Tỉnh Hòa Bình đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh để phát triển sản phẩm OCOP

Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình cùng các đại biểu tham gia gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP.
Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình cùng các đại biểu tham gia gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, hỗ trợ các tổ chức kinh tế ở nông thôn phát triển nhất là các Hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp. Xây dựng các tổ hội sản xuất, tổ hội nghề nghiệp, các tổ hợp tác. Phát triển các trung tâm thương mại, trung tâm cung ứng nông sản, chợ nông thôn. Phát triển các sản phẩm OCOP, phát triển vùng nguyên liệu, nâng cao năng lực chế biến và bảo quản nông sản theo các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Để tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn ông Trần An Định – Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hòa Bình - nơi có những bước tiến mạnh mẽ về xây dựng Nông thôn mới cũng như sản phẩm OCOP.

Thực hiện theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 là một Quyết định quan trọng, đã và đang làm thay đổi căn bản và sâu sắc bộ mặt nông thôn, mang tầm chiến lược trong cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng cụ thể: Tỉnh đã thực hiện quy hoạch nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối nông thôn với đô thị và kết nối các vùng miền. Đảm bảo chống thiên tai, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống nông thôn mang tính bền vững, xây dựng cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp. Bảo tồn và phát huy bản sắc, di sản văn hóa dân tộc, thúc đẩy du lịch nông thôn.

Thúc đẩy chương trình khởi nghiệp, thi đua làm kinh tế giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng số, chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy công tác chuyển đổi số tổng thể, toàn diện và đồng bộ trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Các nội dung trên có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các HTX, cũng như phát huy được vai trò kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới, như: Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thực hiện các dịch vụ bảo vệ môi trường, tham gia tích cực vào công tác chuyển đổi số, tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Tỉnh Hòa Bình đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh để phát triển sản phẩm OCOP  ảnh 1

Ông Trần An Định - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh phát biểu tại buổi ra mắt HTX thành viên.

Được biết Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và nhận cờ thi đua của Liên minh HTX Việt Nam. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay Liên minh HTX tỉnh đã có bao nhiêu sản phẩm, bao nhiêu HTX thành viên được công nhận đạt OCOP thưa ông?

Ông Trần An Định: Ngày 16/10/2023 Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình. Với 30 năm thăng trầm xây dựng và phát triển, Liên minh HTX tỉnh đã đóng góp công sức rất lớn cho kinh tế tập thể của tỉnh, xây dựng hệ thống các HTX, trên địa bàn tỉnh ngày càng ổn định và phát triển, nâng cao về số lượng và chất lượng các HTX. Từ khi có chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, Liên minh HTX đã có nhiều hoạt động định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn cho các HTX xây dựng các sản phẩm thế mạnh của địa phương, của HTX tạo nền tảng cho phát triển các sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP. Tính đến nay đã có 75 sản phẩm của 65 HTX đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, các sản phẩm rất đa dạng từ các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi cho đến chế biến dược liệu, tiểu thủ công nghiệp và du lịch như: Chuối Viba, Cam Cao Phong HTX Nông sản 3T, bưởi Bình Minh, Mỹ Tân; Gà Lạc Thủy, Lạc Sơn; Lợn đen Mường Pa, Tâm Cương, cao xạ đen Tuyết Nhi, cao cà gai leo Yên Thủy, Trà Thành Ngạnh, Thổ cẩm dân tộc Thái HTX Thổ cẩm và du lịch Chiềng Châu, thổ cẩm dân tộc Mường HTX Suối Hoa, các dịch vụ du lịch homestay HTX Dịch vụ du lịch và Nông nghiệp Hang Kia….

Tỉnh Hòa Bình đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh để phát triển sản phẩm OCOP  ảnh 2

Một trang trại trồng Thanh long đạt chuẩn OCOP tại tỉnh Hòa Bình.

Ông cho biết thế mạnh sản phẩm và HTX thành viên của Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình là gì?

