TP HCM đề xuất thay đổi cách tính điểm các môn thi vào lớp 10

Hình minh họa.
Hình minh họa.
(PLVN) - Sở GD&ĐT TP HCM đề xuất cách tính điểm môn thi vào lớp 10 là 3 môn thi toán, văn, ngoại ngữ đều tính điểm hệ số 1.

Ngày 10/3, Sở GD&ĐT TP HCM tổ chức hội nghị sơ kết học kỳ I và triển khai phương hướng nhiệm vụ học kỳ 2 bậc trung học năm học 2020-2021. Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, cho biết Sở đề xuất UBND TP thay đổi hệ số môn thi trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022.

Cụ thể, Sở GD&ĐT đề xuất tính hệ số 1 với cả 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ từ năm học 2021 - 2022.

Trước đây, môn Ngoại ngữ được tính hệ số 1; môn Toán và Ngữ văn tính hệ số 2 (Điểm xét tuyển vào lớp 10 được tính = (Toán + Ngữ văn)x2+ Ngoại ngữ (hệ số 1)+ Điểm ưu tiên (nếu có)).

Cùng việc thay đổi hệ số tính điểm, đề thi môn ngoại ngữ dự kiến cũng thay đổi về số lượng câu hỏi từ 36 câu lên 40 câu và thời gian làm bài từ 60 phút lên 90 phút.

Theo ông Hiếu, đề xuất này nhằm thúc đẩy vai trò của môn Ngoại ngữ trong việc dạy và học ở các trường phổ thông. Chính phủ đã ban hành đề án Ngoại ngữ Quốc gia để các địa phương tập trung đầu tư việc dạy và học ngoại ngữ, biến Ngoại ngữ thành thế mạnh của người dân.

TP HCM đã có một đề án phát triển Ngoại ngữ với mong muốn học sinh thành phố đạt được chuẩn quốc tế sau khi tốt nghiệp THPT, đủ điều kiện để tiếp cận đến chương trình bậc ĐH ở các nước và đi du học.

Dự kiến, kỳ thi sẽ diễn ra vào đầu tháng 6/2021 với 2 hình thức gồm tuyển thẳng và thi tuyển.

Tin cùng chuyên mục

Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030

(PLVN) - Ngày 19/6, Trường ĐH Luật TP HCM đã tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030 và nêu bật nhiều giải pháp để xây dựng thành trường trọng điểm về đào tạo pháp luật của đất nước theo Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới của Trung ương.

Đọc thêm

Tiến sĩ Trần Thị Hoàng Anh và hành trình khai mở tiềm năng, định hướng tương lai cho học sinh Alpha Hải Phòng

Tiến sĩ Trần Thị Hoàng Anh - Hiệu trưởng Trường Liên cấp Alpha Hải Phòng.
(PLVN) -  Trong hành trình tìm kiếm bản thân và lựa chọn con đường nghề nghiệp, điều học sinh cần không chỉ là tri thức, mà còn là cảm hứng. Một người thầy đúng nghĩa không chỉ dạy kiến thức, mà còn giúp học trò nhận ra mình là ai, muốn gì, và có thể đi trên con đường nào trong tương lai.

Sự ưu đãi xứng đáng với các thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vừa thông qua Luật Nhà giáo với nhiều quy định ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở. Có tới 94,35% tổng số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, cho thấy sự đồng thuận rất cao, sự đồng cảm thiện cảm rất lớn của Quốc hội và cử tri với nghề giáo.

Ngân sách sẽ hỗ trợ 30.000 tỷ để miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026

Quang cảnh phiên thảo luận về 2 dự thảo Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Bộ Tài chính tính toán mức sàn để hỗ trợ miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026 là 30.000 tỷ đồng, đã căn cứ vào mức hỗ trợ thực tế đang chi của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố, trong đó đã tính đến 10 tỉnh, thành phố thực hiện miễn học phí và cả các địa phương không tự cân đối được.

6 nội dung quan trọng trong Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Luật Nhà giáo vừa được Quốc hội thông qua là đạo luật chuyên ngành đầu tiên quy định đầy đủ về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo.

Thay đổi những môn học nào sau khi sáp nhập tỉnh?

Bộ GD^&ĐT cho rằng, việc chỉnh sửa chương trình môn học phù hợp với việc thay đổi địa giới hành chính (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trong bối cảnh cả nước thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính và cần phải điều chỉnh.

Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa

Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP HCM cho biết, đề xuất đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu như một tiết học chính khóa là một hoạt động đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, để tránh trùng lắp và tạo điều kiện cho các nhà trường triển khai tiết đọc sách theo hướng mở, cần nghiên cứu để tổ chức phù hợp với các quy định, hướng dẫn đã nêu.