Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023, Thanh Trì đã về đích sớm hơn hai năm so với kế hoạch. Những kết quả đạt được không chỉ là thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì mà còn là bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Diện mạo nông thôn mới khởi sắc nhờ đồng lòng xây dựng

Hành trình xây dựng nông thôn mới nâng cao tại Thanh Trì đã mang đến diện mạo mới đầy khởi sắc cho các xã trong huyện, góp phần nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân. Điển hình là việc cải thiện môi trường sống, khi tình trạng ô nhiễm đã giảm thiểu rõ rệt nhờ các phong trào chỉnh trang đô thị, cải tạo ao hồ và sông ngòi trên địa bàn.

Để tạo thêm không gian xanh và địa điểm sinh hoạt cộng đồng, huyện Thanh Trì đã quy hoạch các khu đất công làm công viên, khu vui chơi, tạo “lá phổi xanh” trong khu dân cư. Nhờ đó cảnh quan huyện trở nên “sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn,” hệ thống hạ tầng được nâng cấp hiện đại, văn hóa - thể thao phát triển sôi nổi, cơ sở văn hóa tại các xã được đầu tư, góp phần xây dựng môi trường sống văn minh, hiện đại.

Những chuyển biến tích cực không chỉ ở diện mạo mà còn ghi dấu ấn đậm nét trong các mô hình kinh tế.

Tại xã Đại Áng, từ một xã nông nghiệp còn nhiều khó khăn, Đại Áng đã phát triển nhiều mô hình sản xuất hiệu quả như Hợp tác xã Nón lá Vĩnh Thịnh và nuôi cá “sông trong ao” của Hợp tác xã Thủy sản công nghệ cao Đại Áng.

Xã Đại Áng có 5 sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố. Bí thư Chi bộ thôn Vĩnh Thịnh (xã Đại Áng) Nguyễn Bá Ky cho biết, nghề làm nón của thôn đã được thành phố công nhận là Làng nghề truyền thống, tạo công ăn, việc làm cho hàng trăm lao động với mức thu nhập từ 6-7 triệu đồng/người/tháng.

Tương tự, diện mạo nông thôn mới khang trang, kinh tế phát triển nhanh đang hiện hữu ở xã Ngũ Hiệp, với giá trị sản xuất trên địa bàn đạt hơn 1.000 tỷ đồng/năm. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chỉ còn 2,2%; còn lại là các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao hướng đến phát triển thành quận

Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thành phố Hà Nội chúc mừng huyện Thanh Trì đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thành phố Hà Nội chúc mừng huyện Thanh Trì đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Với những kết quả đạt được, ngày 30/9/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Đây là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với những nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Thanh Trì trong hành trình 15 năm xây dựng nông thôn mới.

Để đạt được những kết quả đáng khích lệ này, huyện Thanh Trì đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và sự đồng thuận từ người dân. Với phương châm “xây dựng nông thôn mới là việc làm thường xuyên, không có điểm dừng,” huyện đã không ngừng linh hoạt trong cách thức triển khai, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, phòng, ban ngành và xã trên địa bàn.

Cụ thể, trong quá trình triển khai nhiệm vụ xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao gắn với Đề án phát triển huyện thành quận, các xã thành phường, huyện Thanh Trì đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ với phương châm, quan điểm: Đối với các tiêu chí trùng nhau giữa 2 bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao và tiêu chuẩn phường thì chọn tiêu chí cao hơn để thực hiện, nhằm phấn đấu hoàn thành mục tiêu kép.

Huyện Thanh Trì tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng thông minh và hiện đại.

Huyện Thanh Trì tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng ngày càng thông minh và hiện đại.

Thanh Trì cũng đã triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với đề án phát triển huyện thành quận, trong đó các tiêu chí được chọn lọc dựa trên tiêu chuẩn cao, nhằm đáp ứng cả yêu cầu nông thôn mới lẫn tiêu chuẩn đô thị hóa.

Trong quá trình này, huyện luôn coi trọng phát triển kinh tế song song với bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa và xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại. Thanh Trì cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ ý nghĩa của chương trình xây dựng nông thôn mới, từ đó khơi dậy sự đồng thuận và tự giác tham gia của mỗi cá nhân. Đặc biệt, tất cả các khâu thực hiện đều công khai, dân chủ, giúp người dân nắm rõ và cùng bàn bạc, thống nhất, đồng lòng đóng góp vào quá trình xây dựng.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền, nhất là vai trò của người đứng đầu trong việc xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá, cũng là yếu tố quyết định trong quá trình này. Công tác điều hành nhịp nhàng, phối hợp giữa các cấp, ngành cũng tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần khắc phục những vướng mắc và khó khăn. Với kết quả đạt được, Thanh Trì đã xây dựng nền tảng vững chắc để tiếp tục hướng đến mục tiêu phát triển thành quận trong thời gian tới, giữ vững tinh thần đổi mới và bền vững trong hành trình xây dựng quê hương thêm giàu đẹp, văn minh.

***

"Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội".

Tin cùng chuyên mục

Huyện Yên Mô quan tâm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP

Huyện Yên Mô quan tâm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP

(PLVN) - Xác định huyện Yên Mô (Ninh Bình) là huyện nông nghiệp, ngay từ đầu các lãnh đạo huyện đã chú trọng phát triển và nâng cao giá trị nông sản địa phương, từng bước hướng tới phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị; đồng thời phát triển các cây, con đặc sản phục vụ phát triển kinh tế vùng, nhất là các sản phẩm OCOP.

