Sa Pa thành công với mô hình trồng ớt “Trung đoàn”

Các cơ quan chuyên môn của thị xã Sa Pa, xã Ngũ Chỉ Sơn và các đơn vị
Các cơ quan chuyên môn của thị xã Sa Pa, xã Ngũ Chỉ Sơn và các đơn vị
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình trồng ớt “Trung đoàn” tại thôn Cửa Cải, xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa đã cho thu hoạch với năng suất và chất lượng cao.

Ớt “Trung đoàn” có nguồn gốc từ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Sở dĩ có tên gọi độc đáo như vậy là để chỉ độ cay của chúng, ý nói cả trung đoàn chỉ ăn hết một quả ớt này thôi vì quá cay. Thêm nữa, loại ớt này còn có mùi thơm đặc trưng mà không loại ớt nào có được khiến ai ăn một lần cũng nhớ mãi.

Ớt “Trung đoàn” được trồng thử nghiệm từ năm 2023 tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa và hiện nay đang trồng với diện tích 3.000 m2. Qua trồng thử nghiệm cho thấy giống cây này rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng (là đất khô, địa hình dốc) của địa phương và có thể trồng tại tất cả các thôn trên địa bàn xã Ngũ Chỉ Sơn. Cây phát triển nhanh, chịu hạn tốt.

"Ớt trung đoàn" trồng tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa cho năng suất và chất lượng cao

"Ớt trung đoàn" trồng tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa cho năng suất và chất lượng cao

Chi phí đầu tư trồng 1 ha khoảng 40 triệu đồng. Cây ớt từ khi trồng đến tháng thứ ba là bắt đầu thu hoạch (từ tháng 5 – tháng 8), mỗi năm thu hoạch 1 đợt, năng suất từ 6 tấn /ha; chu kỳ khai thác trong vòng 3 năm.

Đặc sản ớt “trung đoàn” hiện nay đang có giá bán rất cao trên thị trường đạt, 200 nghìn đồng trở lên/kg và được rất nhiều người ưa thích và tìm mua. Đặc biệt, ớt trồng tại xã Ngũ Chỉ Sơn đã có doanh nghiệp cam kết hỗ trợ kỹ thuật, giống và thu mua cho người dân để nâng cao thu nhập phát triển kinh tế bền vững.

Ớt “Trung đoàn” hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế

Ớt “Trung đoàn” hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế

Ông Lý Quẩy Dảo, Chủ tịch UBND xã Ngũ Chỉ Sơn cho biết, qua theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển cây ớt Trung đoàn, xã Ngũ Chỉ Sơn có chủ trương tiếp tục mở rộng đưa cây ớt này thành cây đặc sản của địa phương, góp phần tạo việc làm cho người dân. Cây sẽ được trồng trên những diện tích đất đồi, đất nương.

Theo đánh giá, việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp chất lượng cao, mạnh dạn trồng những giống cây phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại xã Ngũ Chỉ Sơn như hoa cắt cành, rau mầm đá, các loài cây dược liệu và ớt “Trung đoàn” hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người dân và từng bước thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu Quốc gia tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Thủy lợi chiếm vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia

Thủy lợi chiếm vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia

(PLVN) - Sáng 14/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Khoa học và công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025). Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng của ngành thủy lợi trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia.

Đọc thêm

Yên Lạc (Vĩnh Phúc) xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu xã Liên Châu.
(PLVN) - Năm 2024, cùng với việc tập trung các nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí trở thành huyện nông thôn mới (NTM) mới, huyện Yên Lạc chọn các xã Nguyệt Đức và Liên Châu để đẩy mạnh xây dựng xã NTM kiểu mẫu, từ đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình nhân rộng ra các địa phương khác trong huyện. Đây là tiền đề quan trọng để Yên Lạc trở thành đô thị trong tương lai không xa.

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì
(PLVN) -  Là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023, Thanh Trì đã về đích sớm hơn hai năm so với kế hoạch. Những kết quả đạt được không chỉ là thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì mà còn là bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm hiện tại, huyện Đông Anh đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bên cạnh vai trò chủ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thì Ủy ban MTTQ huyện Đông Anh cũng có đóng góp quan trọng về tuyên truyền, vận động Nhân dân trong công tác này.

Diện mạo nông thôn mới tại một xã nghèo ở Sơn La

Cánh đồng lúa tại xã Huy Tường, huyệ Phù Yên, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Xã Huy Tường (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đang ngày càng đổi thay, đường vào các bản, xóm đã được bê tông hóa, đời sống vật chất tinh thần Nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao... Đó là kết quả của quá trình hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Từ đột phá trong xây dựng nông thôn mới đến những bản làng đáng sống ở Sơn La

Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo NTM tỉnh miền núi Sơn La đang từng ngày đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững
(PLVN) - Sáng 01/10, tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Bình Định.

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đang nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm cải thiện đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân. Đến nay, địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng tích cực và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM trong tương lai gần.

Đấu giá sinh vật cảnh gây quỹ phòng chống lụt bão

Cộng đồng nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn tham dự Festival Sinh vật cảnh Hà Nội 2024 quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống lụt bão.
(PLVN) - Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội 2024 đã quyên góp hàng trăm triệu đồng qua đấu giá tác phẩm Sinh Vật Cảnh, để ủng hộ Quỹ phòng chống lụt bão. Tiếp nối thành công, phiên đấu giá tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 14/9, kêu gọi cộng đồng tiếp tục chung tay hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai.

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Qua 13 năm triển khai thực hiện, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã huy động hơn 3.500 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng huyện NTM từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tín dụng, doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp và nhiều nguồn huy động khác.

Huyện biên giới Sốp Cộp chung sức xây dựng nông thôn mới

Một góc huyện biên giới Sốp Cộp (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn mới (NTM) huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, đang dần khởi sắc, cở sở hạ tầng ngày một khang trang, đời sống, thu nhập của nhân dân các dân tộc không ngừng cải thiện, nâng cao… Kết quả đó có được là nhờ sự "nhập cuộc" tích cực của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng NTM.

Cao Bằng: Nỗ lực di dời 100% gia súc ra khỏi gầm sàn nhà trong năm 2025

Cao Bằng phấn đấu di dời 100% chuồng gia súc khỏi gầm sàn nhà trong năm 2025.
(PLVN) - Di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Cao Bằng. Những năm qua, địa phương này đã đẩy mạnh công tác vận động người dân, hỗ trợ kinh phí thực hiện xây dựng và di dời chuồng trại chăn nuôi gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở, làm thay đổi tích cực môi trường sống, phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập cho người dân địa phương.