Nuôi bò online bên nước ngoài, hàng ngàn người sập bẫy app “trang trại tiết kiệm”

Quảng cáo trang trại bò sữa trên mạng xã hội.
Quảng cáo trang trại bò sữa trên mạng xã hội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bỏ tiền vào app 'trang trại tiết kiệm' để chăn gia súc online với tham vọng thu được lãi lớn trong vài ngày, hàng ngàn người đã sập bẫy, mất trắng tiền khi app này bỗng nhiên không truy cập được.

Chuồng bò tiền tỷ

Mấy ngày qua, trong khi dư luận xôn xao về vụ sàn giao dịch bảo hiểm Coolcat huy động hàng trăm tỉ đồng bị sập khiến hàng ngàn nạn nhân cầu cứu cơ quan công an, một ứng dụng khác mang tên “trang trại tiết kiệm” (hay còn gọi là “nuôi bò online”) cũng khiến nhiều người mất ăn mất ngủ, gửi đơn cầu cứu khắp nơi.

Hàng loạt nạn nhân gửi đơn tố cáo về ứng dụng mang tên “trang trại tiết kiệm” có hành vi lừa đảo hàng trăm tỉ đồng của nhà đầu tư, với chiêu trò người tham gia app sau 10 - 20 ngày sẽ thu lợi nhuận khủng. Theo tìm hiểu, các nạn nhân của “trang trại tiết kiệm” trải dài hầu hết các tỉnh, thành từ bắc vào nam như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP HCM, Vĩnh Long… Nhiều nhà đầu tư sau khi tham gia, muốn có được lãi nhiều, lãi cao, hưởng hoa hồng từ việc giới thiệu người tham gia, đã lôi kéo người thân, bạn bè cùng “khởi nghiệp”, nên số nạn nhân đến thời điểm này là rất lớn.

Một tài khoản Zalo của “chủ nhóm nuôi bò” tên B.N đăng thông tin chuồng nuôi của mình với tổng số tiền hơn 500 triệu đồng và khoe thành tích có hơn 3.500 thành viên cấp dưới. Mỗi thành viên cấp dưới khác cũng lôi kéo được vài chục đến trăm NĐT, với số tiền nạp vào hệ thống hàng trăm triệu mỗi ngày. Như tài khoản của ông H.Tr (ngụ Bà Rịa-Vũng Tàu) sở hữu hơn 650 người đăng ký, số tiền nạp 1 ngày thống kê trong app là 190 triệu đồng và tổng số tiền các thành viên nạp vào lên đến 6,5 tỉ đồng.

Các "nhà đầu tư" nuôi bò sữa online trở thành nạn nhân bị lừa đảo đã làm đơn tố cáo.
Các "nhà đầu tư" nuôi bò sữa online trở thành nạn nhân bị lừa đảo đã làm đơn tố cáo. 

Ông Nguyễn Văn S. (40 tuổi, quê Vĩnh Phúc) ngậm ngùi chia sẻ rằng ông cùng nhiều người khác sập bẫy “Trang trại tiết kiệm” và mất gần 100 triệu đồng. “Theo lời quảng cáo của người bạn, chỉ cần đầu tư khoảng 10 - 20 ngày sẽ thu cả gốc lẫn lãi nên tôi tham gia. Thế nhưng khi vừa vào chơi được vài ngày thì app bị sập, mất trắng”, ông S. nói.

Tương tự, anh H.Đ.H (32 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, TP HCM) cho biết bị mất số tiền hơn 70 triệu đồng khi tham gia “nuôi bò online”. “Ban đầu tôi chỉ dám chơi vài triệu rồi thấy có lãi nên mê. Ngày 30/3 khi có đợt khuyến mãi, tôi bị cuốn vào, đầu tư hẳn 70 triệu đồng thì hôm sau phát hiện hệ thống bị sập. Tiền đó tôi vay tín dụng, giờ phải gồng mà trả”, anh H. chia sẻ. 

