Từ đột phá trong xây dựng nông thôn mới đến những bản làng đáng sống ở Sơn La

Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La.
Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo NTM tỉnh miền núi Sơn La đang từng ngày đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Giờ đây, đến các xã, bản vùng sâu, vùng xa, vùng cao của tỉnh Sơn La không khó để bắt gặp những ngôi nhà, trường học, trạm y tế, đường giao thông… được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang, sạch đẹp; những khu đất trống đồi trọc được phủ một màu xanh cây ăn quả, hứa hẹn một màu xanh no ấm... Những miền đất khó khăn ngày nào nay đã trở thành nơi đáng sống. Đó là kết quả của quá trình triển khai xây dựng NTM tại tỉnh miền núi Sơn La những năm qua.

Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở khu vực Tây Bắc, toàn tỉnh có 188 xã, có 250km đường biên giáp với nước bạn Lào, với 12 dân tộc, trong đó đa số là đồng bào dân tộc thiểu số. Cũng như nhiều tỉnh khác trong cả nước, Sơn La bắt tay vào xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm thấp. Năm 2011, tại thời điểm đánh giá theo 19 tiêu chí NTM, đa số các xã đều chưa đạt và đạt thấp, đặc biệt là các tiêu chí như: Quy hoạch, giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, lao động có việc làm, môi trường và an toàn thực phẩm, hộ nghèo, thu nhập...

Những năm qua, hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp cùng sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc, chương trình xây dựng NTM của tỉnh Sơn La đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, diện mạo các xã trong tỉnh đã có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực… Tính đến tháng 9/2024, toàn tỉnh Sơn La có 65/188 xã đạt chuẩn NTM, 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, thành phố Sơn La hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có 57 bản, tiểu khu được công nhận đạt chuẩn bản NTM.

Người dân Sơn La phát triển kinh tế nâng cao đời sống.

Người dân Sơn La phát triển kinh tế nâng cao đời sống.

Ông Dương Gia Định – Phó chánh văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh Sơn La cho biết: Với nhiệm vụ là xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình NTM của các ngành, các địa phương, những năm qua, Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh đã tích cực đẩy mạnh công tác tham tham mưu. Bởi xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước với mục tiêu toàn diện, tổng thể. Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, tỉnh Sơn La đã ban hành các nghị quyết, Đề án, Chương trình hành động; giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành. Công tác tổ chức bộ máy thực hiện chương trình được thành lập theo quy định và thường xuyên được kiện toàn. Các cơ chế, chính sách được ban hành kịp thời và có tính thực tiễn cao, tạo điều kiện cho các địa phương khai thác các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với phát triển sản xuất…

Vượt qua những khó khăn, bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc, chương trình xây dựng NTM của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng mừng, diện mạo NTM ở các xã, bản không ngừng “thay da đổi thịt” khang trang, sạch đẹp hơn, nhất là ở các bản vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới... Đời sống của người dân khu vực nông thôn từng bước cải thiện, nâng lên rõ rệt.

Nhiều tuyến đường liên xã, liên bản được cứng hóa thuận tiện cho người dân đi lại, trao đổi hàng hóa.

Nhiều tuyến đường liên xã, liên bản được cứng hóa thuận tiện cho người dân đi lại, trao đổi hàng hóa.

Theo ông Dương Gia Định: Đích đến trong xây dựng NTM được xác định là nâng cao chất lượng đời sống, thu nhập cho người dân. Để làm được điều đó, các huyện, thành phố đã căn cứ vào điều kiện thực tiễn của địa phương để lựa chọn khâu đột phá có trọng tâm, trọng điểm, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của đất đai cùng chung tay xây dựng NTM.

Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, nhiều hộ dân của xã tích cực hiến đất làm đường giao thông, nhà văn hóa, trường học... Khi bức tranh vùng nông thôn từng ngày đổi thay, nông dân nhận thức được rằng, sản xuất chính là yếu tố tạo nên sức bật cho xây dựng NTM. Và hơn ai hết, người dân chính là chủ thể của sức bật ấy. Từ đó, khẳng định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là một chủ trương đúng, trúng.

