Phiên chợ 'mở đường' cho đặc sản miền núi Quảng Ngãi đến gần người tiêu dùng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi có rất nhiều sản phẩm chất lượng, nhưng “rào cản” về địa hình, giao thông khiến người tiêu dùng ít biết đến. Phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm của Hội nông dân tỉnh này đã góp phần quảng bá, tăng thu nhập và thúc đẩy công tác giảm nghèo trên địa bàn.

Giới thiệu sản phẩm, đặc sản miền núi

Sau nhiều năm thành lập, đi vào hoạt động, hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sạch Sơn Hà (huyện Sơn Hà) đã bán ra thị trường 12 loại sản phẩm. Trong đó, có 5 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP như gà kiến Sơn Hà, gà đen, mắm cá niên, khổ qua rừng sấy, ớt xiêm rừng ngâm giấm.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều sản phẩm chất lượng khác ở khu vực miền núi, các sản phẩm của HTX nông nghiệp sách Sơn Hà chưa được đại đa số người tiêu dùng biết đến. Chính vì thế, việc tham gia phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tại huyện Sơn Hà mới đây là cơ hội lớn để HTX đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với người tiêu dùng.

Nhiều sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của nông dân các huyện miền núi tham gia tại phiên chợ.

Nhiều sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của nông dân các huyện miền núi tham gia tại phiên chợ.

Đến với “sân chơi” này, HTX đã chuẩn bị đầy đủ các loại sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Các sản phẩm này đều là các sản vật đặc trưng của vùng núi cao Sơn Hà, được sơ chế, chế biến, đóng gói bắt mắt và được thị trường ưa chuộng.

Tham gia phiên chợ còn có các hội viên, nông dân người đồng bào DTTS ở xã Sơn Bao (huyện Sơn Hà) với 6 sản phẩm thế mạnh như cá mè xông khói, tinh bột nghệ, sim rừng sấy khô, chè dây khô, cá lăng nha, cá thác lác.

Phiên chợ tổ chức ngay tại sân nhà, nên rất đông hội viên nông dân, HTX trên địa bàn huyện Sơn Hà đăng ký tham gia với hơn 100 sản phẩm đặc trưng địa phương được bày bán, quảng bá. Cùng với đó là các gian hàng ẩm thực mang đậm nét văn hóa của người Hrê, gồm: ốc đá xào, lá mì xào đu đủ, heo ky, thịt heo gác bếp, cá chuồn muối ớt sả, rượu cần.

Không gian trưng bày các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ngãi.

Không gian trưng bày các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Ngãi.

Là một chủ thể tham gia bày bán sản phẩm tại phiên chợ, chị Lê Thị Ánh, Giám đốc HTX sản xuất Lâm nghiệp và Thương mại dịch vụ Sơn Bua cho biết, HTX tham gia phiên chợ lần này với mong muốn đưa sản phẩm nông sản của bà con ở huyện miền núi Sơn Tây được vươn xa hơn. Những sản phẩm của HTX được giới thiệu, bày bán ở đây đều được sản xuất, chế biến từ những nông sản của bà con ở địa phương như: Trà búp ổi rừng, măng vót, chuối sấy dẻo, các sản phẩm rượu được chiết xuất từ chuối… Sau một ngày đầu tiên, sản phẩm của HTX được tiêu thụ rất nhiều, hầu hết những khách hàng tìm mua đều đã từng sử dụng sản phẩm, thấy chất lượng tốt nên giới thiệu cho bạn bè, người thân…

Nhiều sản phẩm của nông dân huyện Sơn Hà được kết nối, tiêu thụ thông qua phiên chợ.

Nhiều sản phẩm của nông dân huyện Sơn Hà được kết nối, tiêu thụ thông qua phiên chợ.

“Tôi mong sắp tới tới sẽ có nhiều phiên chợ được tổ chức để hội viên nông dân và các chủ thể, HTX trên địa bàn có dịp quảng bá, giới thiệu những sản phẩm do mình làm ra và sẽ không lo tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” như trước đây”, chị Ánh chia sẻ.

Nông sản vươn xa, góp phần giảm nghèo bền vững

Vùng đồng bào DTTS&MN tỉnh Quảng Ngãi không thiếu những sản phẩm chất lượng. Song, trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường, để sản phẩm của miền núi tìm được chỗ đứng, ngoài việc các chủ thể phải nâng cao chất lượng sản phẩm, thì công tác quảng bá, truyền thông cho sản phẩm cũng đặc biệt quan trọng.