Đọc thêm

Phiên chợ 'mở đường' cho đặc sản miền núi Quảng Ngãi đến gần người tiêu dùng

Phiên chợ 'mở đường' cho đặc sản miền núi Quảng Ngãi đến gần người tiêu dùng
(PLVN) - Người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi có rất nhiều sản phẩm chất lượng, nhưng “rào cản” về địa hình, giao thông khiến người tiêu dùng ít biết đến. Phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm của Hội nông dân tỉnh này đã góp phần quảng bá, tăng thu nhập và thúc đẩy công tác giảm nghèo trên địa bàn.

Xã Thanh Mai tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xã Thanh Mai tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao
(PLVN) -  Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị quan trọng, phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân làm chủ, chính quyền tổ chức thực hiện, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thanh Mai (huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã tập trung, chung sức xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí nhằm hướng tới mục tiêu đưa Thanh Mai thành xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Lạng Giang (Bắc Giang) mở rộng diện tích trồng hoa vụ Tết

Nông dân xã Quang Thịnh làm đất trồng hoa vụ đông.
(PLVN) -Trồng hoa dịp cuối năm giúp người dân có lợi nhuận cao. Ngành Nông nghiệp huyện Lạng Giang (Bắc Giang) cho biết, doanh thu từ trồng hoa đạt hơn 130 tỷ đồng mỗi năm, người dân lãi khoảng 4,5 triệu đồng/sào. Có được hiệu quả này là do các cơ sở trồng hoa lựa chọn những loại giá trị cao, nhu cầu lớn dịp Tết...

Thường Tín thẩm tra kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao xã Tân Minh, nông thôn mới kiểu mẫu xã Văn Bình

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) -  Trong 2 ngày 20 và 21/11, Hội đồng thẩm tra xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2024 do đồng chí Bùi Công Thản - HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) làm trưởng đoàn đã về thẩm tra kết quả xây dựng NTM nâng cao tại xã Tân Minh và NTM kiểu mẫu tại xã Văn Bình.

Thủy lợi chiếm vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia

Thủy lợi chiếm vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia
(PLVN) - Sáng 14/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Khoa học và công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025). Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng của ngành thủy lợi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia.

Sốp Cộp xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường

Người dân phấn khởi đi lại trên những tuyến đường bê tông sạch đẹp tại huyện Sốp Cộp.
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, huyện biên giới Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện đồng bộ các tiêu chí. Đặc biệt là tiêu chí môi trường luôn được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân chú trọng triển khai thực hiện, góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

Hải Phòng có thêm 8 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Năm 2024, TP Hải Phòng phấn đấu có thêm 53 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 44 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
(PLVN) - Mới đây, UBND TP Hải Phòng đã họp triển khai một số nội dung thuộc Kế hoạch xây dựng Nông thôn mới (NTM) năm 2024. Đồng thời, Hải Phòng công bố việc công nhận thêm 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 7 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Bước tiến mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở Sóc Sơn

Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Sóc Sơn chúc mừng xã Quang Tiến đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
(PLVN) -  Nằm ở phía Tây huyện Sóc Sơn, sau khi đạt xã nông thôn mới vào năm 2017, chính quyền địa phương xã Quang Tiến đã xác định rõ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và có ý nghĩa lớn đối với đời sống xã hội. Đến nay địa phương đã đạt được mục tiêu trên, góp phần cải thiện toàn diện đời sống cho người dân.

Chương trình Nông Thôn Mới: 'Cú hích' đưa Ứng Hòa vươn mình đổi mới

Diện mạo nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa ngày càng khang trang, sạch đẹp.
(PLVN) - Từ một huyện thuần nông với hạ tầng thiếu đồng bộ và đời sống người dân còn khó khăn, huyện Ứng Hòa (TP Hà Nội) đã biến chương trình Nông thôn mới thành "cú hích" mạnh mẽ để thay đổi diện mạo. Nhờ sự quyết tâm của lãnh đạo và sự đồng lòng của nhân dân, vùng quê này đã khoác lên mình một diện mạo giàu đẹp, khang trang, trở thành điểm sáng trong hành trình đổi mới nông thôn.

Yên Lạc (Vĩnh Phúc) xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu xã Liên Châu.
(PLVN) - Năm 2024, cùng với việc tập trung các nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí trở thành huyện nông thôn mới (NTM) mới, huyện Yên Lạc chọn các xã Nguyệt Đức và Liên Châu để đẩy mạnh xây dựng xã NTM kiểu mẫu, từ đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình nhân rộng ra các địa phương khác trong huyện. Đây là tiền đề quan trọng để Yên Lạc trở thành đô thị trong tương lai không xa.

Diện mạo nông thôn mới tại một xã nghèo ở Sơn La

Cánh đồng lúa tại xã Huy Tường, huyệ Phù Yên, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Xã Huy Tường (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đang ngày càng đổi thay, đường vào các bản, xóm đã được bê tông hóa, đời sống vật chất tinh thần Nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao... Đó là kết quả của quá trình hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.