Gia tăng xu hướng sử dụng đèn năng lượng mặt trời tại nông thôn

Ảnh minh hoạ: Đèn năng lượng mặt trời tại sân nhà bà Phạm Thị Dương.
Ảnh minh hoạ: Đèn năng lượng mặt trời tại sân nhà bà Phạm Thị Dương.
(PLVN) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời đã trở thành xu hướng, giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời góp phần nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa được tiếp nhận ánh nắng mặt trời quanh năm. Các địa phương hầu như đều có mùa nắng với lượng ánh nắng cao, thuận lợi cho việc phát triển điện năng lượng mặt trời.

Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.

Đèn năng lượng mặt trời hoạt động dựa trên nguyên lý hiệu ứng quang điện. Các tấm pin mặt trời thu năng lượng mặt trời và sử dụng nó để sạc pin. Các tấm pin cung cấp năng lượng cho đèn LED vào ban đêm để chiếu sáng. Đây được xem là giải pháp chiếu sáng thân thiện với môi trường và rất tiết kiệm năng lượng.

Theo báo cáo Triển vọng thị trường điện mặt trời toàn cầu (giai đoạn 2023 - 2027) - Global Market Outlook For Solar Power (2023 - 2027) do Hiệp hội Công nghiệp năng lượng mặt trời châu Âu (SPE) phát hành năm 2023, năm 2022, Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về công suất năng lượng mặt trời đang vận hành, với việc chiếm đến 19 GW trong tổng 32 GW công suất của cả khu vực, tăng 12% so với năm 2021.

Đèn năng lượng mặt trời dễ dàng vận chuyển và lắp đặt ở bất cứ đâu mà không cần đào hoặc chôn dây cáp như điện lưới quốc gia. Mỗi hệ thống chiếu sáng năng lượng mặt trời hoạt động như một thiết bị độc lập.

Đèn năng lượng mặt trời có khá nhiều lợi ích. Đó là, tiết kiệm điện năng và chi phí, không bị ảnh hưởng bởi giá điện tăng. Ngoài ra, vì chúng không cần dây và không phụ thuộc vào điện lưới nên vẫn có thể hoạt động khi có thiên tai và mất điện. Chỉ cần đầu tư 1 lần, đèn có thể sử dụng từ 10 - 15 năm, độ bền cao.

Bên cạnh đó, dùng đèn năng lượng mặt trời góp phần phát triển bền vững, mang lại diện mạo hiện đại cho vùng nông thôn, giảm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, giúp cho việc sinh hoạt của người dân, hoạt động học tập của học sinh không bị gián đoạn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đèn năng lượng mặt trời cũng góp phần làm tăng nhận thức cộng đồng về lối sống “xanh”, bảo vệ môi trường.

Chị Phạm Thị Hạnh, xóm 6, xã Việt Hồng, Thanh Hà, Hải Dương cho biết: Ngõ vào nhà chị được lắp tổng cộng 6 đèn năng lượng mặt trời từ 3 năm nay. Trước kia, các hộ gia đình cùng ngõ đóng góp tiền để lắp bóng điện sử dụng điện lưới, mỗi tháng chi phí tiền điện khá tốn kém. Do vậy, người dân chỉ ưu tiên bật điện vào dịp lễ tết, khi các gia đình con cháu ở xa về đông, đi lại nhiều.

“Sử dụng đèn năng lượng mặt trời, tuy chi phí lắp đặt ban đầu cao nhưng chúng tôi không lo trả tiền điện hằng tháng, cứ tối đến là ngõ sáng tưng bừng, suốt cả đêm, an ninh ngõ xóm cũng được đảm bảo hơn, đi lại thuận tiện hơn rất nhiều. Ở xã tôi, mọi người dùng đèn năng lượng mặt trời ngày càng nhiều”, chị Hạnh cho hay.

Hệ thống đèn điện năng lượng mặt trời được lắp đặt cảm biến, khi có chuyển động đến gần đèn sẽ bật sáng còn nếu tĩnh lặng, bóng điện sẽ về chế độ tiết kiệm (sáng nhưng ở mức độ thấp hơn).

Trong điều kiện trời nắng, cần 5 giờ để các tấm pin mặt trời nạp đủ năng lượng. Khi trời âm u, ít nắng, việc tích trữ năng lượng sẽ kéo dài hơn. Nếu pin được sạc đầy, thời gian đèn chiếu sáng từ 8-12 giờ.

Bà Phạm Thị Dương, xóm 3, xã Việt Hồng, Thanh Hà, Hải Dương cũng cho biết, vùng nông thôn nhà bà cứ khi gặp trời mưa, có gió, sấm chớp là bị cắt điện. Bà đã lắp 2 bóng đèn năng lượng mặt trời, 1 cái ở khu bếp và phòng ăn, 1 cái ở khu vực sân ngõ. Có những bóng điện này, bà đỡ lo mỗi khi nhà mất điện hơn.

Dùng đèn năng lượng mặt trời rất tiện, khi cần thì dùng điều khiển từ xa bật lên, kể cả những hôm trời âm u, thậm chí có mưa thì đèn vẫn sáng.

