Xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc (Nghệ An): Xây dựng nông thôn mới nâng cao, khi lòng dân đồng thuận

Đường vào các xóm xã Nghi Phong được rải thảm và mở rộng.
Đường vào các xóm xã Nghi Phong được rải thảm và mở rộng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngoài việc hiến đất mở đường, Nhân dân xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc còn đóng góp gần 10 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới nâng cao (NTMNC).

Đảng bộ, chính quyền và người dân cùng làm

Sau khi về đích xã đạt chuẩn NTM năm 2018, Nghi Phong bắt tay vào xây dựng đạt chuẩn NTMNC. Đảng bộ, chính quyền địa phương đã nhận thức rõ công tác xây dựng NTMNC là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên chỉ đạo cơ sở thực hiện chương trình đúng trình tự các bước theo quy định. Tổ chức đối thoại với Nhân dân để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân để đưa ra các giải pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

Từ đó, hệ thống cơ sở hạ tầng trong nông thôn từng bước được xây dựng, đổi mới; hệ thống giao thông nội đồng, điện sáng nông thôn khang trang, cuộc sống người dân được cải thiện, an ninh trật tự được giữ vững, người dân phấn khởi đồng lòng, tự nguyện trong đóng góp, ý thức cao trong gánh vác trách nhiệm chia sẻ khó khăn cùng chính quyền trong thực thi công việc...

Là địa phương đa ngành nghề lĩnh vực sản xuất. Giá trị sản xuất trên các lĩnh vực đạt khá. Có sự chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực nông, lâm, ngư, công nghiệp, dịch vụ. Đời sống Nhân dân trên địa bàn xã có sự thay đổi, các ngành nghề dịch vụ tăng, lao động xuất khẩu và lao động làm việc ở các khu công nghiệp đã góp phần ổn định thu nhập cho người dân.

Hàng năm xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông, Trạm thú y tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi thâm canh tăng thu nhập trên đơn vị diện tích... Phối hợp với Ngân hàng Chính sách thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, huy động mọi nguồn lực đầu tư sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, khuyến khích lao động nông nghiệp chuyển sang các ngành nghề dịch vụ khác, có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo... Phối hợp tổ chức tư vấn xuất khẩu lao động cho lao động địa phương. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người đạt 53,5 triệu đồng/người/ năm. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 58,8 triệu đồng/người/năm.

Chương trình giảm nghèo được quan tâm với nhiều hoạt động thiết thực trợ giúp người nghèo như hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ con em hộ nghèo đi học, hỗ trợ về y tế, tiếp cận các dịch vụ xã hội thiết yếu... Nhờ vậy, hộ nghèo hàng năm đều giảm một cách bền vững. Năm 2023 giảm xuống còn 45 hộ nghèo, chiếm 1,94%.

Về đích như đã hẹn

Công trình nhà ở và các công trình phụ trợ được Nhân dân ngày càng chú trọng đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa. Tổng số nhà ở đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng là 2.298/2.317 nhà, đạt tỷ lệ 99,2%...

Kết quả huy động nguồn lực xây dựng xã NTMNC: Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng NTM: 191,5 tỷ đồng (trong đó: Nguồn vốn cấp trên 70 tỷ đồng; Ngân sách xã: 113 tỷ đồng); Nhân dân đóng góp: 8,5 tỷ đồng.

Trường THCS Nghi Phong được đầu tư khang trang.

Trường THCS Nghi Phong được đầu tư khang trang.

Trong quá trình triển khai xây dựng NTMNC ở Nghi Phong vẫn còn gặp nhiều khó khăn, ông Nguyễn Công Ánh - Chủ tịch UBND xã Nghi Phong cho biết: Một số thành viên Ban Chỉ đạo, cấp ủy, Ban Chỉ huy xóm chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm, đời sống của Nhân dân chưa đồng đều nên việc huy động đóng góp trong Nhân dân còn gặp khó khăn. Tư tưởng của một bộ phận Nhân dân còn trông chờ, ỷ lại dựa vào sự đầu tư của Nhà nước. Một số mô hình sản xuất hiệu quả chưa cao. Việc xây dựng các mô hình phát triển từ nguồn kinh phí NTM chưa có tính bền vững, các mô hình hầu như chưa được nhân ra diện rộng...

Bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đến nay xã Nghi Phong đã đạt 19 tiêu chí và 75 nội dung theo bộ tiêu chí NTMNC… Xã Nghi Phong đã được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là xã NTMNC.

Đọc thêm

Đấu giá sinh vật cảnh gây quỹ phòng chống lụt bão

Cộng đồng nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn tham dự Festival Sinh vật cảnh Hà Nội 2024 quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống lụt bão.
(PLVN) - Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội 2024 đã quyên góp hàng trăm triệu đồng qua đấu giá tác phẩm Sinh Vật Cảnh, để ủng hộ Quỹ phòng chống lụt bão. Tiếp nối thành công, phiên đấu giá tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 14/9, kêu gọi cộng đồng tiếp tục chung tay hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai.

