Lạng Giang (Bắc Giang) mở rộng diện tích trồng hoa vụ Tết

Nông dân xã Quang Thịnh làm đất trồng hoa vụ đông.
Nông dân xã Quang Thịnh làm đất trồng hoa vụ đông.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Trồng hoa dịp cuối năm giúp người dân có lợi nhuận cao. Ngành Nông nghiệp huyện Lạng Giang (Bắc Giang) cho biết, doanh thu từ trồng hoa đạt hơn 130 tỷ đồng mỗi năm, người dân lãi khoảng 4,5 triệu đồng/sào. Có được hiệu quả này là do các cơ sở trồng hoa lựa chọn những loại giá trị cao, nhu cầu lớn dịp Tết...

Gia đình chị Đặng Thị Tình (SN 1971, ở thôn Thanh Lương, xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang) có gần 30 năm trồng hoa. Không chỉ trực tiếp trồng, gia đình chị còn là cơ sở thu mua, đầu mối lớn ở khu vực, cung cấp cho nhiều tỉnh, TP ở miền Bắc.

Những ngày này, vợ chồng chị cùng hàng chục lao động có mặt trên các cánh đồng từ sáng sớm. Gặp gỡ trên con đường bê tông nội đồng, vẫn nguyên bộ quần áo đầy bụi đất, chị Tình nói: “Trước đây gia đình tôi trồng các loại hoa giống cũ, diện tích nhỏ, khi mang đi bán tôi nhận thấy giá trị không cao, chất lượng không đồng đều, bông to, bông nhỏ. Khảo sát tại các thị trường lớn, tôi biết người tiêu dùng có nhu cầu lớn về các loại hoa dịp cuối năm và tháng Giêng, nhất là hoa dơn. Trong khi đó do lao động ở khu vực nông thôn ngày càng ít, vụ đông nhiều nhà bỏ ruộng, không sản xuất. Tôi liền nảy ra ý định thuê, mượn ruộng để trồng hoa”.

Với kinh nghiệm hàng chục năm, việc trồng hoa dơn với chị Tình không khó. Hằng năm diện tích được mở rộng dần, đến nay gia đình chị thuê, mượn gần 30 ha, thường xuyên có chục lao động làm việc; lúc cao điểm lên đến 30 người.

Theo chị Tình, chi phí đầu tư 1 sào hoa khoảng 10 triệu đồng (gồm: Giống, phân bón, thuê nhân công...). Năm 2023, gia đình chị thu khoảng 14,5 triệu đồng/sào, lãi bình quân 4,5 triệu đồng/sào/vụ (3 tháng). Để phục vụ sản xuất, gia đình chị đầu tư xây dựng 2 kho lạnh, ô tô chở hoa đi giao, máy làm đất… trị giá hàng chục tỷ đồng.

Nếu nhập ngoại hoặc mua trong nước thì đội chi phí lên rất cao, thậm chí có những thời điểm khan hiếm không mua được củ hoa giống theo yêu cầu. Nhận thấy bất cập đó, chị Tình tập trung học hỏi, vận dụng kinh nghiệm, kỹ thuật để sản xuất giống. Cơ sở nhà chị Tình đã chủ động sản xuất giống hoa các loại. Đến nay chị bảo đảm mỗi vụ có 70% giống hoa, chất lượng tương đương với củ giống nhập từ nơi khác về; cung cấp cho thị trường hàng vạn cành dơn. Hoa được trồng ở xã Quang Thịnh đã được xuất bán tại nhiều tỉnh, TP lớn trên cả nước, mang về nguồn thu lớn cho người dân.

Không chỉ chị Tình, những năm gần đây, nông dân các xã Thái Đào, Tân Dĩnh, Xương Lâm, thị trấn Kép… liên tục mở rộng diện tích trồng hoa vụ cuối năm. Hiệu quả thấy rõ do thu lãi cao hơn nhiều so với trồng lúa, rau màu truyền thống. Năm 2023, toàn huyện có 240 ha hoa, vụ đông năm nay tăng lên 244,6 ha.

Để bảo đảm sản xuất ổn định, nhiều nơi hình thành các mô hình liên kết, thu hút các gia đình, cá nhân tham gia. Thông tin từ Chi hội nghề nghiệp trồng hoa tổ dân phố Dinh, thị trấn Kép, ban đầu mới thành lập (năm 2018), Chi hội chỉ có 5 hộ tham gia, đến vụ này có đến 54 thành viên với tổng diện tích sản xuất hơn 19 ha.

Ông Nguyễn Minh Hồng, Chi hội trưởng cho biết, khi vào tổ chức, các gia đình hỗ trợ nhau về kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhau làm đất, chăm sóc, thu hoạch…, đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm ổn định, tránh rủi ro. Năm trước, Chi hội có tổng doanh thu từ hoa dơn, loa kèn, cúc đạt gần 14 tỷ đồng, nhiều gia đình lãi hàng chục triệu đồng nên càng có thêm động lực, quyết tâm.