“Đặc biệt, tiền điện hàng tháng của tôi cũng giảm hơn trước. Tôi dùng bóng được 2 năm nay rồi mà chưa thấy trục trặc gì”, bà Dương kể.

Việc sử dụng đèn năng lượng mặt trời giúp giảm thiểu các nguồn năng lượng không tái tạo, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng lối sống sống xanh, sạch, tiết kiệm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lạng Giang (Bắc Giang) mở rộng diện tích trồng hoa vụ Tết

Nông dân xã Quang Thịnh làm đất trồng hoa vụ đông.
(PLVN) -Trồng hoa dịp cuối năm giúp người dân có lợi nhuận cao. Ngành Nông nghiệp huyện Lạng Giang (Bắc Giang) cho biết, doanh thu từ trồng hoa đạt hơn 130 tỷ đồng mỗi năm, người dân lãi khoảng 4,5 triệu đồng/sào. Có được hiệu quả này là do các cơ sở trồng hoa lựa chọn những loại giá trị cao, nhu cầu lớn dịp Tết...

Thường Tín thẩm tra kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao xã Tân Minh, nông thôn mới kiểu mẫu xã Văn Bình

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) -  Trong 2 ngày 20 và 21/11, Hội đồng thẩm tra xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2024 do đồng chí Bùi Công Thản - HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) làm trưởng đoàn đã về thẩm tra kết quả xây dựng NTM nâng cao tại xã Tân Minh và NTM kiểu mẫu tại xã Văn Bình.

Thủy lợi chiếm vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia

Thủy lợi chiếm vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia
(PLVN) - Sáng 14/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Khoa học và công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025). Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng của ngành thủy lợi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia.

Sốp Cộp xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường

Người dân phấn khởi đi lại trên những tuyến đường bê tông sạch đẹp tại huyện Sốp Cộp.
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, huyện biên giới Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện đồng bộ các tiêu chí. Đặc biệt là tiêu chí môi trường luôn được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân chú trọng triển khai thực hiện, góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

Hải Phòng có thêm 8 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Năm 2024, TP Hải Phòng phấn đấu có thêm 53 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 44 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
(PLVN) - Mới đây, UBND TP Hải Phòng đã họp triển khai một số nội dung thuộc Kế hoạch xây dựng Nông thôn mới (NTM) năm 2024. Đồng thời, Hải Phòng công bố việc công nhận thêm 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 7 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Bước tiến mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở Sóc Sơn

Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Sóc Sơn chúc mừng xã Quang Tiến đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
(PLVN) -  Nằm ở phía Tây huyện Sóc Sơn, sau khi đạt xã nông thôn mới vào năm 2017, chính quyền địa phương xã Quang Tiến đã xác định rõ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và có ý nghĩa lớn đối với đời sống xã hội. Đến nay địa phương đã đạt được mục tiêu trên, góp phần cải thiện toàn diện đời sống cho người dân.

Chương trình Nông Thôn Mới: 'Cú hích' đưa Ứng Hòa vươn mình đổi mới

Diện mạo nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa ngày càng khang trang, sạch đẹp.
(PLVN) - Từ một huyện thuần nông với hạ tầng thiếu đồng bộ và đời sống người dân còn khó khăn, huyện Ứng Hòa (TP Hà Nội) đã biến chương trình Nông thôn mới thành "cú hích" mạnh mẽ để thay đổi diện mạo. Nhờ sự quyết tâm của lãnh đạo và sự đồng lòng của nhân dân, vùng quê này đã khoác lên mình một diện mạo giàu đẹp, khang trang, trở thành điểm sáng trong hành trình đổi mới nông thôn.

Yên Lạc (Vĩnh Phúc) xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu xã Liên Châu.
(PLVN) - Năm 2024, cùng với việc tập trung các nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí trở thành huyện nông thôn mới (NTM) mới, huyện Yên Lạc chọn các xã Nguyệt Đức và Liên Châu để đẩy mạnh xây dựng xã NTM kiểu mẫu, từ đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình nhân rộng ra các địa phương khác trong huyện. Đây là tiền đề quan trọng để Yên Lạc trở thành đô thị trong tương lai không xa.

Diện mạo nông thôn mới tại một xã nghèo ở Sơn La

Cánh đồng lúa tại xã Huy Tường, huyệ Phù Yên, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Xã Huy Tường (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đang ngày càng đổi thay, đường vào các bản, xóm đã được bê tông hóa, đời sống vật chất tinh thần Nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao... Đó là kết quả của quá trình hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Từ đột phá trong xây dựng nông thôn mới đến những bản làng đáng sống ở Sơn La

Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo NTM tỉnh miền núi Sơn La đang từng ngày đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì
(PLVN) -  Là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023, Thanh Trì đã về đích sớm hơn hai năm so với kế hoạch. Những kết quả đạt được không chỉ là thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì mà còn là bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong công tác xây dựng nông thôn mới.