỷ USD nguồn vốn đầu tư FDI, là địa phương đứng thứ hai cả nước về thu hút nguồn vốn đầu tư FDI; năm 2014, Hải Phòng dẫn đầu cả nước về thu hút nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản. 
Hàng loạt khu công nghiệp như Nomura, Đình Vũ, VSIP, Tràng Duệ đang được các DN có vốn đầu tư từ Nhật Bản lấp đầy. Hàn Quốc, quốc gia dẫn đầu dòng vốn FDI vào Hải Phòng đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với Nhật Bản đầu tư vào Hải Phòng.
Để đón dòng đầu tư mới vào Hải Phòng, không chỉ đầu tư xây dựng khu đô thị, khu vui chơi giải trí, dịch vụ, Hải Phòng phải đẩy mạnh mối quan hệ liên kết vùng với các tỉnh, thành trong khu vực. Chính vì vậy, đẩy mạnh liên kết vùng là nội hàm của tái cơ cấu nền kinh tế, trên cơ sở tính đến đặc thù, cơ hội của nền kinh tế. Hải Phòng cùng các tỉnh, thành trong khu vực sẽ tìm cách giảm bớt những khác biệt, nhận diện những điều cơ bản, đặc thù nền kinh tế của mỗi tỉnh, thành trong khu vực; tìm cách bảo tồn, phát huy tiềm năng, thế mạnh riêng của các tỉnh, thành cùng kết hợp, điều phối giám sát các công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thị trường tài chính, đầu tư, vốn, công nghệ, chuẩn bị nguồn nhân lực để xây dựng hạ tầng kết nối, phân bổ, kết hợp kêu gọi đầu tư. 
Ông Lê Văn Thành
Ông Lê Văn Thành 
Thưa ông, ngoài việc phát triển kinh tế, xã hội gắn với liên kết vùng kinh tế trọng điểm, Hải Phòng đang có những lợi thế nào?
- Hải Phòng là TP cảng biển, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, cực tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển của cả nước và quốc tế… Chính vì thế, với lợi thế so sánh này đã tạo cho Hải Phòng phát triển kinh tế biển, chủ yếu là ngành - cảng hàng hải, du lịch biển, thuỷ sản, dầu khí và các dịch vụ kinh tế biển.
Trong thời gian qua, kinh tế biển đã khai thác khá toàn diện lợi thế biển và cảng biển; các ngành kinh tế biển truyền thống tiếp tục được đầu tư, nâng cao năng lực, có tốc độ phát triển nhanh, vai trò là một trong những trọng điểm kinh tế biển của cả nước…
Trong 10 năm qua, kinh tế biển, ven biển đóng góp khoảng 30% cho tổng GDP của TP; GDP của vùng biển Hải Phòng cũng chiếm khoảng hơn 30% GDP kinh tế biển – ven biển của cả nước và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng chung vùng ven biển cả nước. Cảng Hải Phòng được xếp vào nhóm các cảng quan trọng nhất trong 536 cảng biển của khu vực Đông Nam Á. 
Doanh thu du lịch biển chiếm hơn 42% doanh thu của toàn ngành du lịch; ngành thuỷ sản tiếp tục khẳng định vị trí trung tâm của nghề cá phía Bắc, tạo giống nuôi mới mang lại kinh tế cao hơn. Đặc biệt, khu kinh tế ven biển Đình Vũ - Cát Hải đang được tập trung xây dựng để trở thành một trong những trung tâm kinh tế giao thương quốc tế hiện đại, một trung tâm kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực của vùng duyên hải Bắc bộ và cả nước…
Để phát huy những lợi thế này, Hải Phòng phải có những năng lực mới với quyết tâm vươn ra biển lớn từ ngành kinh tế biển trong không gian chiến lược được mở rộng từ dịch vụ vận tải biển đến đánh bắt thủy sản, khai thác tài nguyên biển với tư duy đất liền mở ra “tư duy đại dương” trong thời đại kinh tế mở, hội nhập với toàn cầu. 
Nhìn lại một chặng đường phát triển, để gìn giữ và phát huy những giá trị kinh tế, văn hoá, xã hội, Hải Phòng cần có những đột phá nào, thưa ông?
- Để nhìn lại một chặng đường 60 năm chiến đấu, xây dựng, bảo vệ và phát triển TP, Hải Phòng vui mừng và tự hào nhận thấy tuy còn không ít khó khăn, hạn chế nhưng TP đã có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô, tầm vóc, diện mạo cũng như về trình độ, chất lượng tăng trưởng kinh tế, văn hoá, xã hội; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao; luôn có những đóng góp xứng đáng vào những thành tựu chung của cả nước. 
Phát huy những thành tựu đó, trong những năm tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP luôn đoàn kết một lòng, phát huy tối đa những nguồn lực, lợi thế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng Hải Phòng trở thành TP Cảng xanh, văn minh, hiện đại theo tinh thần Kết luận 72 của Bộ Chính trị.  
Để tạo những đột phá, thúc đẩy kinh tế cảng phát triển, TP đã quyết tâm triển khai các dự án trọng điểm có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển của TP như Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, cầu Tân Vũ – Lạch Huyện, Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, các tuyến đường cao tốc, Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải. 
Thời gian gần đây, TP đã quyết tâm triển khai khởi công mới một số dự án như Nhà ga Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, Trung tâm Thương mại Vincom, Khu siêu thị và Trung tâm giải trí Nguyễn Kim; thu hút nhiều tập đoàn kinh tế lớn đầu tư tại Hải Phòng như Vingroup, Nguyễn Kim, Him Lam… TP cũng đang dồn lực, quyết định đầu tư  1.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới trong năm 2015. 
Bên cạnh đó, công tác cải cách hành chính cũng được TP chú trọng quan tâm, tạo bước đột phá trong việc cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân và DN; tăng cường phân cấp gắn với trách nhiệm của các ngành, các địa phương, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho người dân và DN. TP sẽ tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của TP; tăng cường kỷ cương, hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành của các cấp chính quyền; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí…
Xin cảm ơn ông! 
Hải Phòng sẽ tiếp tục xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng thành phố Hải Phòng vào sáng 9/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao, biểu dương truyền thống anh dũng kiên cường, tinh thần chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu và những chiến công, những thành tựu mà Đảng bộ, quân và dân thành phố Hải Phòng đã đạt được trong 60 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển. 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hải Phòng tiếp tục phát huy truyền thống, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, khắc phục hạn chế, khai thác tiềm năng thế mạnh để xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại, trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao; là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước; trung tâm giáo dục-đào tạo, y tế và khoa học-công nghệ của vùng duyên hải Bắc bộ; là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của các địa phương phía Bắc; một pháo đài vững chắc về quốc phòng-an ninh…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị thành phố Hải Phòng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó cần tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế “xanh”, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thành phố.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ tin tưởng thành phố Hải Phòng sẽ tiếp tục có đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của cả nước, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.