TP HCM có 9 ca tử vong do sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - TP HCM vừa ghi nhận thêm 1 ca tử vong do sốt xuất huyết, nâng tổng số ca tử vong lên 9 trường hợp.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) tính đến tuần 24, thành phố ghi nhận 16.057 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 117,3% với cùng kỳ năm 2021 là 7.388 ca, với số ca sốt xuất huyết nặng là 274 ca.

Trong tuần ghi nhận 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, nâng tổng số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay lên 9 trường hợp.

Theo báo cáo của các địa phương đến ngày 16/6, cả nước đã ghi nhận hơn 60.000 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 97% so với cùng kỳ. Con số này tăng thêm khoảng 8.000 ca so với 1 tuần trước đó.

Tại hội nghị tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết tại khu vực phía Nam, BS Lương Chấn Quang - Phó Trưởng khoa Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, Viện Pasteur TP HCM cho biết, tại Việt Nam, 80% ca mắc và 100% ca tử vong vì sốt xuất huyết ghi nhận tại khu vực phía Nam.

Chuyên gia nhận định, sốt xuất huyết trong những tháng đầu năm nay diễn biến phức tạp và hiện chưa đạt đỉnh. Cụ thể, qua biểu đồ diễn tiến ca mắc theo tuần, trong 4 tuần gần đây, số ca mắc sốt huyết chiếm 50% số tích lũy từ đầu năm, số tử vong chiếm 45% số tích lũy từ đầu năm đến nay.

Năm nay, số ca sốt xuất huyết nặng tăng nhanh, cao hơn nhiều so với cùng kỳ hai năm trước. Số trẻ em tử vong do sốt xuất huyết nhiều hơn người lớn, trong khi những năm trước số người lớn tử vong nhiều hơn.

Sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết cho trẻ

Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) vừa tiếp nhận bệnh nhi 7 tuổi, ngụ Đồng Nai, bị sốt xuất huyết nguy kịch.

Người nhà bệnh nhi cho biết, ngày sốt thứ nhất, mẹ đưa bé đến khám tại phòng mạch tư, nghi ngờ mắc sốt xuất huyết. Bác sĩ tại đây tiêm cho bé một mũi thuốc vào mông (không rõ thuốc gì). Một ngày sau, bé vẫn sốt cao nên đi tái khám và lại tiêm thêm một mũi thuốc.

Tuy nhiên, ngày thứ 3, bé mệt hơn, nôn ói nhiều, đau bụng, li bì, tay chân lạnh nên gia đình chuyển lên TP HCM, cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bị sốc sốt xuất huyết, mạch và huyết áp không đo được. Bệnh nhi đã được hồi sức hô hấp tuần hoàn tích cực, tạm thời qua cơn nguy kịch.

Bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Hồi sức Nhiễm - COVID-19 khuyến cáo: Khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không được tiêm vào cơ, kể cả thuốc bổ tại nhà hay tại phòng mạch. Lý do vì sốt xuất huyết rất dễ chảy máu vì giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu ở giai đoạn ngày thứ 3, thứ 4 của bệnh. Nếu tiêm thuốc vào cơ có thể làm rách các mao mạch, gây chảy máu không cầm, nguy cơ tạo khối máu đông rất lớn.

Đọc thêm

Kháng thuốc - nỗi lo của cả cộng đồng

Sử dụng kháng sinh không hợp lý là nguyên nhân gây kháng thuốc. (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
(PLVN) - Được dự đoán sẽ khiến nhiều người tử vong hơn cả ung thư vào năm 2050, kháng thuốc hay kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất hiện nay đối với sức khỏe cộng đồng.

Báo động tình trạng nạo phá thai ở tuổi học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa: petrotimes
(PLVN) - Giới trẻ hiện nay ngày càng có suy nghĩ cởi mở hơn trong tình yêu và tình dục, nhiều người quan niệm tình yêu đi liền với tình dục, để lại “hậu quả” ngoài ý muốn. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 30.000 ca nạo phá thai , trong số đó có tới 60-70% là ở độ tuổi học sinh, sinh viên...

Tuần lễ 'Làm mẹ an toàn 2023': Vì những bà mẹ mạnh khỏe

Đoàn công tác của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) lấy tư liệu, thông tin tại Trạm y tế xã Sơn Phú. (Ảnh: Quốc Việt)
(PLVN) - Việt Nam là nước có 53 dân tộc thiểu số và hầu hết các dân tộc đều sống ở vùng núi, vùng sâu vùng xa điều kiện đời sống khó khăn, gặp nhiều rào cản trong tiếp cận chăm sóc y tế. Do đó, việc bảo đảm tất cả phụ nữ có thể tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ y tế chất lượng trong quá trình mang thai và sinh con là một thách thức rất lớn.

Dịch bạch hầu gây tử vong trở lại, lưu ý quan trọng để phòng bệnh

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạch hầu là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể làm bệnh nhân tử vong trong vòng 6 – 10 ngày. Sau gần 20 năm không xuất hiện ca bệnh, mới đây tỉnh Hà Giang ghi nhận hơn 30 ca mắc bạch hầu, trong đó, 2 trường hợp bệnh diễn biến nặng và tử vong. Bệnh có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vaccine.

Bộ Y tế yêu cầu ứng phó với mưa lũ

Mưa lũ gây ngập sâu ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Ảnh: VGP
(PLVN) -  Ngày 28/9/2023 Bộ Y tế đã có Công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc, Trung Bộ và Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ về triển khai công tác y tế ứng phó với mưa lũ.