Nhà báo ngoại quốc chứng kiến giờ phút Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng

Nhà báo Gallasch và Chính ủy Bùi Văn Tùng
Nhà báo Gallasch và Chính ủy Bùi Văn Tùng
(PLO) - Biên tập viên báo SPIEGEL, ông Gallasch, là nhà báo ngoại quốc duy nhất có mặt khi Tổng thống VNCH, tướng Dương Văn Minh, đầu hàng. 

1. “Những người lính VNCH trước dinh tổng thống Sài Gòn đã rời bỏ những vị trí phòng thủ của họ. Tiếng đạn pháo tương đối gần, bom nổ, đường phố vắng hoe. Đó là lúc 11h ngày 30/4/1975.

Phó Tổng thống Nguyễn Văn Hương bước vào chiếc xe của ông ở trước cầu thang của dinh. Ông ấy nói rằng Tổng thống Minh đang ở trong dinh và chờ đại diện của Mặt trận Giải phóng. Rồi ông đi khỏi trong chiếc xe limousine màu đen. 
Trên tầng một, tôi gặp Hà Huy Đỉnh, một luật sư ở Sài Gòn. Đỉnh cũng có cùng ý nghĩ, đến dinh tổng thống để xem những gì xảy ra. Trong vòng ba giờ đồng hồ tiếp theo sau đó, Đỉnh luôn ở bên cạnh tôi, ông chụp ảnh và phiên dịch.
Trong khi chúng tôi còn bối rối đứng chờ đợi thì một cánh cửa mở ra ở bên trái của chúng tôi – tướng Minh bước ra với một đoàn tùy tùng khoảng mười người. Họ vừa mới rời hầm của họ và đi lên văn phòng tổng thống ở tầng hai. 
Thủ tướng Vũ Văn Mẫu cũng có mặt. Bất thình lình, sự im lặng bị phá tan bởi lựu đạn và đạn pháo, bởi những loạt đạn của súng máy và những phát đạn súng lục, ngay lập tức, tất cả chúng tôi đều chạy tìm chỗ ẩn nấp. 
Tôi ngồi ở phía sau một cái cột bằng bê tông và sợ rằng có thể cả một nhà báo người Đức cũng sẽ thuộc về những người chết cuối cùng của cuộc chiến này. 
Không ai biết: Đó là một cố gắng đảo chánh mà những viên tướng lãnh phản động tiến hành vào phút cuối, hay là đội bảo vệ dinh muốn giết chết ông tổng thống?
Ngày càng có nhiều xe đến. Cuối cùng, một đoàn khoảng chừng 20 chiếc xe tăng lăn qua bãi cỏ hướng tới dinh. Nhóm nhỏ của đội bảo vệ dinh tổng thống, một thời đã hết sức tự hào, bây giờ tụ lại ở rìa của bãi cỏ, giơ tay cao lên khỏi đầu. Sau một lúc, những người chiến thắng ra lệnh cho họ ngồi xuống.
Bây giờ thì dinh đầy Quân Giải phóng. Ở bên trái của gian sảnh, tướng Minh đứng đối diện với một sĩ quan của Quân Giải phóng, ông Phạm Xuân Thệ. Ông Thệ yêu cầu: “Ông Minh, chúng tôi muốn ông đi cùng chúng tôi ngay lập tức tới đài phát thanh và tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, để đừng đổ máu thêm nữa.”
Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975
 Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975
Tướng Minh, mặt đầy nét buồn rầu nhưng rất bình tĩnh, không muốn rời dinh trong khoảnh khắc khó khăn này. Vẫn còn chưa có ai biết được rằng người dân Sài Gòn sẽ phản ứng ra sao trong những giờ tới đây, liệu có xảy ra bạo động và nổi loạn hay không. Vì vậy mà tướng Minh đề nghị ông Thệ sẽ thâu lại bài phát biểu trong dinh và rồi cho người mang nó sang đài phát thanh. Sau khi trao đổi ngắn, viên chỉ huy đồng ý.
Nhưng mà rồi người ta phải từ bỏ ý định này, vì trong dinh không có thiết bị phù hợp – cũng như ở khắp nơi khác trong thành phố, cả ở trong dinh, nhân viên trong lúc bỏ chạy cũng đã mang theo tất cả những thứ gì mà họ có thể lấy đi được. Tuy chính tôi có chiếc máy thâu âm, nhưng vào thời điểm này thì vẫn chưa hiểu thật ra đó là về vấn đề gì.
