Án mạng trong quán karaoke phố núi

Án mạng trong quán karaoke phố núi
(PLO) - Kẻ lận lưng tiền sự gặp người cõng tiền án vừa ra trại. Sau phút bốc đồng, một người lĩnh án chung thân, kẻ kia giã từ cuộc sống.
Tuổi đời còn rất trẻ nhưng bị cáo Ngô Đức Phong (tự Tý Phong, SN 1991, trú tại 168 Tăng Bạt Hổ, phường Yên Đỗ, TP.Pleiku, Gia Lai) đã từng “lận lưng” hai tiền sự về hành vi gây rối trật tự công cộng. Thay vì phải coi đó là “tì vết” để sửa mình, đằng này Phong lại tiếp tục hành xử côn đồ, hậu quả là gây án mạng kinh hoàng và phải lãnh án chung thân về tội “Giết người”.
Mâu thuẫn trong quán hát
Theo cáo trạng, vào khoảng 17h ngày 30/12/2013, bị cáo Ngô Đức Phong cùng nhóm bạn gồm Bùi Văn Phát, Phạm Văn Quang, Dương Văn Quang, Nguyễn Trường Sơn, Ngô Đức Hoài sau khi hát karaoke tại quán Phố Nghiêng, đang ngồi ở quầy lễ tân tính tiền thì gặp Nguyễn Viết Lân (tên gọi khác Tý Thượng) đi từ phòng hát khác xuống.
So với Ngô Đức Phong thì Nguyễn Viết Lân thuộc hàng “đàn anh” vì “thành tích bất hảo” đã từng nhiều lần vào tù, ra khám. Về phần Phong, tuy chưa xộ khám lần nào nhưng cũng thuộc diện hàng “trên giang hồ không có đối thủ” ở phố núi vì thường xuyên gây rối, đánh lộn, từng bị công an “sờ gáy” vài lần. 
Vậy nên khi gặp người “tri kỷ”, Lân và Phong có nói chuyện thăm hỏi nhau. Trong lúc đang nói chuyện với Phong thì Lân nhìn thấy Bùi Văn Phát  là đối tượng trước kia cùng đi cải tạo với Lân nên bày tỏ thái độ tay bắt mặt mừng quay lại hỏi Phát: “Ê mày, mày về lúc nào?”. Phát trả lời: “Em về hôm nay”. Lân hỏi tiếp, giọng ngang ngạnh: “Trong trại, mày nói gì tao?”. Phát nói lại: “Em có nói gì anh đâu”. Vừa dứt lời, Lân liền xông vào dùng chân đạp vào người Phát. 
Thấy vậy, Phong tỏ ra anh hùng nghĩa hiệp bênh vực Phát và can ngăn, dàn xếp với Lân: “Mày say rồi, có gì mai tao dẫn nó xuống gặp mày nói chuyện”. Cũng có chút hơi men nên Lân không chịu nghe lời Phong ra về, giữa Phong và Lân xảy ra to tiếng. Cả hai “người hùng” chực xông vào nhau loạn đả. 
Trong lúc hỗn loạn, Lân vấp phải xe mô tô của mình nên ngã xuống đất. Lúc này, được thể Phong liền cầm con dao tự chế đâm liên tiếp 7 nhát vào ngực, vai trái, lưng, cổ của Lân. Mọi người có mặt lại can ngăn nhưng bất lực. Máu giang hồ nổi lên, Phong tiếp tục xông lại đâm thêm 3 nhát vào chân Lân. 
Thấy Lân đứng dậy bỏ chạy và gục ngã trước quầy tính tiền của quán, Phong vẫn đuổi theo định đâm tiếp nhưng được mọi người ngăn lại. Gây án xong, bỏ mặc nạn nhân bị trọng thương không biết sống chết ra sao, Phong hùng hổ ra xe ô tô của mình chở theo Dương Văn Quang chạy về. Đến 20 giờ cùng ngày, nghe tin Nguyễn Viết Lân chết, Phong đã ra công an đầu thú.
Tại bản Kết luận giám định pháp y số 183 ngày 05/01/2014 của cơ quan pháp y tỉnh Gia Lai kết luận nguyên nhân cái chết của Nguyễn Viết Lân là do: “Mất máu cấp, đa vết thương, vết thương thấu ngực thủng phổi làm đứt động mạch phổi trái dẫn đến tử vong”.
Không biết ăn năn
Tại phiên tòa, nội dung kiểm tra căn cước bị cáo đã làm rõ: Trước khi Ngô Đức Phong can án và bị xét xử về tội “Giết người”, bị cáo này đã từng 2 lần bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng. Được biết, ở địa phương Phong cũng thuộc hàng “đầu bò đầu bướu” khi thường xuyên gây rối, đánh nhau nhưng xét thấy bị cáo chưa có tiền án nên cơ quan pháp luật cũng có phần “nương tay”, chỉ xử phạt hành chính chứ chưa xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự. 
Lẽ ra Phong phải xem tiền sự đó là một “tì vết” để tu thân, sửa mình, không ngờ bị cáo càng ngông nghênh, coi thường pháp luật. Hậu quả là Phong đã phạm vào một tội đặc biệt nghiêm trọng, tước đoạt trái phép tính mạng người khác. 
Đã thế, tại phiên tòa, bị cáo Phong tỏ ra không biết ăn năn hối cải, ngoan cố một mực không thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Bị cáo còn trâng tráo cho rằng Lân xông vào đánh trước nên bị cáo mới đánh trả, hành vi của bị cáo là phòng vệ chứ không có chủ đích giết người. 
Bị cáo cũng không thừa nhận con dao tự chế là của mình thủ sẵn từ trước mà liên tục khẳng định hung khí đó là của nạn nhân, trong khi lời khai của các nhân chứng tại tòa cho biết con dao đó chính là của Tý Phong.
Sau khi gây án, gia đình bị cáo đã bồi thường được 46 triệu đồng cho gia đình bị hại nên đây được coi là tình tiết giảm nhẹ “đã tích cực bồi thường khắc phục hậu quả”, bởi vậy TAND tỉnh Gia Lai đã quyết định tuyên phạt bị cáo Ngô Đức Phong mức án chung thân về tội “Giết người”./.

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.