Chi hội khuyến khích các thành viên trồng hoa gối, rải vụ nhằm liên tục có hoa cung cấp cho thương lái dịp trước, trong và sau Tết. Năm nay, huyện Lạng Giang hỗ trợ Chi hội một máy kéo đa năng trị giá hơn 300 triệu đồng. Trước đó, Chi hội cũng được huyện hỗ trợ xây dựng một kho lạnh để bảo quản củ giống và hoa thương phẩm với dung tích 140 m3 trị giá hơn 570 triệu đồng.

Sự giúp đỡ kịp thời, thiết thực của địa phương giúp nông dân thêm tin tưởng vào hướng đi trồng hoa chất lượng cao, đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.

Nhờ đó, phong trào trồng hoa từ tổ dân phố Dinh đã lan rộng sang các tổ dân phố khác. Vụ này tổng diện tích hoa của thị trấn Kép tăng lên 35 ha, cao hơn 7 ha so với năm ngoái.

Ông Nguyễn Văn Giang, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lạng Giang cho biết, địa phương xác định vụ đông là vụ sản xuất hàng hóa chính trong năm. Trong cơ cấu cây trồng có tính đến hoa các loại.

Với các cơ sở, đơn vị, hộ gia đình trồng hoa dịp cuối năm, huyện và các xã, thị trấn tạo điều kiện thuận lợi để thuê, mượn ruộng, nước tưới. Ngành Nông nghiệp, Hội Nông dân các cấp đẩy mạnh bồi dưỡng, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch hoa, có cơ chế bán phân bón trả chậm; Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm hoa của huyện, kêu gọi các đầu mối, doanh nghiệp, thương nhân tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, mang lại lợi nhuận, hạn chế rủi ro cho người trồng hoa.

Đọc thêm

Chương trình Nông Thôn Mới: 'Cú hích' đưa Ứng Hòa vươn mình đổi mới

Diện mạo nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa ngày càng khang trang, sạch đẹp.
(PLVN) - Từ một huyện thuần nông với hạ tầng thiếu đồng bộ và đời sống người dân còn khó khăn, huyện Ứng Hòa (TP Hà Nội) đã biến chương trình Nông thôn mới thành "cú hích" mạnh mẽ để thay đổi diện mạo. Nhờ sự quyết tâm của lãnh đạo và sự đồng lòng của nhân dân, vùng quê này đã khoác lên mình một diện mạo giàu đẹp, khang trang, trở thành điểm sáng trong hành trình đổi mới nông thôn.

Yên Lạc (Vĩnh Phúc) xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu xã Liên Châu.
(PLVN) - Năm 2024, cùng với việc tập trung các nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí trở thành huyện nông thôn mới (NTM) mới, huyện Yên Lạc chọn các xã Nguyệt Đức và Liên Châu để đẩy mạnh xây dựng xã NTM kiểu mẫu, từ đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình nhân rộng ra các địa phương khác trong huyện. Đây là tiền đề quan trọng để Yên Lạc trở thành đô thị trong tương lai không xa.

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì
(PLVN) -  Là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023, Thanh Trì đã về đích sớm hơn hai năm so với kế hoạch. Những kết quả đạt được không chỉ là thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì mà còn là bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm hiện tại, huyện Đông Anh đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bên cạnh vai trò chủ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thì Ủy ban MTTQ huyện Đông Anh cũng có đóng góp quan trọng về tuyên truyền, vận động Nhân dân trong công tác này.

Diện mạo nông thôn mới tại một xã nghèo ở Sơn La

Cánh đồng lúa tại xã Huy Tường, huyệ Phù Yên, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Xã Huy Tường (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đang ngày càng đổi thay, đường vào các bản, xóm đã được bê tông hóa, đời sống vật chất tinh thần Nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao... Đó là kết quả của quá trình hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Từ đột phá trong xây dựng nông thôn mới đến những bản làng đáng sống ở Sơn La

Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo NTM tỉnh miền núi Sơn La đang từng ngày đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững
(PLVN) - Sáng 01/10, tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Bình Định.

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đang nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm cải thiện đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân. Đến nay, địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng tích cực và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM trong tương lai gần.

Đấu giá sinh vật cảnh gây quỹ phòng chống lụt bão

Cộng đồng nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn tham dự Festival Sinh vật cảnh Hà Nội 2024 quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống lụt bão.
(PLVN) - Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội 2024 đã quyên góp hàng trăm triệu đồng qua đấu giá tác phẩm Sinh Vật Cảnh, để ủng hộ Quỹ phòng chống lụt bão. Tiếp nối thành công, phiên đấu giá tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 14/9, kêu gọi cộng đồng tiếp tục chung tay hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai.

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Qua 13 năm triển khai thực hiện, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã huy động hơn 3.500 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng huyện NTM từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tín dụng, doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp và nhiều nguồn huy động khác.