Ông Trần An Định: Hòa Bình là tỉnh miền núi, có 6 dân tộc chính cùng sinh sống, đa sắc mầu về văn hóa, có địa hình chia cắt mạnh tạo các vùng có khí hậu khác nhau, nhiều sông suối, ao, hồ, diện tích mặt nước lớn. Do đó, thế mạnh của các HTX trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là những sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến đã xuất hiện lâu đời, người dân đã có kiến thức truyền thống trong sản xuất và chế biến. Nhiều sản phẩm mang tính đặc hữu, quý hiếm, sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có khả năng phát triển hàng hóa như: gà đen của người Mông, gà Lạc Thủy, Lạc Sơn; lợn bản địa, Cam Cao Phong, Bưởi Tân Lạc, cá lòng hồ, vải thổ cẩm, đặc biệt là các sản phẩm dược liệu, các bài thuốc dân gian có hiệu quả đang được các HTX sản phẩm hóa để phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh như: Cao xạ đen, Cao Cà Gai Leo, Cao Dạ dày, cao đắp trị khớp, trà hòa tan, trà túi lọc để giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tiêu độc, thanh lọc cơ thể, viêm khớp, thuốc ngâm chân, thuốc tắm người dao…

Trên cương vị là chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 trong đó có Chương trình OCOP. Vậy Liên minh HTX tỉnh cần có phương hướng và mục tiêu như thế nào để tăng cường phát huy thế mạnh vùng miền trong thời gian sắp tới?

Ông Trần An Định: Căn cứ vào các nội dung trong xây dựng nông thôn mới, tôi sẽ tham mưu cho UBND tỉnh có những thể chế, chính sách hỗ trợ HTX phát huy thế mạnh của địa phương, phát huy lợi thế so sánh của các sản phẩm đặc hữu, quý hiếm và có giá trị kinh tế để xây dựng các sản phẩm OCOP, cụ thể: Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động để các HTX nắm được chủ trương của Đảng, Mục tiêu, nội dung của Chương trình trong xây dựng nông thôn mới. Xác định vai trò của HTX, THT trong phát triển kinh tế của địa phương;

Khuyến khích, động viên nhân dân tham gia vào HTX, để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cung ứng, ký kết hợp đồng, hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị ổn định và bền vững; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm đến gần hơn đến các thị trường trong và ngoài nước.

Phân tích đặc điểm tự nhiên, đặc tính sản phẩm, tiềm năng thị trường, trình độ năng lực quản lý, sản xuất của HTX để định hướng xây dựng các sản phẩm OCOP về quy mô, chất lượng phù hợp với thực tiễn.

Làm việc với các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cùng hỗ trợ các nguồn lực để xây dựng sản phẩm. Cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất: chọn lọc giống, thay đổi quy trình sản xuất, áp dụng phương thức sản xuất xanh, sản xuất tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên.

Thúc đẩy các HTX đăng ký chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ …. Tích cực tìm nguồn lực cần thiết hỗ trợ các HTX trong công tác chuyển đổi số, đồng thời thiết kế nhãn mác, bao bì sản phẩm, tem truy suất nguồn gốc thu hút được khách hàng. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại: tổ chức tuần lễ giới thiệu sản phẩm, hội chợ, hội thảo, quảng bá sản phẩm hướng đến các thị trường ngoại tỉnh và xuất khẩu. Mời các DN cùng liên kết, hỗ trợ HTX xây dựng thương hiệu sản phẩm, làm cầu nối tiêu thụ sản phẩm cho HTX.

Trong quá trình phát triển các sản phẩm OCOP, phát triển vùng nguyên liệu, nâng cao năng lực chế biến và bảo quản nông sản theo các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị thì Liên minh HTX tỉnh đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì thưa ông?

Ông Trần An Định: Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Khoá XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới nêu quan điểm chỉ đạo: “Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố, phát triển cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” và “có chính sách ưu tiên cho các tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, gắn hoạt động sản xuất kinh doanh với chuỗi giá trị sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”.

Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của vùng núi cao đặc thù, các sản phẩm nông sản tỉnh Hòa Bình đang từng bước khẳng định được ưu thế, chất lượng trên các thị trường tiêu thụ. Đều là những nông sản thế mạnh của tỉnh như: Gà ri Lạc Thủy, Mật ong, các sản phẩm từ cá sông Đà, sản phẩm từ cam, thổ cẩm…. Nhằm tăng hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh của các sản phẩm nông sản, nhiều hợp tác xã trong tỉnh Hòa Bình đã và đang đẩy mạnh liên kết sản xuất; nghiên cứu ra các dòng sản phẩm chế biến chất lượng cao. Từ đó, đáp ứng thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu như Bưởi Mường Động, Cam Mường Động của HTX Dịch vụ nông nghiệp và thương mại Mường Động; Nhãn Sơn Thủy của HTX Dịch vụ Nông nghiệp Sơn Thủy; Trứng Gà Ngọc Hân của HTX Sơn Nam; Na Đồng Bong của HTX Dịch Vụ Đồng Tâm; Thanh Long ruột đỏ của HTX Dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà; Gà tươi nguyên con của HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy…

Tuy nhiên cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất là những khó khăn HTX vấp phải. Chính sách của Nhà nước hỗ trợ thúc đẩy sản xuất phát triển, xây dựng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị là cơ hội giúp HTX kịp thời nắm bắt. Tham gia chuỗi giá trị, các hộ thành viên được tập huấn về kỹ thuật canh tác, kỹ thuật phòng trừ dịch hại, đảm bảo an toàn thực phẩm và áp dụng quy trình sản xuất VietGAP. Hỗ trợ xây dựng cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, khu vực sơ chế tại các nhà vườn, tem mác, bao bì sản phẩm và xúc tiến thương mại.

