Đề nghị không bố trí đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách cấp xã

Đại biểu Quốc hội Phạm Xuân Thường (Thái Bình) phát biểu tại hội trường
Đại biểu Quốc hội Phạm Xuân Thường (Thái Bình) phát biểu tại hội trường
(PLO) - Thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương chiều qua 1/6, nhiều Đại biểu Quốc hội  đề nghị quy định rõ tỷ lệ Đại biểu chuyên trách của Hội đồng nhân dân cụ thể hơn về vị trí, vai trò, trách nhiệm của Hội đồng nhân dân cũng như cơ cấu cấp Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân không thể đại trà…
Trưởng, Phó ban HĐND phải hoạt động chuyên trách
Tại phiên thảo luận, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐB) đồng tình với Dự thảo quy định giữ nguyên mô hình tổ chức chính quyền địa phương như hiện nay, cấp nào cũng đều có HĐND và UBND nhưng có sự điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bên trong của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính cho phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị. 
ĐB Dương Thanh Thụy (Bình Định) đánh giá cao quy định mới của Dự thảo theo hướng tăng cường cán bộ chuyên trách của HĐND, tuy nhiên đề nghị “cần quy định có 2 lãnh đạo HĐND tham gia cấp ủy để tương xứng với UBND - cơ quan chấp hành của HĐND, nếu không sẽ không phát huy được hiệu quả hoạt động của HĐND”. 
Đồng thời, ĐB cũng lưu ý cần cân nhắc các quy định về tiêu chuẩn đại biểu HĐND “nếu không đủ tiêu chuẩn thì xử lý ra sao, thẩm quyền thuộc về ai. Đặc biệt, cần quy định rõ trách nhiệm của đại biểu HĐND, tránh việc đánh bóng tên tuổi, hứa nhiều mà vượt quá khả năng”.
Cùng chung mối quan tâm về tiêu chuẩn đại biểu HĐND, ĐB Huỳnh Thành (Gia Lai) nêu ý kiến: “Một trong những tiêu chuẩn đại biểu HĐND là “phấn đấu vì mục tiêu dân chủ”, nhưng tiêu chí này dựa trên cơ sở nào. Nên quy định mang tính định lượng, không nên định tính, dễ tạo sự tùy nghi”.
Nêu bật vai trò của các đại biểu chuyên trách trong quyết định hiệu quả hoạt động của HĐND, ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) nhấn mạnh “việc để đại biểu HĐND kiêm nhiệm quá nhiều dẫn đến “vừa đá bóng vừa thổi còi”, tuy nhiên ĐB này băn khoăn vì theo quy định của Dự thảo, đại biểu “có thể chuyên trách”, như vậy dẫn đến hình thức. “Cần quy định cấp tỉnh tỷ lệ đại biểu chuyên trách là 30% , cấp huyện 20%  và 15% chuyên trách cấp xã”. 
ĐB này đề nghị cần xem xét các chức danh hoạt động chuyên trách, đơn cử như Trưởng ban, Phó ban của HĐND cả cấp tỉnh và huyện đều phải hoạt động chuyên trách. Bên cạnh đó, cần có các cơ chế nhằm tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của đại biểu HĐND.
Tuy nhiên, ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) lại có quan điểm trái ngược. ĐB này tỏ ra lo ngại khi tăng số lượng đại biểu chuyên trách dẫn đến con số rất lớn (khoảng 12.600 người), chưa kể việc chia tách địa giới hành chính trong khi chúng ta đang thực hiện tinh giản biên chế. Do đó, ĐB nhấn mạnh “không nên bố trí chuyên trách ở cấp xã. Cấp tỉnh, huyện chỉ quy định Trưởng ban chuyên trách, còn Phó thì không nhất thiết”.
Băn khoăn quy định cơ cấu Phó Chủ tịch UBND
Về cơ cấu tổ chức UBND, tiếp thu ý kiến của các ĐB và ý kiến của nhiều địa phương về số lượng Phó Chủ tịch UBND, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho quy định UBND cấp tỉnh có 03 Phó Chủ tịch UBND; đối với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có không quá 05 Phó Chủ tịch UBND. UBND cấp huyện có 02 Phó Chủ tịch UBND; UBND cấp xã có 01 Phó Chủ tịch UBND.
ĐB Nguyễn Cao Phúc (Quảng Ngãi) cho rằng, quy định nói trên chưa phù hợp bởi mỗi đơn vị có tính đặc thù riêng về dân số, địa lý, diện tích… khác nhau. Việc quy định số Phó Chủ tịch có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động điều hành chung, do vậy nên để Chính phủ quy định chi tiết theo hướng tùy theo đặc điểm của các đơn vị hành chính, nên tối thiểu cấp tỉnh 3 Phó Chủ tịch, cấp huyện là 2 và cấp xã là 1.
ĐB Dương Hoàng Hương (Phú Thọ), Triệu Là Pham (Hà Giang) cũng đều chung nhận định quy định về cấp Phó UBND như Dự luật là cứng nhắc, khó thực hiện, nhất là với các tỉnh vùng sâu, vùng xa, nơi nhiều đồng bào thiểu số. Do đó, cần quy định theo hướng mở để đảm bảo sự linh hoạt, phù hợp thực tế.
Liên quan đến số lượng thành viên UBND các cấp, nhiều ĐB đồng tình nên tăng về số lượng, tuy nhiên một số ĐB không đồng tình với quy định các thành viên là người đứng đầu cơ quan thuộc UBND quá nhiều, nên chỉ “khoanh vùng” với một số sở, ngành, với tỉnh có nhiều đồng bào thiểu số quy định có thành viên UBND là Ban Dân tộc.
Để tạo cơ sở pháp lý cho việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho chính quyền địa phương, nhiều ĐB đề nghị Dự thảo Luật quy định cụ thể các trường hợp được phân cấp, ủy quyền, hình thức phân quyền, phân cấp, ủy quyền và xác định rõ trách nhiệm của các bên trong vấn đề này, tránh tình trạng cấp trên dồn việc cho cấp dưới hoặc khi có vấn đề thì không rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm. 
Hôm qua, thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), nhiều ĐB đồng tình: Việc không quy định cứng số lượng, tên gọi các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong Luật sẽ tạo điều kiện chủ động hơn trong việc Quốc hội quyết định cơ cấu của Chính phủ, bảo đảm cho Chính phủ thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước của mình, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu tổ chức bộ máy của Chính phủ từng thời kỳ phát triển của đất nước. 
Đầu nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội, Quốc hội sẽ quyết định cụ thể số lượng, tên gọi của các Bộ, cơ quan ngang Bộ cho nhiệm kỳ đó theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 95 của Hiến pháp: “cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định” .

