“Tôi chọn sống” - Luôn có một ngày mai cho những ai bước tiếp

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vừa qua, tại Hà Nội, Nguyễn Chánh Tín có buổi giao lưu tái bản thứ 2 cuốn sách “Tôi chọn sống”, đó là nghị lực phi thường của chàng trai liệt tứ chi viết nên câu chuyện cuộc đời bằng một ngón tay.

Tín kể lại những thăng trầm liên tiếp của bản thân, coi đó như một món quà nghị lực dành cho các bạn trẻ. Nguyễn Chánh Tín sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở Bình Định. Năm 2005, anh đỗ đại học và lên TP HCM, bắt đầu cuộc đời sinh viên.

Ngay khi còn là sinh viên, chàng trai sinh năm 1987 đã tự xây dựng một doanh nghiệp nhỏ. Ðến năm 2010, khi công ty bắt đầu gặt hái thành công, thì Nguyễn Chánh Tín gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng. Anh bị chấn thương tủy sống cổ, liệt toàn bộ tay chân.

Sau gần một năm điều trị, về quê nhà, Nguyễn Chánh Tín vay vốn, mở một cửa hàng bán điện thoại nho nhỏ. Và rồi cửa hàng anh bị kẻ gian đột nhập, lấy đi hàng hóa, tiền mặt và cả chiếc laptop cũ anh vẫn làm việc mỗi ngày, anh rơi vào cảnh trắng tay.

Năm 2014, anh phải vào bệnh viện cấp cứu vì hoại tử do ngồi làm việc quá nhiều. Thêm một lần, anh thoát khỏi bàn tay tử thần, nhưng sau khi ra viện thì gần như không thể ngồi được nữa. Ít lâu sau, chàng trai khuyết tật quyết định mở một cửa hàng tạp hóa “tự phục vụ”. Mọi quy trình, phương thức vận hành của cửa hàng đều dựa vào niềm tin: khách hàng chọn thứ cần, tính chi phí rồi tự bỏ tiền vào rổ, thậm chí tự lấy tiền thừa.

Năm 2020, khi đang trong bệnh viện để phục hồi chức năng và chỉ có một ngón tay duy nhất có thể cảm nhận, chàng trai quê Bình Định đã quyết định bắt đầu lại cuộc đời bằng tự truyện. Cuốn sách “Tôi chọn sống” có 29 chương, ghi lại hành trình anh Tín vượt qua biến cố, giành giật sự sống, chấp nhận chính mình và gặp tình yêu đời mình.

Nguyễn Chánh Tín chia sẻ: “Hơn 10 năm chiến đấu với nỗi đau, chiến đấu với sự giày vò của bệnh tật, đôi lúc tôi nghĩ, đó là câu chuyện ở đâu đó trong phim ảnh, mà chẳng ngờ lại rơi vào mình. Rồi tôi nghĩ, chính bản thân phải tự mình vượt qua những đau đớn đang ngày đêm giằng xé. Vậy nên, tôi viết lại cuộc đời mình bằng một ngón tay duy nhất với mong muốn truyền đi năng lượng tích cực rằng: Tôi chọn sống”…

Tín cho biết: “Nếu bị ai lấy dao cứa vào chân rồi sau đó vết thương lành lặn và hết cơn đau, tôi chấp nhận bị cứa và sẽ sung sướng hơn rất nhiều những gì đang chịu đựng. Bởi lúc nào nỗi đau cũng dai dẳng. Trước đây, tôi phải dùng giảm đau nhưng theo thời gian, sự đau đớn cũng chai lì”.

Cũng trong buổi ra mắt sách, Nguyễn Chánh Tín đã kể lại câu chuyện tình yêu đầy chông gai của mình với cô gái Bến Tre Nguyễn Thủy Trúc. Cả hai biết nhau năm 2019 khi Trúc mua hàng online của anh trên mạng. Từng có lúc cả hai có ý định chia tay nhưng chỉ sau một ngày, họ đều nhận ra không thể thiếu vắng nhau.