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Qua 13 năm triển khai thực hiện, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã huy động hơn 3.500 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng huyện NTM từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tín dụng, doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp và nhiều nguồn huy động khác.

Huyện biên giới Sốp Cộp chung sức xây dựng nông thôn mới

Một góc huyện biên giới Sốp Cộp (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn mới (NTM) huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, đang dần khởi sắc, cở sở hạ tầng ngày một khang trang, đời sống, thu nhập của nhân dân các dân tộc không ngừng cải thiện, nâng cao… Kết quả đó có được là nhờ sự "nhập cuộc" tích cực của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng NTM.

Cao Bằng: Nỗ lực di dời 100% gia súc ra khỏi gầm sàn nhà trong năm 2025

Cao Bằng phấn đấu di dời 100% chuồng gia súc khỏi gầm sàn nhà trong năm 2025.
(PLVN) - Di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Cao Bằng. Những năm qua, địa phương này đã đẩy mạnh công tác vận động người dân, hỗ trợ kinh phí thực hiện xây dựng và di dời chuồng trại chăn nuôi gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở, làm thay đổi tích cực môi trường sống, phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Xã Ngọc Mỹ (Hà Nội) đón Bằng công nhận nông thôn mới nâng cao

Đại diện lãnh đạo xã Ngọc Mỹ đón Bằng công nhận xã nông thôn mới nâng cao.
(PLVN) -  Ngày 19/8, xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai, Hà Nội) tổ chức lễ đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023. Đây là kết quả bước đầu, cơ bản để xã tập trung hoàn thiện nâng cao các tiêu chí tiến tới xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu.

Những "đại sứ" lan tỏa vẻ đẹp An Nhơn

Những "đại sứ" lan tỏa vẻ đẹp An Nhơn
(PLVN) - Diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống, thu nhập người dân không ngừng nâng lên, -  những "đại sứ" đặc biệt đang góp phần làm đổi mới, lan tỏa vẻ đẹp của thị xã An Nhơn - Bình Định.

An Bình Tây (Ba Tri, Bến Tre) 'bứt phá về đích' đón nhận nông thôn mới

An Bình Tây (Ba Tri, Bến Tre) 'bứt phá về đích' đón nhận nông thôn mới
(PLVN) - Ngày 11/8, Chính quyền và Nhân dân xã An Bình Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM). Tham dự có ông Trần Ngọc Tam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo sở, ban, ngành, địa phương và đông đảo Nhân dân địa phương.

Quỳnh Nhai nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới

Trong lộ trình xây dựng nông thôn mới huyện Quỳnh Nhai xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
(PLVN) - Để xây dựng thành công huyện nông thôn mới (NTM) theo mục tiêu đề ra, thời gian qua, chính quyền và nhân dân huyện huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La) đã và đang quyết tâm, nỗ lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện NTM, phấn đấu đưa các xã chưa đạt chuẩn về đích NTM theo lộ trình đề ra.

Hà Nội phấn đấu thêm 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong tháng 7

Quang cảnh buổi Hội nghị.
(PLVN) -  Ngày 27/6, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) đã tổ chức hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy đến quý II/2024; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024. Hội nghị do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì.

Nông sản Hoài Ân vươn tầm thế giới

Ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ hai thu hút đông đảo người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm.
(PLVN) - Nhiều sản phẩm nông nghiệp ở huyện Hoài Ân đã xuất khẩu sang Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc bằng đường chính ngạch. Đây là bước ngoặt, đánh dấu ngành nông nghiệp Hoài Ân hình thành nền nông nghiệp hàng hóa, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.

Xã Phú Cát đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Ông Nguyễn Văn Thọ-Thành ủy viên, Bí thư huyện ủy trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu của UBND thành phố Hà Nội cho xã Phú Cát.
(PLVN) -  Ngày 30/5, xã Phú Cát long trọng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu 3 lĩnh vực Văn hoá- Giáo dục đào tạo- Y tế giai đoạn 2023-2025. Đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương và đồng chí Nguyễn Văn Thọ- Thành ủy viên, Bí thư huyện ủy Quốc Oai về dự và chúc mừng địa phương.

Vượt mọi khó khăn, xã Hồng Dụ (Hải Dương) vươn lên đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Vào ngày 12/4/2024, xã Hồng Dụ đã vinh dự được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương trao bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2022.
(PLVN) - Được sáp nhập bởi 2 xã Hồng Thái và Hồng Dụ (những đơn vị đã được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới đều thuộc huyện Ninh Giang, Hải Dương), với quyết tâm, nỗ lực không ngừng, xã Hồng Dụ đã vươn lên đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Diện mạo nông thôn nơi đây đã đổi thay rõ rệt.

Bến Tre bỏ phiếu thông qua 143 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu

Hội đồng thẩm định tiến hành bỏ phiếu. Ảnh: Huyền Trang
(PLVN) - Hội đồng thẩm định xét, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2025 (Hội đồng thẩm định) vừa tổ chức họp thẩm định, bỏ phiếu xét, đề nghị công nhận các xã đạt chuẩn đợt 1 năm 2024.