Trong đó, các phiên chợ kết nối, quảng bá sản phẩm gắn với truyền thông về phiên chợ và sản phẩm tại phiên chợ trên phương tiện thông tin được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu.

Phiên chợ giúp các chủ thể sản xuất có thêm cơ hội để giao lưu, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phiên chợ giúp các chủ thể sản xuất có thêm cơ hội để giao lưu, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Tham gia mua sắm tại phiên chợ, chị Đinh Thị Phương (ở thị trấn Di Lăng, Sơn Hà) cho hay: “Phiên chợ đợt này rất đặc sắc và phong phú với nhiều mặt hàng nông sản chất lượng cao, được bày bán với giá cả hợp lý. Nhiều sản phẩm của bà con nông dân huyện được giới thiệu, bán cho khách tham quan và họ rất yêu thích như: Rau dớn, bắp chuối rừng, chuối hột sấy khô, rượu cần lên men của đồng bào Hre.... Hy vọng qua phiên chợ lần này, những món đặc sản của vùng cao quê tôi sẽ được nhiều người biết đến hơn, mở rộng thị trường tiêu thụ. Có như vậy, bà con Hre sẽ có thu nhập cao hơn, đời sống phát triển hơn, từng bước vươn lên thoát nghèo”.

Việc tổ chức phiên chợ có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ hội giúp các chủ thể OCOP, chủ thể sản xuất thực phẩm an toàn và đặc sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Các phiên chợ giúp đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.

Các phiên chợ giúp đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.

Phiên chợ được tổ chức cũng là dịp để khơi dậy tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi, tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân ở các huyện miền núi. Khi những đặc sản, nông sản là đặc trưng của địa phương được người tiêu dùng ưa chuộng, tin tưởng, sẽ tạo động lực để người dân tăng gia sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ, từng bước vươn lên thoát nghèo và sống khỏe với nghề nông trên chính quê hương mình.

Giám đốc HTX Nông lâm nghiệp Đoàn Kết Phạm Thị Như Ý (xã Long Mai, huyện Minh Long) bày tỏ: “Chúng tôi rất mong tỉnh sẽ tổ chức nhiều hơn nữa các phiên chợ quảng bá sản phẩm vùng cao, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng”.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sơn Hà Trần Đình Vũ cho hay, các đơn vị, cá nhân tham gia phiên chợ tự tin bán hàng, quảng bá, giới thiệu và chia sẻ thông tin về mã vạch sản phẩm, quy trình sản xuất, cách sử dụng, bảo quản....

Điều đó cho thấy người đồng bào DTTS ngày càng nâng cao nhận thức, trách nhiệm về sản phẩm của mình, mạnh dạn đầu tư để phát triển lớn mạnh, bền vững.

“Hy vọng sẽ có nhiều phiên chợ kết nối như thế này, để không chỉ riêng nông dân huyện Sơn Hà mà các đơn vị bạn trên địa bàn tỉnh đều được tham gia xúc tiến thương mại, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, đưa các mặt hàng nông sản của người dân miền núi vươn xa hơn”, ông Vũ chia sẻ.

Một gian hàng bày bán ẩm thực đặc trưng của người Hrê.

Một gian hàng bày bán ẩm thực đặc trưng của người Hrê.

Tương tự, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi Huỳnh Thị Thanh Nguyệt cho rằng, việc tổ chức phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa vùng đồng bào DTTS&MN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, hộ gia đình, HTX, doanh nghiệp hoạt động tại vùng đồng bào DTTS&MN tỉnh giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Bởi đây là vùng có vị trí địa lý xa xôi, cách trở, điều kiện đi lại khó khăn; nhiều cá nhân, gia đình, HTX dù có sản phẩm chất lượng nhưng vẫn chưa được người tiêu dùng biết đến.

“Hội Nông dân tỉnh từng tổ chức phiên chợ tương tự tại TP Quảng Ngãi vào cuối tháng 9/2024 và được người tiêu dùng ghi nhận, đánh giá rất cao về chất lượng sản phẩm. Sau khi kết thúc phiên chợ, nhiều chủ thể của các sản phẩm vùng đồng bào DTTS&MN đã tìm được cơ hội mới trong tiêu thụ sản phẩm”, bà Nguyệt nói.

