Trách nhiệm của Sở Y tế Hà Nội trước sai phạm của doanh nghiệp dược

 Trong kho dược không được cấp phép của công ty Sơn Lâm tại tầng 3, Trung tâm thương mại Thị trấn Văn Điển
Trong kho dược không được cấp phép của công ty Sơn Lâm tại tầng 3, Trung tâm thương mại Thị trấn Văn Điển
(PLO) - Công ty CP Dược Sơn Lâm có hàng loạt sai phạm trong việc nhập khẩu, bảo quản, chế biến dược liệu, vị thuốc đông y nhưng Sở Y tế Hà Nội vẫn chưa có nhiều động thái chấn chỉnh doanh nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý. Liệu ông Nguyễn Khắc Hiền – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội có biết việc này?

Bất minh trong việc nhập khẩu dược liệu Trung Quốc
Những sai phạm trong cách làm ăn của doanh nghiệp dược Sơn Lâm được hé lộ sau khi lô hàng 65 tấn dược liệu nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma – Lạng Sơn vào cuối tháng 9/2015 bị buộc tái xuất vì không có giấy chứng nhận chất lượng và nhãn mác mập mờ không đúng theo quy định của Bộ Y tế. 
Sự việc chỉ được phát hiện khi lực lượng C74 Bộ Công an phối hợp với hải quan tỉnh Lạng Sơn bất ngờ kiểm tra. Trước tình thế đó, ông Phạm Văn Cách – Giám đốc Công ty CP Dược Sơn Lâm buộc phải chủ động làm đơn xin tái xuất lô hàng.
Không những thế, tại kho của công ty này còn chứa hàng trăm tấn dược liệu, vị thuốc đông y đã thông quan trong thời gian trước đó. Thế nhưng, Sở Y tế Hà Nội do ông Nguyễn Khắc Hiền làm giám đốc là đơn vị quản lý trực tiếp Công ty CP Dược Sơn Lâm lại trậm trễ kiểm tra xử lý đến khó hiểu.
Điều đặc biệt trong vụ việc 65 tấn dược liệu bị buộc tái xuất, phía Công ty CP Dược Sơn Lâm không được cấp giấy phép nhập khẩu thế nhưng doanh nghiệp này vẫn giao dịch với doanh nghiệp Trung Quốc và vận chuyển hàng đến cửa khẩu biên giới, làm thủ tục thông quan vào thị trường Việt Nam.
Khi sự việc vỡ lở, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội không có văn bản đề nghị phía hải quan, công an phối hợp điều tra xử lý doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của PV, Công ty CP Dược Sơn Lâm còn mắc phải hàng loạt các sai phạm nghiêm trọng khác trong việc bảo quản và chế biến dược liệu, vị thuốc.
Được biết, trụ sở của công ty nằm tại địa chỉ số 70, tổ 5, khu Chợ, thị trấn Văn Điển. Tại trụ sở Công ty có nhà kho được cấp giấy phép làm kho dược liệu của Sở Y tế Hà Nội nhưng lại không đủ tiêu chuẩn quản lý và bảo quản dược liệu theo quy định GPS do Bộ Y tế ban hành sau đợt kiểm tra mới đây.
Kho này do ông Nguyễn Văn Yên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội kí cấp phép.
Ngoài ra, Công ty CP Dược Sơn Lâm còn hai kho thuốc khác không có giấy phép làm kho lưu trữ dược liệu. Kho thứ nhất đặt trong khuôn viên Nhà Văn hóa tổ 5 với quy mô khoảng 100 tấn. Tại đây, công tác chế biến và bảo quản dược liệu diễn ra thủ công khi dược liệu được phơi dưới nền đất, xung quanh có nhiều xe cộ đi lại bụi bặm, công nhân làm việc cũng không có găng tay bảo hộ, dẫm đạp lên thuốc…
Kho thuốc thứ hai nằm tại tầng 3 của chợ thương mại thị trấn Văn Điển. Tại đây, có nhiều bao dược liệu có xuất xứ từ Trung Quốc, nhãn mác trùng hợp với nguồn gốc của 65 tấn hàng bị buộc tái xuất ở cửa khẩu Chi Ma.
Cả hai kho thuốc này đều không có giấy phép làm kho dược liệu nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại. Được biết, theo phân công ông Nguyễn Văn Yên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội phụ trách quản lý về dược liệu. Tuy nhiên việc các kho thuốc không phép vẫn ngang nhiên tồn tại, chất lượng dược liệu bị thả nổi.
Trong khi đó, ông Phạm Văn Cách còn khẳng định với báo chí: “Trong thời gian tới chúng tôi còn tiếp tục nhập thêm 300 tấn dược liệu, vị thuốc từ Trung Quốc chứ không chỉ có 65 tấn vừa rồi thôi đâu”.
Trách nhiệm quản lý
Trong khi đó, thị trường thuốc đông y đang bị hỗn loạn, luôn trong tình trạng thiếu dược liệu vị thuốc hoặc giá bị đội lên cao, chất lượng kém. Để dược liệu, vị thuốc được lưu thông tại thị trường Việt Nam thì phải tiếp tục được Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền xác nhận vào giấy C/O. Nhưng cho đến nay, chỉ duy nhất Công ty CP Dược Sơn Lâm được Cục chứng nhận giấy C/O.
Trước tình trạng này, ngày 26/10, nhiều cơ quan báo chí có mặt tại trụ sở Sở Y tế Hà Nội liên hệ với ban lãnh đạo yêu cầu cung cấp thông tin liên quan tới sai phạm của Công ty CP Dược Sơn Lâm nhưng đơn vị này không hợp tác làm việc. Khi liên hệ trực tiếp với ông Nguyễn Khắc Hiền không thấy vị này phản hồi lại.
Đúng theo quy định pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước, từ những bằng chứng về sự việc 65 tấn dược liệu, vị thuốc của doanh nghiệp Sơn Lâm được cơ quan chức năng phanh phui, dư luận bức xúc thì Sở Y tế Hà Nội phải phối hợp chỉ đạo làm rõ.
Nhưng từ khi xảy ra sự việc đã gần 1 tháng, với những sai phạm rõ ràng nhưng ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà vẫn chưa có động thái phối hợp với cơ quan chức năng, tham mưu cho cơ quan chuyên môn cấp trên để làm sạch thị trường dược liệu.
Không những thế, ông Hiền và các lãnh đạo của Sở Y tế Hà Nội còn có biểu hiện né tránh, không cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí theo đúng quy chế phát ngôn về sự việc của công ty CP Dược Sơn Lâm với nhiều lý do khác nhau mà cơ quan này đưa ra.
Được biết, ngày 23/10 Sở Y tế Hà Nội đã cử một đoàn xuống làm việc với lãnh đạo Công ty CP Dược Sơn Lâm theo đơn thư phản ánh của người dân. Kết quả chỉ được đoàn thanh tra nói rằng doanh nghiệp này có nhiều sai phạm rồi lại đi về trong lặng lẽ, cho tới nay chưa công khai kết quả.