Chị Phạm Thị Nh. (36 tuổi, ngụ TP Hải Phòng) cũng vương cảnh nợ nần chồng chất, nguy cơ gia đình đổ vỡ vì vướng bẫy “nuôi bò” mất gần 220 triệu đồng. “Tôi làm công nhân nên nghe bạn bè nói với nhau là đầu tư vào có lãi, thấy họ khoe tiền lãi tôi tin liền. Sau đó, tôi vay mượn tiền tham gia thì mất sạch. Cấp dưới của tôi còn hơn 30 NĐT nữa, tổng số tiền khoảng 3 - 4 tỉ đồng”, chị Nh. nói.

Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, PV cũng nhận được hàng loạt đơn tố cáo của các nạn nhân bị sập bẫy app “nuôi bò online” này. Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau khi biết bị lừa, các hội nhóm “tố cáo trang trại tiết kiệm” trên Zalo liên tục được nạn nhân lập ra để cảnh báo, chia sẻ thông tin và gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an. Mỗi hội nhóm này có từ 300 - 700 thành viên, ước tính tổng số thành viên tại các nhóm có thể đến hàng nghìn người.

Ở Việt Nam nuôi bò ảo bên nước ngoài

Thực tế, thủ đoạn của app “trang trại tiết kiệm” chẳng có gì mới so với các đường dây lừa đảo huy động vốn trước đây: huy động vốn lãi suất cao, giới thiệu người mới tham gia thì nhận được thêm hoa hồng như đa cấp… Đối tượng cầm đầu chỉ thay đổi về hình thức, thay vì kêu gọi đầu tư tiền ảo, tham gia sàn bảo hiểm thì nay là đầu tư nuôi bò, dự án lớn của chủ đầu tư nước ngoài…

Theo tố cáo của các nạn nhân, app “trang trại tiết kiệm” được các admin dùng tài khoản Zalo mời chào đầu tư góp vốn nhận nuôi các loại động vật như: bò, cừu, ngựa… với hình thức trực tuyến (online). Cụ thể, các admin quảng cáo trang trại nước ngoài đang cần vốn để nuôi, chăm sóc các động vật trên nên liên kết cùng các nhà đầu tư tại Việt Nam góp vốn, sau đó trả hoa hồng (tiền lãi suất) định kỳ… theo ngày. App này còn rầm rộ quảng cáo trên Facebook với tên “trang trại tiết kiệm 6688”.

Người tham gia chỉ cần tải app, đăng ký bằng chính số điện thoại di động của mình là có tài khoản. Tài khoản muốn "rót vốn" vào chuồng nuôi phải chuyển khoản tiền trực tiếp qua "tài khoản của hệ thống" mang tên L.X.T, B.H.D, L.H.P... tại nhiều ngân hàng khác nhau. Sau đó, chụp màn hình lịch sử chuyển khoản kèm nội dung chuyển khoản là số điện thoại đăng ký vào app rồi gửi hình về bộ phận chăm sóc khách hàng, 10 phút sau tiền sẽ được chuyển vào app cho nhà đầu tư . Khi rút tiền, nhà đầu tư chỉ được rút 2 ngày/lần và tiền sẽ nhận được vào ngày hôm sau.

Một quảng cáo chăn bò online trên mạng xã hội.
Một quảng cáo chăn bò online trên mạng xã hội. 

App tạo lòng tin, dẫn dụ các nhà đầu tư mới tham gia bằng cách cho chơi thử trải nghiệm với số tiền nhỏ và trả tiền hoa hồng đều đặn. Khi “con mồi” đã say sẽ rót vốn vào các chuồng nuôi có số tiền cao hơn. Bên cạnh đó, hệ thống yêu cầu nhà đầu tư phải mời ít nhất 5 người mới vào app nếu muốn sở hữu giống vật nuôi có mức lãi cao. NĐT mời càng nhiều người tham gia thì hoa hồng nhận được càng cao theo công thức “Mô hình đại lý và thu nhập đồng đội”.