Đọc thêm

Kiên Giang: Chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng phục vụ nhân dân

Ông Võ Minh Trung (thứ 2 từ trái qua) - Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Kiên Giang cùng các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày giới thiệu về thiết bị công nghệ số.
(PLVN) - Chuyển đổi số đã trở thành yếu tố thiết yếu trong việc nâng cao hiệu quả công việc, cải thiện chất lượng phục vụ nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tại Kiên Giang, chuyển đổi số được triển khai mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, từ chính quyền đến giáo dục và an sinh xã hội, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

Giải pháp tạo hệ sinh thái nông nghiệp bền vững và đạt mục tiêu Net Zero

Giải pháp tạo hệ sinh thái nông nghiệp bền vững và đạt mục tiêu Net Zero
(PLVN) - Ngày 19/12, tại TP Cần Thơ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp và một số đơn vị tổ chức diễn đàn “Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050”. Diễn đàn là dịp để trao đổi kinh nghiệm trong việc phát triển nền nông nghiệp Việt Nam bền vững theo hướng hữu cơ, sinh thái, tuần hoàn, phát thải carbon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu…

Xã Thanh Mai tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xã Thanh Mai tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao
(PLVN) -  Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị quan trọng, phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân làm chủ, chính quyền tổ chức thực hiện, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thanh Mai (huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã tập trung, chung sức xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí nhằm hướng tới mục tiêu đưa Thanh Mai thành xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Lạng Giang (Bắc Giang) mở rộng diện tích trồng hoa vụ Tết

Nông dân xã Quang Thịnh làm đất trồng hoa vụ đông.
(PLVN) -Trồng hoa dịp cuối năm giúp người dân có lợi nhuận cao. Ngành Nông nghiệp huyện Lạng Giang (Bắc Giang) cho biết, doanh thu từ trồng hoa đạt hơn 130 tỷ đồng mỗi năm, người dân lãi khoảng 4,5 triệu đồng/sào. Có được hiệu quả này là do các cơ sở trồng hoa lựa chọn những loại giá trị cao, nhu cầu lớn dịp Tết...

Thường Tín thẩm tra kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao xã Tân Minh, nông thôn mới kiểu mẫu xã Văn Bình

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) -  Trong 2 ngày 20 và 21/11, Hội đồng thẩm tra xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2024 do đồng chí Bùi Công Thản - HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) làm trưởng đoàn đã về thẩm tra kết quả xây dựng NTM nâng cao tại xã Tân Minh và NTM kiểu mẫu tại xã Văn Bình.

Thủy lợi chiếm vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia

Thủy lợi chiếm vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia
(PLVN) - Sáng 14/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Khoa học và công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025). Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng của ngành thủy lợi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia.

Sốp Cộp xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường

Người dân phấn khởi đi lại trên những tuyến đường bê tông sạch đẹp tại huyện Sốp Cộp.
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, huyện biên giới Sốp Cộp (tỉnh Sơn La) đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện đồng bộ các tiêu chí. Đặc biệt là tiêu chí môi trường luôn được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân chú trọng triển khai thực hiện, góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

Hải Phòng có thêm 8 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Năm 2024, TP Hải Phòng phấn đấu có thêm 53 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 44 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
(PLVN) - Mới đây, UBND TP Hải Phòng đã họp triển khai một số nội dung thuộc Kế hoạch xây dựng Nông thôn mới (NTM) năm 2024. Đồng thời, Hải Phòng công bố việc công nhận thêm 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 7 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Bước tiến mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở Sóc Sơn

Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Sóc Sơn chúc mừng xã Quang Tiến đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
(PLVN) -  Nằm ở phía Tây huyện Sóc Sơn, sau khi đạt xã nông thôn mới vào năm 2017, chính quyền địa phương xã Quang Tiến đã xác định rõ xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và có ý nghĩa lớn đối với đời sống xã hội. Đến nay địa phương đã đạt được mục tiêu trên, góp phần cải thiện toàn diện đời sống cho người dân.

Chương trình Nông Thôn Mới: 'Cú hích' đưa Ứng Hòa vươn mình đổi mới

Diện mạo nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa ngày càng khang trang, sạch đẹp.
(PLVN) - Từ một huyện thuần nông với hạ tầng thiếu đồng bộ và đời sống người dân còn khó khăn, huyện Ứng Hòa (TP Hà Nội) đã biến chương trình Nông thôn mới thành "cú hích" mạnh mẽ để thay đổi diện mạo. Nhờ sự quyết tâm của lãnh đạo và sự đồng lòng của nhân dân, vùng quê này đã khoác lên mình một diện mạo giàu đẹp, khang trang, trở thành điểm sáng trong hành trình đổi mới nông thôn.