Huyện Cái Bè (Tiền Giang): Xã Mỹ Lợi B về đích nông thôn mới kiểu mẫu đúng hẹn

Cổng chào xã Mỹ Lợi B. (Ảnh trong bài: Lê - Ngân)
Cổng chào xã Mỹ Lợi B. (Ảnh trong bài: Lê - Ngân)
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Sau hơn 1 năm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (NTMNC) từ tháng 9/2023, đến nay xã Mỹ Lợi B đã thành công về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM) năm 2024.

Xã Mỹ Lợi B nằm phía Tây của huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), cách trung tâm huyện 26km và giáp ranh tỉnh Đồng Tháp. Xã có 4 ấp, dân số 1.947 hộ với 7.779 nhân khẩu, tổng diện tích tự nhiên hơn 1.876ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 1.688ha (chiếm gần 90%). Đặc điểm nằm trên trục giao thông thuận lợi dọc tuyến đường tỉnh 861, huyện lộ 79 và các tuyến kênh Cổ Cò, Nguyễn Văn Tiếp, Rạch Ruộng đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của xã.

NTMKM xanh, sạch, an toàn

Xã Mỹ Lợi B luôn duy trì đạt 19/19 tiêu chí xã NTMNC theo quy định của Bộ tiêu chí quốc gia về xã đạt chuẩn NTMNC giai đoạn 2022 - 2025. Trên địa bàn xã không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong công tác xây dựng NTM. Xác định mục tiêu xây dựng NTMKM là nâng cao mức sống, mức hưởng thụ cho người dân, đến nay thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 80,27 triệu đồng/người/năm.

Với lợi thế lực lượng lao động tương đối lớn, qua đào tạo chiếm tỷ lệ 76,3% nhưng chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông, ngư nghiệp, nên địa phương đẩy mạnh đào tạo đa dạng ngành nghề sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại.

Với sự ủng hộ và tham gia tích cực của Nhân dân trong xây dựng NTMKM, Mỹ Lợi B đã đạt được nhiều kết quả nổi trội về cảnh quan môi trường, an ninh trật tự, chuyển đổi số.

Ông Trần Nhựt Khoa, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban Chỉ đạo NTM cho biết, UBND xã phối hợp các ban, ngành, đoàn thể xã, Ban Quản lý các ấp tổ chức nhiều đợt ra quân vận động người dân trồng cây xanh, hoa kiểng trên các tuyến đường trục ấp, đường dân sinh (tổng số 14/22 tuyến với tổng chiều dài 32,6km/52,5km đạt tỷ lệ 62,7%) tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

Tại khu vực công cộng, chợ, khu dân cư được xây dựng đạt chuẩn, có nhà vệ sinh và hệ thống tiêu thoát nước bảo đảm không để ứ đọng, có bố trí thùng chứa rác.

Với chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn không nguy hại, được thu gom xử lý. Lượng rác hữu cơ được người dân ủ thành phân, chôn lấp chiếm khoảng 35% tổng lượng rác thải phát sinh; và rác thải có khả năng tái chế, tái sử dụng chiếm khoảng 25%.

Hiện nay, xã có 1.878 hộ ký hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt, đạt 96,3%. Hai tổ thu gom rác dọc theo 20/22 tuyến đường sau đó đưa về lò đốt rác để xử lý. Với các hộ mà xe lấy rác không đến được thì người dân tự xử lý bằng hố ủ rác hoặc xử lý bằng các giải pháp hợp vệ sinh khác. Công tác tuyên truyền, vận động hộ dân thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, thu gom và xử lý rác thải năm 2024 đến từng ấp với 523 lượt người tham dự. Qua đó, vận động được 1.258 hộ thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, đạt tỷ lệ 64,5%.

Để bảo vệ môi trường, UBND xã phối hợp Đoàn Thanh niên tổ chức hoạt động "Đổi chất thải nhựa lấy quà tặng" và triển khai mô hình “phân loại, thu gom rác thải nhựa”. Xã đã có mô hình thu gom chất thải nhựa ở các điểm trường, UBND xã, khu dân cư, chợ Kênh Kho.

Địa phương được đánh giá an toàn, bảo đảm an ninh trật tự

Mỹ Lợi B được đánh giá an toàn, bảo đảm an ninh trật tự, không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội, gây tai nạn (giao thông, cháy, nổ) nghiêm trọng trở lên. Mô hình “Xã điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” đang triển khai thực hiện có hiệu quả. Mô hình “Tổ liên gia PCCC” được triển khai trên địa bàn 2 ấp. Các tổ chức quần chúng tham gia công tác giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở gồm 47 tổ nhân dân tự quản/94 thành viên.

