Thủy lợi chiếm vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 14/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Khoa học và công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025). Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng của ngành thủy lợi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia.

Chặng đường 80 năm xây dựng và phát triển

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá: Thành tựu 80 năm qua của ngành thủy lợi không thể tách rời vai trò then chốt của khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ đã và đang là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành. Từ những nghiên cứu cơ bản về thủy văn, địa chất công trình, vật liệu xây dựng... đến việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong khảo sát, thiết kế, thi công và quản lý vận hành công trình thủy lợi, khoa học công nghệ đã góp phần quan trọng tạo nên những bước tiến vượt bậc cho ngành.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Linh Linh)

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Linh Linh)

Hiện nay, biến đổi khí hậu, khan hiếm nguồn nước, ô nhiễm môi trường và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng là những vấn đề cấp bách mà ngành thủy lợi cần phải đối mặt và giải quyết. Những ý tưởng sáng tạo, những công nghệ tiên tiến sẽ giải quyết các vấn đề cấp bách và thúc đẩy sự phát triển bền vững thủy lợi trong tương lai.

"Ngành thủy lợi cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo và thu hút nhân tài. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tiếp cận tri thức và công nghệ tiên tiến, cũng như tăng cường liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp để ứng dụng nhanh kết quả nghiên cứu vào thực tiễn", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.

Trải qua 80 năm xây dựng và trưởng thành, ngành thủy lợi đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, manh mún, hàng năm phải nhập khẩu lương thực, đến nay Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam có thể vượt 60 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu gạo lần đầu tiên vượt 5 tỷ USD. Thành tựu này có sự đóng góp rất lớn của sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của hệ thống công trình thủy lợi trên cả nước.

Thành tựu và tầm quan trọng của thủy lợi

Ông Nguyễn Tùng Phong, Cục trưởng Cục Thủy lợi cho biết: Bước sang giai đoạn mới, thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050…, đặc biệt là bảo đảm an ninh nguồn nước, thủy lợi phải đi trước một bước. Thủy lợi đang từng bước chuyển từ tư duy kế hoạch sang tư duy chiến lược; từ tư duy quản lý sang tư duy quản trị; từ tư duy điều hành sang tư duy phục vụ để tối đa hóa mục tiêu nhưng tối thiểu hóa chi phí.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp và các đại biểu tham quan gian hàng giới thiệu công nghệ quan trắc, dự báo liên quan quản lý, vận hành, khai thác công trình. (Ảnh: Linh Linh)
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp và các đại biểu tham quan gian hàng giới thiệu công nghệ quan trắc, dự báo liên quan quản lý, vận hành, khai thác công trình. (Ảnh: Linh Linh)

Theo báo cáo từ Cục Thủy lợi, Việt Nam đã xây dựng được hơn 900 hệ thống thủy lợi có quy mô phục vụ từ 200 ha trở lên; trong đó, có 122 hệ thống vừa và lớn phục vụ trên 2.000 ha, hơn 40.000 km đê sông và đê biển đã được xây dựng phục vụ và bảo vệ hoạt động dân sinh, sản xuất các ngành kinh tế. Cả nước có gần 8.000 đập và hồ chứa với tổng dung tích trữ khoảng 68 tỷ m3 nước, góp phần điều hòa và phân bổ nguồn nước hiệu quả.

Nhiều công trình thủy lợi lớn được xây dựng cho thấy sự trưởng thành về chất lượng chuyên môn của cán bộ thủy lợi, ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật. Điển hình, hồ Dầu Tiếng ở Đông Nam bộ là hồ thủy lợi nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á; hồ Định Bình là hồ có đập ngăn sông đầu tiên của Việt Nam áp dụng công nghệ thi công bê tông đầm lăn; hệ thống đập hồ chứa nước Sông Cái là đập bê tông dài nhất Việt Nam…Hay các hồ Ayun Hạ, la Mơr, Krông Búk Hạ, Hồ Ea H’leo... ở Tây Nguyên đã trở thành những kho chứa nước khổng lồ phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và phát triển kinh tế - xã hội. Gần đây, cống Cái Lớn - Cái Bé đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mặn cho 384.000 ha đất canh tác tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đến nay, 4,3 triệu ha đất canh tác được đảm bảo tưới phục vụ trồng trọt, 500 nghìn ha cây trồng cạn được áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; 8,4 triệu con gia súc, 480 triệu con gia cầm và gần 690.000 ha nuôi trồng thủy sản được cấp phục vụ chăn nuôi; cấp khoảng 6,5 tỷ m3 nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp; 88,5% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Trải qua nhiều thế hệ, ngành thuỷ lợi đã xây dựng lên hệ thống đê điều với quy mô rất lớn, có nhiệm vụ quan trọng trong bảo vệ an toàn tính mạng tài sản của Nhà nước và nhân dân trước lũ bão, thiên tai. Hiện trên cả nước có tổng số 9.708,1 km đê (đê sông: 6.892,4 km; đê cửa sông: 1.161,7 km; đê biển: 1.307,5 km; 346 km đê bao), trong đó 2.776 km đê từ cấp III đến cấp đặc biệt có nhiệm vụ bảo vệ diện tích lớn, dân số đông và nhiều khu vực trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của đất nước trước lũ, bão, tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn có khoảng 45.508km đê bao, bờ bao các loại.