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng thăm 3 nước Trung Đông: Mở đường cho một giai đoạn hợp tác mới

(PLVN) - Chuyến thăm UAE, Qatar và Ả-rập Xê-út của Thủ tướng Phạm Minh Chính được kỳ vọng sẽ tạo động lực mới cho những lĩnh vực hợp tác truyền thống, tạo đột phá mới thúc đẩy những lĩnh vực tiềm năng, và trên hết tạo dựng một cách vững chắc sự tin cậy chính trị để mở đường cho một giai đoạn hợp tác mới giữa Việt Nam và ba nước cũng như toàn khu vực.

Đọc thêm

Điện, thư chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường phát biểu nhậm chức. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Nhân dịp đồng chí Lương Cường được Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lãnh đạo các nước Campuchia, Singapore, Italy, Kazakhstan, Phần Lan và Đảng nước Nga Thống nhất đã gửi các điện, thư chúc mừng.

'Đạo đức cách mạng' - 'tấm khiên' ngăn chặn suy thoái - Bài 1: 'Vũ khí sắc bén' để cán bộ, đảng viên vượt mọi thử thách

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gần dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân. (Ảnh: TL)
(PLVN) -  Đảng ta luôn xác định đạo đức cách mạng là một trong những nền tảng cốt lõi tạo nên sức mạnh của Đảng, là “gốc rễ” của mỗi người cách mạng. Đạo đức cách mạng vừa là nền tảng, là mục tiêu phấn đấu, đồng thời là hành trình cố gắng, nỗ lực thường xuyên, liên tục “tự soi, tự sửa” mỗi ngày của mỗi cán bộ, đảng viên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm và cầu Tứ Liên thành biểu tượng của Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm và cầu Tứ Liên thành biểu tượng của Hà Nội
Chiều 25/10, kiểm tra tình hình triển khai dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương xây dựng Trung tâm và cầu Tứ Liên để chào mừng các ngày lễ lớn, trở thành công trình biểu tượng của Hà Nội và đất nước.

Đảm bảo tính ổn định của tổ chức hành nghề công chứng

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), chiều 25/10, một số Đại biểu Quốc hội đề nghị kế thừa quy định đang phát huy hiệu quả của Luật Công chứng về mô hình tổ chức của Văn phòng công chứng; đảm bảo tính ổn định, đáp ứng tốt hơn nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức.

Ông Bùi Văn Cường thôi giữ chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội

Ông Bùi Văn Cường.
(PLVN) - Ông Bùi Văn Cường thôi giữ các chức vụ Tổng Thư ký Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV; nghỉ hưu theo nguyện vọng cá nhân và hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.

Thủ tướng dự Hội nghị BRICS mở rộng: Thông điệp về trách nhiệm, hợp tác và vị thế đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo các nước dự Hội nghị BRICS mở rộng năm 2024. Ảnh: VGP
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Nga. Trả lời phỏng vấn báo chí, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ đã đạt những kết quả quan trọng.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu giao nhiệm vụ cho Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Phát biểu giao nhiệm vụ, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Bộ Chính trị đã thống nhất cao đồng ý phân công đồng chí Trần Cẩm Tú đảm nhiệm chức danh Thường trực Ban Bí thư. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh toàn Đảng đang tích cực chuẩn bị đại hội các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng...

Bổ sung quy định giải quyết trường hợp phát sinh mâu thuẫn giữa các quy hoạch

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng nay, 25/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Có ý kiến Đại biểu đề nghị nghiên cứu, bổ sung nguyên tắc áp dụng sử dụng quy hoạch khi có sự mâu thuẫn giữa các quy hoạch để tránh lãng phí về thời gian, vật chất cũng như cơ hội cho các nhà đầu tư và nguồn lực Nhà nước.

Nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Ảnh minh họa
(PLVN) -  “Không để khoảng trống pháp luật làm ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể, doanh nghiệp liên quan”, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh nguyên tắc này tại buổi làm việc mới đây về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT).

Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bài cuối: 'Cái dũng' của người đảng viên trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”. (Ảnh tư liệu: daihoi13.dangcongsan.vn)
(PLVN) - Những tác hại của tệ nạn tham nhũng gây ra như “giặc nội xâm” làm cản trở sự phát triển của đất nước, đã và đang làm xói mòn lòng tin của Nhân dân vào sự quản lý của Nhà nước. Thực vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh “tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”. Trong cuộc đấu tranh này, mỗi đảng viên cần phát huy trách nhiệm tiên phong, gương mẫu và đặc biệt là “cái dũng” - sự dũng cảm, bản lĩnh và quyết tâm bảo vệ sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và chế độ XHCN.