Một bạn đọc bày tỏ, “nhìn chị Trúc làm công việc lặp đi lặp lại hàng ngày bên anh Tín, em thấy chị là người phụ nữ rất lạ, không phải người bình thường”... Trúc đã trả lời thật bình dị: “Tôi nghĩ phía sau cánh cửa căn nhà mình muốn gì ở đó? Niềm vui, bình an, hạnh phúc hay vẻ hào nhoáng bên ngoài. Cuối cùng tôi chọn từ bình an và chọn anh Tín”… Và như thế, sự “bình an” với Trúc là chọn ở bên tình yêu đời mình, dù con đường ấy có muôn vàn cực nhọc, Trúc đều vượt qua… “Anh Tín chỉ có da bọc xương, anh không có chút mỡ nào để chống chọi qua những ngày rét, những cơn đau của anh Tín chỉ có anh vượt qua. Cảm giác của tôi những lúc đó vô vàn thương yêu và bất lực… Cuộc sống có nhiều ý nghĩa về hạnh phúc. Bởi thế, có những chặng đường mình phải đi một mình…”, Trúc chia sẻ…

Tháng 7/2020, Trúc đón bạn trai lên Sài Gòn. Chị quyết định xin nghỉ việc, dành toàn thời gian ở bên, chăm sóc Tín. Tín tập trung viết sách, bán hàng online, tư vấn tâm lý và truyền cảm hứng sống cho mọi người. Trong cuốn tự truyện “Tôi chọn sống”, Nguyễn Chánh Tín dành một chương viết về người bạn đời của mình.

“Cuốn tự truyện được tôi thực hiện kéo dài 8 tháng. Tôi dùng một ngón tay gõ từng chữ trên máy tính bảng. Có những nỗi đau mình phải sống lại trên từng trang viết. Tôi lọc hết bộ nhớ, có những chương tuổi thơ, những ký ức đau khổ, có những thứ không muốn nhớ đến nhưng buộc phải nhớ…”, Nguyễn Chánh Tín kể.

Cuốn tự truyện “Tôi chọn sống” được phát hành vào năm 2021 - trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh COVID-19, khi ấy đã trở thành món quà quý giá, truyền cảm hứng, nghị lực, được sống, cống hiến và lan tỏa những điều tử tế.

Nguyễn Chánh Tín hiện là Đại sứ thương hiệu của Công ty CP Sáng tạo IQ Việt Nam (IQ Books). Lần đầu in 6.700 bản, trong đó có 1.000 bản Tín dành tặng các tủ sách cộng đồng. “Tôi chọn sống” theo Tín là đứa con tinh thần lan tỏa giúp được ai thì giúp. Ở lần tái bản này, sách được in thêm 3.000 cuốn. Có thể đâu đó ai còn đang tuyệt vọng hay chưa có phương hướng, hãy thử một lần đọc “Tôi chọn sống” và biết sống để làm gì?...

Tin cùng chuyên mục

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Đọc thêm

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Trong tâm hồn bạn có một đứa trẻ bị tổn thương, lạc lối?

Trong tâm hồn bạn có một đứa trẻ bị tổn thương, lạc lối?
(PLVN) - Nỗi đau đó liên tục bộc lộ ra trong cuộc đời bạn, dưới dạng những phản ứng bốc đồng và những kiểu phản hồi cảm xúc thái quá. Đó chính là phần nội tâm thông tuệ, cũng là phần khổ đau đang khao khát được thừa nhận và chữa lành. Vậy đừng để đứa trẻ tổn thương kia trở thành người lớn đau khổ.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.

Tàn lửa

Tàn lửa
(PLVN) - Truyện tranh Việt Nam của họa sĩ Lilywiu mang tên “Tàn lửa” do Wings Books (Nhà xuất bản Kim Đồng) phát hành, kể lại một câu chuyện đầy sức nặng về tình cảm gia đình, lòng tham hư vinh và thử thách niềm tin trong mỗi con người.

“Mẹ yêu con”

”Trên lưng mẹ” - bức ảnh của tác giả Lê Bích chụp năm 2005. (Nguồn ảnh: BTC)
(PLVN) - Tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận, được nhiều nghệ sĩ thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức. Trong đó, nhiếp ảnh cũng là một ngôn ngữ đặc biệt.

Dưỡng thần

Dưỡng thần
(PLVN) - Không gian ấy bình lặng mà tươi thắm, hoa đua nhau nở. Hoa vẫy mời chim chóc về ríu rít. Hoa gọi nhành nắng xuân. Tất cả do bàn tay ông Đức làm ra. Khi ông đang chăm sóc chậu mai chiếu thủy thì tiêng ông Hiệp vọng vào. Cổng chỉ khép. Ông Hiệp khoái trí cười với sắc hoa đón chào.