Dễ dàng nhận thấy thủy lợi có một vị trí quan trọng đối với kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia. Trong suốt chặng đường vừa qua, ngành thủy lợi đã có nhiều đóng góp to lớn vào việc bảo vệ, cải tạo môi trường, góp phần quan trọng vào xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Người dân phấn khởi đi lại trên những tuyến đường bê tông sạch đẹp tại huyện Sốp Cộp.

Sốp Cộp xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường

(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, huyện biên giới Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện đồng bộ các tiêu chí. Đặc biệt là tiêu chí môi trường luôn được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân chú trọng triển khai thực hiện, góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

Đọc thêm

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì
(PLVN) -  Là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023, Thanh Trì đã về đích sớm hơn hai năm so với kế hoạch. Những kết quả đạt được không chỉ là thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì mà còn là bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm hiện tại, huyện Đông Anh đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bên cạnh vai trò chủ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thì Ủy ban MTTQ huyện Đông Anh cũng có đóng góp quan trọng về tuyên truyền, vận động Nhân dân trong công tác này.

Diện mạo nông thôn mới tại một xã nghèo ở Sơn La

Cánh đồng lúa tại xã Huy Tường, huyệ Phù Yên, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Xã Huy Tường (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đang ngày càng đổi thay, đường vào các bản, xóm đã được bê tông hóa, đời sống vật chất tinh thần Nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao... Đó là kết quả của quá trình hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Từ đột phá trong xây dựng nông thôn mới đến những bản làng đáng sống ở Sơn La

Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo NTM tỉnh miền núi Sơn La đang từng ngày đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững
(PLVN) - Sáng 01/10, tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Bình Định.

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đang nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm cải thiện đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân. Đến nay, địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng tích cực và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM trong tương lai gần.

Đấu giá sinh vật cảnh gây quỹ phòng chống lụt bão

Cộng đồng nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn tham dự Festival Sinh vật cảnh Hà Nội 2024 quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống lụt bão.
(PLVN) - Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội 2024 đã quyên góp hàng trăm triệu đồng qua đấu giá tác phẩm Sinh Vật Cảnh, để ủng hộ Quỹ phòng chống lụt bão. Tiếp nối thành công, phiên đấu giá tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 14/9, kêu gọi cộng đồng tiếp tục chung tay hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai.

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Qua 13 năm triển khai thực hiện, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã huy động hơn 3.500 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng huyện NTM từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tín dụng, doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp và nhiều nguồn huy động khác.

Huyện biên giới Sốp Cộp chung sức xây dựng nông thôn mới

Một góc huyện biên giới Sốp Cộp (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn mới (NTM) huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, đang dần khởi sắc, cở sở hạ tầng ngày một khang trang, đời sống, thu nhập của nhân dân các dân tộc không ngừng cải thiện, nâng cao… Kết quả đó có được là nhờ sự "nhập cuộc" tích cực của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng NTM.

Cao Bằng: Nỗ lực di dời 100% gia súc ra khỏi gầm sàn nhà trong năm 2025

Cao Bằng phấn đấu di dời 100% chuồng gia súc khỏi gầm sàn nhà trong năm 2025.
(PLVN) - Di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Cao Bằng. Những năm qua, địa phương này đã đẩy mạnh công tác vận động người dân, hỗ trợ kinh phí thực hiện xây dựng và di dời chuồng trại chăn nuôi gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở, làm thay đổi tích cực môi trường sống, phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập cho người dân địa phương.