Qua quá trình triển khai chuỗi liên kết sản xuất, nhiều mặt hàng thế mạnh của tỉnh đã vào được hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại lớn như: Siêu thị Big C, Hapro Mart, Coop Mark, Lotte, BiggreenCó thể thấy. việc phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị đã thực sự có ý nghĩa trong phong trào phát triển kinh tế tập thể, giúp cho các HTX liên kết được trong sản xuất cả vấn đề đầu vào, đầu ra cho sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận cho HTX.

Xây dựng mô hình hợp tác xã sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị đang được Nhà nước rất quan tâm, đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho từng địa phương với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường tính liên kết trong chuỗi giá trị giúp hợp tác xã hoạt động và phát triển bền vững, tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm; tăng khả năng tiếp cận thị trường và sức cạnh tranh của hợp tác xã, mang lại lợi ích cho thành viên, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Cảm ơn ông đã chia sẻ!

* Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Chương trình Nông Thôn Mới: 'Cú hích' đưa Ứng Hòa vươn mình đổi mới

Diện mạo nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa ngày càng khang trang, sạch đẹp.
(PLVN) - Từ một huyện thuần nông với hạ tầng thiếu đồng bộ và đời sống người dân còn khó khăn, huyện Ứng Hòa (TP Hà Nội) đã biến chương trình Nông thôn mới thành "cú hích" mạnh mẽ để thay đổi diện mạo. Nhờ sự quyết tâm của lãnh đạo và sự đồng lòng của nhân dân, vùng quê này đã khoác lên mình một diện mạo giàu đẹp, khang trang, trở thành điểm sáng trong hành trình đổi mới nông thôn.

Yên Lạc (Vĩnh Phúc) xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu xã Liên Châu.
(PLVN) - Năm 2024, cùng với việc tập trung các nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí trở thành huyện nông thôn mới (NTM) mới, huyện Yên Lạc chọn các xã Nguyệt Đức và Liên Châu để đẩy mạnh xây dựng xã NTM kiểu mẫu, từ đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình nhân rộng ra các địa phương khác trong huyện. Đây là tiền đề quan trọng để Yên Lạc trở thành đô thị trong tương lai không xa.

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì
(PLVN) -  Là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023, Thanh Trì đã về đích sớm hơn hai năm so với kế hoạch. Những kết quả đạt được không chỉ là thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì mà còn là bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm hiện tại, huyện Đông Anh đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bên cạnh vai trò chủ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thì Ủy ban MTTQ huyện Đông Anh cũng có đóng góp quan trọng về tuyên truyền, vận động Nhân dân trong công tác này.

Diện mạo nông thôn mới tại một xã nghèo ở Sơn La

Cánh đồng lúa tại xã Huy Tường, huyệ Phù Yên, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Xã Huy Tường (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đang ngày càng đổi thay, đường vào các bản, xóm đã được bê tông hóa, đời sống vật chất tinh thần Nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao... Đó là kết quả của quá trình hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Từ đột phá trong xây dựng nông thôn mới đến những bản làng đáng sống ở Sơn La

Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo NTM tỉnh miền núi Sơn La đang từng ngày đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững
(PLVN) - Sáng 01/10, tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Bình Định.

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đang nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm cải thiện đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân. Đến nay, địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng tích cực và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM trong tương lai gần.

Đấu giá sinh vật cảnh gây quỹ phòng chống lụt bão

Cộng đồng nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn tham dự Festival Sinh vật cảnh Hà Nội 2024 quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống lụt bão.
(PLVN) - Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội 2024 đã quyên góp hàng trăm triệu đồng qua đấu giá tác phẩm Sinh Vật Cảnh, để ủng hộ Quỹ phòng chống lụt bão. Tiếp nối thành công, phiên đấu giá tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 14/9, kêu gọi cộng đồng tiếp tục chung tay hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai.

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Qua 13 năm triển khai thực hiện, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã huy động hơn 3.500 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng huyện NTM từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tín dụng, doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp và nhiều nguồn huy động khác.