Tiếp viên Maylaysia Airline hoảng loạn khi thảm họa liên tiếp xảy ra

Tiếp viên Maylaysia Airline hoảng loạn khi thảm họa liên tiếp xảy ra. Ảnh: Maylaysia Airline
Tiếp viên Maylaysia Airline hoảng loạn khi thảm họa liên tiếp xảy ra. Ảnh: Maylaysia Airline
(PLO) -Dù nghề nghiệp buộc họ phải nở nụ cười trên môi nhưng thực tế các tiếp viên, phi công của hãng hàng không Maylaysia Airline đang bị hoảng loạn.
Hai thảm họa hàng không liên tiếp ập đến với hãng hàng không này đã cướp đi 27 mạng sống của các tiếp viên hàng công, phi công khi tuổi đời của họ còn rất trẻ. 
Trước đó, vụ máy bay mang số hiệu MH370 mất tích bí ẩn trên bầu trời khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đến thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đã khiến 239 người mất tích trong đó có 12 người thuộc phi hành đoàn.
Tiếp đó, thảm họa MH17 ập tới càng khiến các tiếp viên hàng không thêm sốc nặng khi chuyến bay mang số hiệu MH17 đang trên đường từ Asmterdam đến Kuala Lumpur đã bị tên lửa đối không BUK bắn rơi tại miền đông Ukraine, nơi đang xảy ra giao tranh ác liệt giữa phe ly khai chống chính quyền và Ukraine. Toàn bộ 298 người có mặt trên chuyến bay đã thiệt mạng, trong đó có 15 người thuộc phi hành đoàn.
Cùng với đó là vô số các sự cố mà hãng hàng không này gặp phải kể từ đầu năm 2014 đến nay. Sau những thảm họa liên tiếp xảy ra, các tiếp viên tỏ ra khá sốc và sợ hãi thậm chí là bị ám ảnh mỗi khi lên các chuyến bay làm việc.
Mặc dù đang cười nhưng thực tế họ đang rất lo sợ cho các chuyến bay. Ảnh: Maylaysia Airline
 Mặc dù đang cười nhưng thực tế họ đang rất lo sợ cho các chuyến bay. Ảnh: Maylaysia Airline
Trên ABC, Nirmala Nadaraja  một tiếp viên của hãng hàng không Maylaysia cho biết có rất nhiều tiếp viên mặc đồng phục, tươi cười với với mọi người rằng đó là công việc mà họ phải làm nhưng trong lòng họ đang ngổn ngang, họ bị ám ảnh bởi các thảm họa liên tiếp xảy ra.
Trên Reuters, ông Tim Clark, chủ tịch hãng hàng không lớn nhất thế giới cho hay các hãng hàng không không có liên quan gì đến ly khai, xung đột tại khu vực này và ông kêu gọi Hiệp hội hàng không quốc tế phải lên tiếng để đem lại những thay đổi nhất định nhằm đối phó với những bất ổn có thể xảy đến với ngành công nghiệp hàng không này.
Trong khi đó, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia Liow Tiong Lai đang có chuyến làm việc tại Bắc Kinh thảo luận về vụ máy bay MH370 mất tích đã phải bay ngay về nước để nắm tình hình về thảm họa MH17. Ngay sau đó, ông và đội tìm kiếm cứu nạn đã bay khẩn cấp sang Kiev để tham gia điều tra và cứu hộ.
Tuy nhiên đến nay phía Maylaysia vẫn chưa thể tiếp cận được hiện trường do phiến quân ly khai ở Donetsk vẫn kiểm soát chặt chẽ. Các nhà chức trách Maylaysia đã lên án mạnh mẽ lực lượng nổi dậy này và yêu dừng ngay các xung đột để lực lượng các bên được tiếp cận hiện trường vụ máy bay MH17 rơi.
Trên Reuters tường thuật, vào ngày hôm nay tại Donetsk vẫn đang xảy ra giao tranh ác liệt giữa quân đội Ukraine và phiến quân ly khai bất chấp vụ thảm họa máy bay MH17 vừa xảy ra. 
Trên Reuters, nhiều nhân chứng khẳng định nghe thấy tiếng nổ lớn ở căn cứ của phiến quân ly khai. Sự việc đang diễn biến rất phức tạp.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.