2. Viên chính ủy vừa mới đến Bùi Văn Tùng, tướng Minh, Thủ tướng Mẫu và các chính khách khác tổ chức một cuộc họp báo ngắn trong phòng nghi lễ trên tầng một. Sau đó, mọi người hối hả rời gian sảnh và đi ra vườn, có các nhà báo tháp tùng.
Hai chiếc xe Jeep đang chờ ở ngoài. Ông Minh và Mẫu leo lên một chiếc, chính ủy Tùng lên chiếc kia. Người đi cùng tôi, Đỉnh, xin phép được cho ông ấy và tôi leo lên chiếc xe của ông Tùng.
Sau một chuyến đi ngắn, hai chiếc xe dừng lại trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm trước một tòa nhà phụ, nhỏ, của đài phát thanh địa phương. 
Ở đó, chúng tôi đi vào trong một phòng thu nhỏ trên tầng hai. Trong khi chúng tôi đang chờ, một người nhân viên của đài phát thanh cầm lấy bức hình của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở trên tường và ném nó ra cửa sổ xuống sân.
Tướng Minh thu âm lời đầu hàng
 Tướng Minh thu âm lời đầu hàng
Dường như không ai biết bây giờ phải tiếp tục làm gì. Thủ tướng Mẫu tháo mồ hôi thấy rõ và quạt mát cho mình, nhưng trông vui vẻ hơn ông Minh rất nhiều. Ông Minh và viên chính ủy ngồi trên hai cái ghế duy nhất, tôi ở giữa họ trên một cái bàn trà nhỏ. 
Thời gian này, tinh thần căng thẳng đã nhường chỗ cho một bầu không khí thân thiện, tất cả đều nói chuyện với nhau. Đặc biệt ông Thệ, luôn nhắc lại: “Anh Minh, đừng sợ! Chúng tôi chiến đấu cho nhân dân, vì chúng tôi phải chiến thắng những kẻ thù xấu xa. Nhưng bây giờ thì chúng tôi ở đây, không có ai đã làm hại anh, và cũng sẽ không có ai làm hại anh.”
Không có gì xảy ra thêm nữa trong vòng chừng mười phút. Tôi dùng cơ hội này để đưa ra cho “Big Minh” câu hỏi mà tất cả chúng tôi đều quan tâm nhiều nhất, sau khi ông bước ra nối tiếp Tổng thống Trần Văn Hương.
Trong lúc đó, chính ủy Tùng phác thảo trên một tờ giấy xanh mà ông giữ ở trên đầu gối bài diễn văn để tướng Minh đọc trong radio. Thỉnh thoảng, ông suy nghĩ về một diễn đạt, gạch một từ và thay nó bằng một từ khác. Gương mặt ông không biểu lộ nhiều cảm xúc. Những người đã chiến đấu 30 năm trời để giải phóng đất nước của họ, và bây giờ trong giờ khắc của chiến thắng, có lẽ đang xúc động.
Ông Tùng muốn tướng Minh đọc bài văn mà ông cần đọc vào máy ghi âm. Nhưng trong đài phát thanh cũng không có máy ghi âm. Chỉ còn chiếc máy ghi âm xách tay nhỏ của SPIEGEL thâu bài diễn văn. Công việc thu âm phải lập lại đến 3 lần. 
Ở lần đầu, tướng Minh không đọc tiếp tục khi ông đến đoạn cần phải nói rằng: “Tôi, Dương Văn Minh, Tổng thống của chính quyền Sài Gòn …” Ông muốn tự gọi mình một cách đơn giản là “Tướng Minh”, không nhắc đến chức vụ tổng thống hai ngày của ông và chính quyền Sài Gòn. 
Cuối cùng, người ta thống nhất ở thể thức: “Tôi, tướng Dương Văn Minh, kêu gọi quân lực cộng hòa hạ vũ khí”. 
Nhưng rồi tất cả lại phải làm lại thêm một lần nữa, vì tướng Minh không đọc được lưu loát chữ viết của viên chính ủy. Cuối cùng cũng thành công. Chúng tôi vào phòng âm thanh, ở trong một ngôi nhà khác. Tôi ngồi trước micrô và bật máy; tướng Minh ngồi ở bên trái phía sau, những người khác đứng ở cạnh tường. Khi chúng tôi trở về dinh Độc Lập, lúc đó đã là 2h chiều”./.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria Rumen Radev chụp ảnh chung, sáng 25/11. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Tuyên bố chung Việt Nam - Bulgaria