Cụ thể, nhà đầu tư trực tiếp giới thiệu người mới tham gia (gọi là F1) sẽ được hưởng 12% hoa hồng từ số tiền từ F1 nạp vào. Nếu F1 giới thiệu một người mới khác (gọi là F2), nhà đầu tư vẫn được nhận 6% hoa hồng từ số tiền F2 nạp vào... Cứ như vậy, hệ thống khuyến khích các nhà đầu tư lôi kéo càng nhiều người mới tham gia để hưởng hoa hồng từ các cấp dưới.

Ngày 29/3, “trang trại tiết kiệm” đưa ra mức khuyến mãi khủng nhân dịp “sinh nhật 4 năm”. Thời điểm này, hệ thống cũng “ra mắt giống ngựa mới” với giá 103 triệu đồng, lợi nhuận hơn 40 triệu đồng/10 ngày… cùng nhiều giống ngựa khác.

Để “tăng gia sản xuất”, hệ thống còn mạnh tay khuyến mãi từ 10 - 25% nếu nhà đầu tư góp vốn tối thiểu 35 triệu đồng; góp vốn 500 triệu đồng nhà đầu tư sẽ được khuyến mãi hẳn 125 triệu đồng trong tài khoản. Thấy khuyến mãi “khủng”, nhiều nhà đầu tư ồ ạt rót vốn lớn để sở hữu giống ngựa mới trong chuồng nuôi, 2 ngày sau thì hệ thống… bị sập! 

Theo tìm hiểu, để tạo hệ thống chân rết cũng như tạo lòng tin lôi kéo hàng ngàn NĐT tham gia, hệ thống phân công nhiều “trưởng nhóm nuôi bò” tạo các group khác nhau trên Zalo, sau đó mời những thành viên F1 vào tham gia. Các trưởng nhóm và F1 cũng thường xuyên đăng hình ảnh sang chảnh, lãi suất hàng chục triệu đồng mỗi ngày khi tham gia “trang trại tiết kiệm” cùng lời khuyên “đừng để tiền của bạn ngủ quên”, nhằm đánh vào lòng tham của người muốn tham gia.

Đáng lưu ý, tại hội nhóm bàn về thủ đoạn lừa đảo của app “trang trại tiết kiệm”, một số tài khoản tiếp tục chia sẻ các hệ thống có cách đầu tư tương tự đến nạn nhân. Những tài khoản này khuyên các nạn nhân đừng nên buồn mà tiếp tục đầu tư vào những app “uy tín” khác như Coolcat, Trang trại bò Úc, Wefinex, Garden.BO… Kết quả, đến giữa tháng 4/2021, hệ thống Coolcat cũng bị sập.

Tin cùng chuyên mục

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Đọc thêm

Vụ cho ở rồi mất đất ở Cao Bằng: Nguyên đơn không đồng tình với phán quyết của TAND Cấp cao tại Hà Nội

Các văn bản ông Hoàng Văn Tiến gửi đi và nhận lại từ các cơ quan chức từ khoảng 15 năm qua.
(PLVN) -Vì thương gia đình ông Mã Văn Chỉnh không có đất ở, bố mẹ ông Hoàng Văn Tiến đã cho gia đình ông Chỉnh ở nhờ. Nhưng sau đó, ông Chỉnh đã tự ý làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã đem mảnh đất này bán cho người khác. Vụ việc đã được TAND tỉnh Cao Bằng đưa ra xét xử sơ thẩm. Phiên toà phúc thẩm tại TAND Cấp cao tại Hà Nội diễn ra ngày 8/4/2022, luật sư đã phân tích những vi phạm nghiêm trọng ở cấp toà sơ thẩm, dù vậy, ông Tiến vẫn chưa đòi lại được đất đã cho ông Mã Văn Chỉnh mượn.

Quan điểm Toà – Viện “vênh” nhau, nguyên đơn kêu cứu đề nghị giám đốc thẩm lại vụ án

Ảnh chụp bản án sơ thẩm, phúc thẩm và Quyết định giám đốc thẩm vụ án.
(PLVN) - Về vụ án này, các cấp Viện kiểm sát không đồng tình với Toà trong việc đánh giá chứng cứ cũng như quan điểm giải quyết vụ án nên đã có kháng nghị lên cấp phúc thẩm và sau đó kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị huỷ án nhưng đều không được Toà chấp nhận. Dư luận băn khoăn: cùng một vụ việc tại sao cách nhìn nhận, quan điểm vận dụng pháp luật của hai cơ quan pháp luật lại “vênh” nhau?

