Vải thiều đầu vụ trà trộn vải Trung Quốc để bán giá cao

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Vải thiều chính gốc mới vào vụ nhưng tại một số tuyến phố, chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện loại vải thiều “ngố” có xuất xứ Trung Quốc trà trộn để bán với giá cao.
Vải thiều Tàu trà trộn vải thiều ta
Khảo sát tại một số chợ đầu mối như chợ Phùng Khoang, chợ Ngã Tư Sở hay trên các tuyến phố như Cầu Giấy, Hồ Tùng Mậu, Phạm Hùng đã tràn ngập quả vải các loại. Phần lớn địa điểm bán vải trên đều treo biển vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), vải Thanh Hà (Hải Dương). 
Nếu mỗi kg vải tại một số cửa hàng trên đường Yên Lãng có giá lên đến 45.000 đồng thì tại các sạp hàng “di động” trên các tuyến phố, vải chỉ được bán với giá 15.000 – 25.000 đồng/kg. Điều đáng nói là tất cả các tiểu thương đều khẳng định vải mình bán là vải thiều “xịn”. 
Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì những loại vải này hay bị nhám, quả to, cùi mỏng, chùm quả không đều, có màu vàng không đều và thường bị sâu cuống. Theo các tiểu thương, loại vải này được nông dân gọi là vải “ngố”, có thể trồng ở nhiều nơi, hay vải từ Trung Quốc trà trộn vào.
Anh Hoàng Văn Minh (tiểu thương chuyên cung cấp vải cho các cửa hàng đặc sản trên địa bàn Hà Nội) cho hay, mỗi ngày anh cung cấp cho các cửa hàng trên địa bàn Hà Nội khoảng ba tấn. Giá vải cũng tùy từng địa phương, dao động khoảng 15.000 – 25.000 đồng/kg tùy loại. Tuy nhiên, anh cũng chỉ nhập được một phần ba trong số đó là vải Lục Ngạn, phần còn lại chủ yếu là ở các vùng lân cận Hà Nội như Quảng Ninh, Hưng Yên. 
Anh Minh cũng nhận định: “Người dân trồng vải theo tiêu chuẩn VietGap, chủ yếu bán tại vườn giá từ 20.000 – 30.000 đồng/kg. Vậy nên bán ra thị trường ít khả năng có giá dưới 40.000 đồng/kg”. Vải thiều thường nhỏ đều, cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ, quả chín đỏ rực và hơi tròn. 
Vải Lục Ngạn khi ăn có vị ngọt thanh chứ không phải vị ngọt gắt, quả to màu vàng tươi như vải của những vùng khác. Loại vải thiều được bày bán tại những con phố chủ yếu là quả nhỏ, vỏ bị nhám, vị ngọt khắt và sâu cuống. Khi lựa mua, người dùng chỉ cần nhìn quả và ăn thử là biết ngay không phải vải Lục Ngạn hay vải Thanh Hà.
Lợi dụng vải ta để nâng giá
Theo tìm hiểu, vải “ngố” có xuất xứ tứ phương (bao gồm cả Trung Quốc) được bán với giá rẻ hơn vải thiều Việt Nam, thương lái trà trộn hai loại vải vào để bán được giá cao hơn, lãi nhiều hơn. Vải “ngố” chủ yếu được bán tại các sạp hàng di động trên các tuyến phố, chúng ít có khả năng xuất hiện trên các kệ hàng của cửa hàng tiện ích. 
Trong vai người muốn tìm mua vải buôn, chúng tôi tiếp tục lân la đến các sạp vải ven đường Láng. Sau một thời gian bắt chuyện, người viết được chủ sạp tiết lộ, nhập vải “ngố” giá không mềm hơn là bao nhưng thời gian tươi lâu hơn.
Vải “ngố” được nhập tại chợ đầu mối phía Bắc với giá 8.000 đồng, rất dễ nhập hàng trong khi nếu muốn nhập vải Lục Ngạn hay Thanh Hà, tiểu thương thường phải xuống tận vườn để nhập với giá tương đương hoặc cao hơn, phí vận chuyển khiến giá mỗi kilôgam vải “đội” vài trăm đồng nên khó cạnh tranh.
Là người có thâm niên hai năm buôn hoa quả với đầy đủ các mánh khóe trong nghề, anh Lê Văn Huỳnh, tiểu thương buôn hoa quả trên đường Cầu Giấy bật mí: “Vải “ngố” trông bắt mắt nên dễ thu hút được sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên, loại vải này thường xuất hiện sâu đục cuống hoặc có vụn đen nên không được nhiều người chuộng, thay vì vải thiều ăn vào có vị quả ngọt thanh, cùi dày, thời gian tươi cũng khá lâu”.
Vì mục đích tăng lợi nhuận, các thương lái đã không ngại ngần mua hai loại vải để trà trộn với nhau về “hét” giá 15.000 đồng – 25.000 đồng/ kg tùy loại để người tiêu dùng không phát hiện. Nhằm tạo lòng tin tuyệt đối cho các “thượng đế”, “tiểu thương thường cho họ nếm thử những quả vải thiều hoặc chùm vải không sâu, nhưng sau đó họ ra sức mời chào khách hàng chọn những chùm vải quả to (chùm vải quả to là vải “ngố”, vải lai, cùi mỏng, vị hơi chua và thường có sâu đục ở đầu cuống)”. Một số người còn tráo đổi rất nhanh những chùm vải thiều của khách đã chọn.
Lý giải việc Trung Quốc còn phải sang Việt Nam nhập vải, hà cớ gì họ lại đi bán vải trở lại cho Việt Nam, một tiểu thương nói: Vải “ngố” Trung Quốc ăn không ngọt khắt, quả trong một cây không  đều, có vị chua, cùi lại rất mỏng, ăn mười quả thì đến bảy quả có sâu đục cuống. Vậy nên, những quả vải ở bên đó không người dân chuộng nhiều, thay vào đó, họ rất chuộng vải thiều Việt Nam, không quá ngọt lại có vị thơm. 
Để đảm bảo không mất khách hàng, người bán vải thường bán trên sạp di động, “nay đây mai đó” để không bị người tiêu dùng phát hiện. “Người Việt thường có tư duy: Nếu đã bị lừa ở địa điểm nhất định thì sẽ không có lần thứ hai dừng lại mua hàng ở nơi đó, nhưng họ lại ít khi nhớ mặt người bán. Vậy nên mới có chuyện xuất hiện các tiểu thương bán hàng di động trên khắp phố phường Hà Nội để tránh những “điểm đen” mình đã lừa” – một tiểu thương chia sẻ.

Đọc thêm

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh

Sắp diễn ra Festival 100 năm cây dừa sáp Trà Vinh
(PLVN) - Dự kiến cuối tháng 8/2024, Trà Vinh lần đầu tổ chức Festival 100 năm dừa sáp được tỉnh Trà Vinh. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Công an 'vào cuộc' tham gia quản lý thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng. Trong đó, NHNN đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, thao túng, đầu cơ trục lợi, đẩy giá vàng miếng...