Trong 3 năm liên tục trước năm xét, công nhận xã đạt chuẩn NTMKM, Mỹ Lợi B không có khiếu kiện đông người kéo dài, không có khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật, cũng không có tụ điểm phức tạp về an ninh trật tự, tệ nạn xã hội.

Xã Mỹ Lợi B đã được UBND tỉnh Tiền Giang công nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTMKM năm 2024.
Xã Mỹ Lợi B đã được UBND tỉnh Tiền Giang công nhận danh hiệu xã đạt chuẩn

NTMKM năm 2024.

Hệ thống camera giám sát an ninh được trang bị tại các cửa ngõ ra vào tất cả các ấp với 20 camera giám sát, máy chủ được đặt tại trụ sở Công an xã. Riêng ấp Lợi Thuận được chọn làm mô hình ấp thông minh với hạ tầng mạng băng rộng cố định, di động của nhà mạng VNPT, Viettel, Mobifone... phủ khắp 100% địa bàn ấp.

Về lĩnh vực chuyển đổi số, tính đến ngày 28/6/2024 trên địa bàn xã có 450/656 hồ sơ trực tuyến một phần và toàn trình đạt 68,5 %, có 27/87 thủ tục dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ đạt 31%, tỷ lệ tối thiểu đạt 25%. Tổng số văn bản đi và thực hiện việc ký số 207 văn bản đạt tỷ lệ 100%.

Qua triển khai thực hiện đến nay, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Với những nỗ lực trên, xã Mỹ Lợi B được UBND tỉnh công nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTMKM năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Thủy lợi chiếm vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia

Thủy lợi chiếm vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia

(PLVN) - Sáng 14/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Khoa học và công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025). Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng của ngành thủy lợi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia.

Đọc thêm

Yên Lạc (Vĩnh Phúc) xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu xã Liên Châu.
(PLVN) - Năm 2024, cùng với việc tập trung các nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí trở thành huyện nông thôn mới (NTM) mới, huyện Yên Lạc chọn các xã Nguyệt Đức và Liên Châu để đẩy mạnh xây dựng xã NTM kiểu mẫu, từ đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình nhân rộng ra các địa phương khác trong huyện. Đây là tiền đề quan trọng để Yên Lạc trở thành đô thị trong tương lai không xa.

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì
(PLVN) -  Là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023, Thanh Trì đã về đích sớm hơn hai năm so với kế hoạch. Những kết quả đạt được không chỉ là thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì mà còn là bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm hiện tại, huyện Đông Anh đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bên cạnh vai trò chủ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thì Ủy ban MTTQ huyện Đông Anh cũng có đóng góp quan trọng về tuyên truyền, vận động Nhân dân trong công tác này.

Diện mạo nông thôn mới tại một xã nghèo ở Sơn La

Cánh đồng lúa tại xã Huy Tường, huyệ Phù Yên, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Xã Huy Tường (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đang ngày càng đổi thay, đường vào các bản, xóm đã được bê tông hóa, đời sống vật chất tinh thần Nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao... Đó là kết quả của quá trình hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Từ đột phá trong xây dựng nông thôn mới đến những bản làng đáng sống ở Sơn La

Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo NTM tỉnh miền núi Sơn La đang từng ngày đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững
(PLVN) - Sáng 01/10, tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Bình Định.

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đang nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm cải thiện đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân. Đến nay, địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng tích cực và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM trong tương lai gần.

Đấu giá sinh vật cảnh gây quỹ phòng chống lụt bão

Cộng đồng nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn tham dự Festival Sinh vật cảnh Hà Nội 2024 quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống lụt bão.
(PLVN) - Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội 2024 đã quyên góp hàng trăm triệu đồng qua đấu giá tác phẩm Sinh Vật Cảnh, để ủng hộ Quỹ phòng chống lụt bão. Tiếp nối thành công, phiên đấu giá tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 14/9, kêu gọi cộng đồng tiếp tục chung tay hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai.

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Qua 13 năm triển khai thực hiện, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã huy động hơn 3.500 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng huyện NTM từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tín dụng, doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp và nhiều nguồn huy động khác.

Huyện biên giới Sốp Cộp chung sức xây dựng nông thôn mới

Một góc huyện biên giới Sốp Cộp (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn mới (NTM) huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, đang dần khởi sắc, cở sở hạ tầng ngày một khang trang, đời sống, thu nhập của nhân dân các dân tộc không ngừng cải thiện, nâng cao… Kết quả đó có được là nhờ sự "nhập cuộc" tích cực của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng NTM.