Đọc thêm

Đặt đồ ăn online và nguy cơ tiềm ẩn

Còn tồn tại nhiều rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm khi người tiêu dùng đặt thức ăn qua ứng dụng online. (Ảnh minh họa - baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đặt thực phẩm online qua ứng dụng đã trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt tại các đô thị lớn. Không thể phủ nhận rằng hình thức này mang lại nhiều tiện ích, tuy nhiên, đằng sau đó là hàng loạt những nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng thực phẩm, sức khỏe người dùng và những vấn đề về trách nhiệm pháp lý khi sự cố xảy ra.

Bộ Công Thương phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam” “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2024 gắn với kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động của ngành Công Thương. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc với tên gọi "Tinh hoa hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024. Đây là sự kiện trọng điểm kỷ niệm 15 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhằm tăng cường nhận thức, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn sản phẩm nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong tình hình mới.

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp
(PLVN) -  Ngày hội Cá tra Đồng Tháp – năm 2024 với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp - Hành trình xanh – Giá trị xanh” sẽ diễn ra tại TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) trong 2 ngày 16-17/11.

Thương hiệu mỹ phẩm Việt nuôi dưỡng 'vẻ đẹp của sự tử tế'

Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.

(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.

Hoàng Anh Gia Lai đưa các sản phẩm Nông nghiệp sạch vào chuỗi Siêu thị Kingfoodmart

Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Tập đoàn HAGL phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) -  Sáng ngày 2/11/2024, tại Khách sạn Rex (TP HCM), Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Công ty Cổ phần King Food Market (Siêu thị Kingfoodmart) tổ chức Lễ ký kết hợp tác chiến lược phân phối sản phẩm, nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao của HAGL vào hệ thống siêu thị Kingfoodmart nhằm phục vụ người tiêu dùng trong nước.

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).
(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử
(PLVN) -  Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế mới đây thông tin về một số sản phẩm có tên gọi “Yoho Mekabu Fucoidan” thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nhưng chưa được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm, chưa được phép lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, các sản phẩm hiện đang được quảng cáo và  rao bán trên một số sàn thương mại điện tử. 

Lập kỷ lục xuất khẩu thủy sản hơn 1 tỷ USD trong 1 tháng

Xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 10/2024 đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Tháng 10/2024, xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam ước đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022), XK thủy sản theo tháng trở lại mốc 1 tỷ USD, đánh dấu bước phục hồi quan trọng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Hệ quả khôn lường khi trẻ nhỏ bị 'lậm' AI

AI cung cấp các tính năng học tập, giải trí vượt trội cho trẻ em, nhưng đồng thời nó cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả khó lường. (Nguồn: Christian Moro)
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, khi công nghệ ngày càng phát triển, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực trong học tập, giải trí và giao tiếp cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích, tồn tại những cạm bẫy nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, nhất là khi gia đình lơ là trong giám sát, khiến trẻ "lậm" (say mê quá mức - PV) AI.