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11/2024. Nhân dịp này, hai bên đã ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững tại mỗi khu vực và thế giới.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của IPTP
Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”.

Phiên họp lần thứ 11 của IPTP: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia

Phiên họp lần thứ 11 của IPTP: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia
Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn đã chào xã giao Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary, Chủ tịch Phiên họp lần thứ 11 của IPTP và Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.

Cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề quản lý tài sản số

Quang cảnh phiên làm việc sáng 23/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Quản lý tài sản số là một vấn đề mới, phức tạp nên cần cân nhắc kỹ lưỡng, trong đó cần nghiên cứu, làm rõ một số nội dung về phân loại tài sản số và xây dựng các quy định quản lý tương ứng

Kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại sự kiện.
(PLVN) Tối 22/11, tại Quảng trường 10/3, TP Buôn Ma Thuột đã diễn ra Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự và phát biểu tại sự kiện.

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+): Đóng góp thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, thịnh vượng

Đại tướng Phan Văn Giang tại Hội nghị ADMM+ lần thứ 11. (Ảnh trong bài: qdnd.vn)
(PLVN) -   Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 11 tiếp tục là cơ hội để thúc đẩy hợp tác quốc phòng hiệu quả hơn nữa, đóng góp thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, thịnh vượng ở khu vực cũng như trên thế giới.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài cuối: Cần những giải pháp “mở”

Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. (Ảnh: nhandan.vn).
(PLVN) -  Thực tế cho thấy, đại đa số đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô có tinh thần yêu nước sâu sắc, luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, trong đó có việc phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ là vô cùng cần thiết. Và để gỡ những nút thắt, bên cạnh việc giữ vững nguyên tắc cũng cần nghiên cứu, có giải pháp phù hợp, với đội ngũ đặc thù này.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai (UMNO) Dato’ Seri Dr. Ahmad Zahid Hamidi và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.

Ông Hà Sỹ Đồng được giao Quyền Chủ tịch tỉnh Quảng Trị

Ông Hà Sỹ Đồng được giao Quyền Chủ tịch tỉnh Quảng Trị
(PLVN) - Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1458/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về việc giao ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công

Đại tá Nguyễn Văn Sơn (ở giữa) - Trung đoàn trưởng, bay buồng trước (Trung đoàn không quân 940) được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa ra ngoài. Ảnh: Trung đoàn 940.
(PLVN) - Theo thông tin từ Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam), Chủ tịch nước có Quyết định số 1267/QĐ-CTN ngày 21/11/2024 về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 940 và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 940 (Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng).

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
(PLVN) - Sáng 22/11, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng Đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 2: Phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ - 'khó nhiều bề'

Ban Chấp hành Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025 có 9 thành viên. (Ảnh: Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội)
(PLVN) - Phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ rất quan trọng vì đây là lực lượng góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với xã hội qua các tác phẩm nghệ thuật. Thế nhưng, thực tiễn công tác phát triển Đảng trong giới văn nghệ sĩ Thủ đô hiện nay và bản thân nhận thức, nỗ lực của lực lượng văn nghệ sĩ Thủ đô để đứng vào hàng ngũ của Đảng đôi khi vẫn là “hai đường thẳng song song”.