Phong trào làm đường bê tông lan được lan tỏa rộng khắp.

Phong trào làm đường bê tông lan được lan tỏa rộng khắp.

Với quan điểm “Xây dựng NTM là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”, hiện nay các địa phương đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ về quy hoạch xây dựng NTM; tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ, huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tái cơ cấu ngành nông nghiệp; nâng cao chất lượng giáo dục, y tế văn hóa; thực hiện tốt chương trình chuyển đổi số, cải cách hành chính. Nhất là giải pháp hỗ trợ các bản ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa để từng bước hoàn thành tiêu chí xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm.

Đọc thêm

Chương trình Nông Thôn Mới: 'Cú hích' đưa Ứng Hòa vươn mình đổi mới

Diện mạo nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa ngày càng khang trang, sạch đẹp.
(PLVN) - Từ một huyện thuần nông với hạ tầng thiếu đồng bộ và đời sống người dân còn khó khăn, huyện Ứng Hòa (TP Hà Nội) đã biến chương trình Nông thôn mới thành "cú hích" mạnh mẽ để thay đổi diện mạo. Nhờ sự quyết tâm của lãnh đạo và sự đồng lòng của nhân dân, vùng quê này đã khoác lên mình một diện mạo giàu đẹp, khang trang, trở thành điểm sáng trong hành trình đổi mới nông thôn.

Yên Lạc (Vĩnh Phúc) xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu xã Liên Châu.
(PLVN) - Năm 2024, cùng với việc tập trung các nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí trở thành huyện nông thôn mới (NTM) mới, huyện Yên Lạc chọn các xã Nguyệt Đức và Liên Châu để đẩy mạnh xây dựng xã NTM kiểu mẫu, từ đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình nhân rộng ra các địa phương khác trong huyện. Đây là tiền đề quan trọng để Yên Lạc trở thành đô thị trong tương lai không xa.

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì
(PLVN) -  Là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023, Thanh Trì đã về đích sớm hơn hai năm so với kế hoạch. Những kết quả đạt được không chỉ là thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì mà còn là bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm hiện tại, huyện Đông Anh đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bên cạnh vai trò chủ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thì Ủy ban MTTQ huyện Đông Anh cũng có đóng góp quan trọng về tuyên truyền, vận động Nhân dân trong công tác này.

Diện mạo nông thôn mới tại một xã nghèo ở Sơn La

Cánh đồng lúa tại xã Huy Tường, huyệ Phù Yên, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Xã Huy Tường (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đang ngày càng đổi thay, đường vào các bản, xóm đã được bê tông hóa, đời sống vật chất tinh thần Nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao... Đó là kết quả của quá trình hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững
(PLVN) - Sáng 01/10, tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Bình Định.

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đang nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm cải thiện đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân. Đến nay, địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng tích cực và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM trong tương lai gần.

Đấu giá sinh vật cảnh gây quỹ phòng chống lụt bão

Cộng đồng nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn tham dự Festival Sinh vật cảnh Hà Nội 2024 quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống lụt bão.
(PLVN) - Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội 2024 đã quyên góp hàng trăm triệu đồng qua đấu giá tác phẩm Sinh Vật Cảnh, để ủng hộ Quỹ phòng chống lụt bão. Tiếp nối thành công, phiên đấu giá tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 14/9, kêu gọi cộng đồng tiếp tục chung tay hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai.

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Qua 13 năm triển khai thực hiện, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã huy động hơn 3.500 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng huyện NTM từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tín dụng, doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp và nhiều nguồn huy động khác.

Huyện biên giới Sốp Cộp chung sức xây dựng nông thôn mới

Một góc huyện biên giới Sốp Cộp (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn mới (NTM) huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, đang dần khởi sắc, cở sở hạ tầng ngày một khang trang, đời sống, thu nhập của nhân dân các dân tộc không ngừng cải thiện, nâng cao… Kết quả đó có được là nhờ sự "nhập cuộc" tích cực của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng NTM.