Điều đẹp đẽ chỉ ngắn ngủi vậy thôi

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Ngày Tết chúng ta nói chuyện vui, đoàn viên, hội ngộ, nhưng ngày Tết cũng có những khoảng lặng ngầm ngùi, sâu lặng, để thao thức về ngày đã qua và tương lai. Nghe radio những ngày này thấy toàn mở nhạc xuân vui tươi, hoan ca… đơn giản vì người Việt hay nói: Vui như Tết! Nhưng thực sự ngày Tết có phải là ngày vui vẻ hay là ngày tiễn đưa của thời gian và lòng người nặng trĩu suy tư?

Ra mắt tác phẩm “Đế chế ký hiệu” của Roland Barthes

Ra mắt tác phẩm “Đế chế ký hiệu” của Roland Barthes
(PLVN) - Roland Barthes là một nhân vật lớn trong lịch sử văn học và triết học của thế kỉ XX. Là một trong những người đặt nền móng cho chủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học Pháp, các tư tưởng của Roland Barthes đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều trường phái lý thuyết, bao gồm cấu trúc luận, ký hiệu học, lý thuyết xã hội và hậu cấu trúc luận,...

Ánh lửa trên đồi quyên thảo

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Đã bao năm chị vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa. Sáng nay cũng vậy, khi lũ chim trên đồi quyên thảo thức giấc, chị lại trở dậy ngồi bên bếp lửa.

“Phụ nữ Việt Nam có một thời như thế”

Ra mắt sách “Phụ nữ Việt Nam có một thời như thế”. (Ảnh: BTPNVN)
(PLVN) - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hiện lưu giữ hàng nghìn lá thư thời chiến của những người phụ nữ, thể hiện tâm tư của những đôi lứa yêu nhau phải tạm chia xa, của những người vợ đợi chồng, những người con nhớ mẹ, những người chị ngóng tin em... Sự ngăn cách giữa hậu phương và tiền tuyến khiến họ đành gửi gắm yêu thương, vui buồn cuộc sống và động viên nhau qua những lá thư.

“Biết tuốt về triết” của Yves Michaud

“Biết tuốt về triết” của Yves Michaud
(PLVN) - Nhằm giúp công chúng tiếp cận với những vấn đề triết học căn bản, triết gia Yves Michaud đã có những buổi thảo luận triết học với một nhóm thanh, thiếu niên và ghi chép, tổng hợp lại trong cuốn sách “Biết tuốt về triết”.

Chuyện của bà

Ảnh minh họa truyện. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Phải nói chưa có một gia đình nào phức tạp như gia đình tôi, phức tạp từ những mối quan hệ trong gia đình, phức tạp từ bản tính của từng con người với mỗi tính cách khác nhau nhưng đều khó hiểu, cho đến phức tạp hoàn cảnh gia đình. Nhưng có lẽ phức tạp nhất đó là mối quan hệ giữa ông bà tôi, một mối quan hệ mà từ lúc bé tôi chẳng hiểu rõ đó là yêu thương hay tất cả đều đã phai nhạt qua thời gian và năm tháng.

Một đứa trẻ

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác nóng bỏng tay khi bế trên tay hình hài bé nhỏ ấy, cứ tựa như một cảm giác vô cùng hạnh phúc nhưng cũng chớm đầy những âu lo.

Cuối năm, ngẫm về tật xấu của người Việt

Cuối năm, ngẫm về tật xấu của người Việt
(PLVN) - Những ngày cuối năm chộn rộn, trên tầng cao khu phố cổ Hà Nội, nhà văn Di Li cho ra mắt “Tật xấu người Việt”, như một sự tự trào. Bởi cuốn sách dành cho những người đã trưởng thành, phàm đã là người Việt, dường như ai cũng thấy có mình trong đó…

Bên mẹ mùa xuân

Ảnh minh họa của Văn Lang
(PLVN) - Nhìn dáng bố mẹ lụi cụi, xăm xăm lấy cho con cái này, đưa cho cháu cái kia với vẻ rạng rỡ, mừng vui… dường như anh chị đều hiểu: “Với bố mẹ, dù các con đã ngoài năm mươi tuổi thì vẫn luôn là những đứa trẻ thơ”. Bên mâm cơm chiều Ba mươi Tết, chén rượu ấm nồng khiến những người con xa quê thêm cay khóe mắt.