Vết máu không cùng nhóm “lên tiếng” sau 15 năm im lặng

Thực nghiệm lại hiện trường vụ cướp của giết người xảy ra 15 năm trước.
(PLVN) - Vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra tại Lào Cai từ năm 2006 nhưng không tìm ra hung thủ. 15 năm sau, vào năm 2021, chỉ từ một tình tiết tình cờ, kẻ thủ ác đã phải tra tay vào còng số 8 nhờ sự xác minh danh tính của khoa học pháp y...

Lộ tẩy hành vi tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép từ hai người ngoại quốc lang thang

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - TAND TP Hà Nội đã đưa bị cáo Trương Thị Quyên (SN 1986, ở Nghệ An), Nguyễn Hữu Trung (SN 1989, ở Gia Lâm, Hà Nội) và Nguyễn Văn Dũng (SN 1980, ở Gia Lâm, Hà Nội) ra xét xử về tội “Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép”. Đây là những người đã tổ chức đưa 2 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam khi dịch COVID-19 bùng phát hồi đầu năm.

Tay quỷ” hóa giải nỗi oan góa phụ trẻ (Tiếp theo kỳ trước)

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Như đã phản ánh ở kỳ trước, trước khi phát hiện rơi từ tầng 10 xuống đất tử vong, anh Nguyễn Xuân L - Giám đốc một Trung tâm dạy nghề có đưa cho vợ một khoản tiền lớn. Vì vậy, người vợ goá không chỉ gánh trên mình nỗi đau mất chồng mà còn phải đeo thêm tiếng oan từ những nghi kỵ của gia đình chồng.

“Tay quỷ” hóa giải nỗi oan góa phụ trẻ

(Hình minh họa).
(PLVN) - Giải phẫu tử thi để giải mã bí ẩn cái chết nên giới pháp y bị gán cho biệt danh là “tay quỷ”. Tuy nhiên, hoạt động của “tay quỷ” đó lại phục vụ cho “tâm Phật” là sự thật, cho công lý. Câu chuyện hóa giải nỗi oan giết chồng của người vợ trẻ đã minh chứng cho hành trình pháp y “tay quỷ - tâm Phật” như thế. 

Tình ngoài luồng phá nát hai gia đình

Bị cáo Tùng tại tòa.
(PLVN) - Dù đang có vợ, có chồng song Tùng và chị L. vẫn bất chấp luân thường đạo lý, vụng trộm yêu đương. Khi bị chồng phát hiện, khuyên can, chị L. quyết định chia tay với Tùng để quay về làm người vợ, người mẹ tốt. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện, chị L. bị Tùng đoạt mạng bằng hàng chục nhát dao.

Xác định công sức cho người quản lý di sản thừa kế

(Hình minh họa).
(PLVN) - Chia di sản thừa kế là những vụ tranh chấp có yếu tố quan hệ gia đình, giữa những người thân, mặt khác còn phức tạp về nội dung tranh chấp nên ẩn chứa nhiều vấn đề và thông thường các sự kiện pháp lý không thể hiện rõ ràng bằng các tài liệu chứng cứ.

Những vết thương trên thi thể tố cáo hành vi giết bạn của gã đàn ông

Nguyễn Đức Thủy tại cơ quan công an.
(PLVN) - Vụ án xảy ra từ hơn một năm trước nhưng đến giờ nhắc lại, nhiều người vẫn bàng hoàng bởi hung thủ ra tay tàn độc, tạo hiện trường giả một vụ nạn nhân tự gây tai nạn giao thông một cách rất tinh vi... Nhưng tất cả không qua được con mắt tinh tường và giàu kinh nghiệm của cơ quan cảnh sát điều tra...