Tiếp bài Sông Hồng đang bị Cảng Hà Nội “bức tử”: Một “ông lớn” âm mưu thâu tóm đất vàng?

Bãi xe sử dụng trái phép trong khu đất của cảng Hà Nội.
Bãi xe sử dụng trái phép trong khu đất của cảng Hà Nội.
(PLO) - Cuối năm 2014, Tổng Cty xây dựng liên hợp Vạn Cường (Vạn Cường) gây ồn ào với thương vụ mua lại VIVASO và làm chủ Cảng Hà Nội, đơn vị đang quản lý diện tích đất lớn gần phố cổ. Tuy nhiên, do đây là lĩnh vực mà công ty này đang hoạt động nên dù dư luận có nghi ngờ về âm mưu thâu tóm đất vàng của Vạn Cường cũng khó có thể phản đối. Song, thương vụ mua lại hãng phim truyện Việt Nam hôm nay của công ty này một lần nữa khiến dư luận không thể lặng im.

Cảng Hà Nội sau cổ phần hóa đang hoạt động ra sao?

 Sau 2 năm cổ phần hóa, Cảng Hà Nội dưới sự quản lý của Công ty xây dựng liên hợp Vạn Cường giờ ra sao? Chiếm dụng hành lang ATGT để làm kho bãi, công ty; đổ vật liệu xây dựng lấp sông Hồng, xe quá tải ra vào cảng, xây dựng nhiều công trình sai phép trên bề mặt đê… đang là thực tế diễn ra tại khu vực cảng Hà Nội (phường Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Theo phản ánh của người dân, khu vực gầm cầu Vĩnh Tuy, hiện tồn tại nhiều kho bãi hàng hóa, các công ty sản xuất và kinh doanh bê tông, các công ty kinh doanh thiết bị máy móc… gây mất mỹ quan và trật tự ATGT. Không chỉ vậy, những hoạt động này đã vi phạm nghiêm trọng đến hành lang bảo vệ chân cầu Vĩnh Tuy.

Qua tìm hiểu thực tế, tại khu vực gầm cầu Vĩnh Tuy, có rất nhiều kho bãi, công ty mà hầu hết là thuộc các công ty tư nhân dùng để sản xuất và tập kết hàng hóa như: Công ty cổ phần đầu tư sông Đà - Việt Đức, Trạm bê tông Phú Ký, Công ty cổ phần đầu tư thương mại dầu khí Việt Nam, bãi máy Hưng Thành, Công ty cổ phần thương mại và vận tải Việt-Xô, kho bãi Tuấn, kho chứa xăng dầu Mobil…

Ngoài ra theo quan sát của PV, còn có hàng loạt các kho xưởng trống treo biển cho thuê lại. Các doanh nghiệp này ngang nhiên chiến dụng hành lang phía gầm cầu làm địa điểm kinh doanh của mình hoặc trên hành lang đê sông Hồng.

Một người dân ở phố Vĩnh Tuy cho biết: Thời gian gần đây xuất hiện các kho bãi chứa hàng hóa, các công ty về thiết bị máy, công ty bê tông mọc lên ngay dưới gầm cầu đã gây mất mỹ quan đô thị, vi phạm hành lang ATGT và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường do hoạt động xả thải trực tiếp xuống lòng sông khiến người dân sinh sống tại đây vô cùng bức xúc.

Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ có quy định rất rõ về Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu, cống. Theo đó, giới hạn hành lang an toàn tại chân cầu Vĩnh Tuy là 150m (áp dụng với cầu có chiều dài lớn hơn 300m). Tuy nhiên, trên thực tế thì một số doanh nghiệp tận dụng cả không gian phía gầm cầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Việc hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bê-tông nơi đây còn không được kiểm soát, khi nước thải được cho chảy trực tiếp xuống sông Hồng. “Những ngày qua dư luận bức xúc vì các doanh nghiệp xả thải ra sông gây chết cá ở miền Trung thì bị xử phạt rất nặng. Nhưng ngay giữa lòng Thủ đô, họ cũng xả thải gây ô nhiễm môi trường không kém mà chả thấy cơ quan chức năng nào sờ tới cả”, một người dân bức xúc.

Ngoài ra, một số công ty như Công ty Cổ phần Việt Đức sản xuất bê tông còn có nguy cơ đe dọa đến sự an toàn của cầu Vĩnh Tuy. Doanh nghiệp này không chỉ vi phạm lang bảo vệ chân cầu, mà mỗi ngày còn sử dụng xe quá tải làm phương tiện chuyên chở xi măng, bê tông… gây sụt lún nghiêm trọng hành lang đê điều.

Những chiếc xe này chạy không kể ngày đêm kéo theo tiếng ồn, khói bụi, khiến người dân vô cùng hoang mang, lo sợ đến tính mạng của mình khi di chuyển qua khu vực cảng.

Dãy nhà xây dựng trong chỉ giới thoát lũ.

Dãy nhà xây dựng trong chỉ giới thoát lũ.

Dạo quanh một vòng khu vực Cảng Hà Nội, điều mà chúng tôi cảm thấy rùng mình là “kho bom” nằm ngay giữa bên bờ sông Hồng. Đó là hàng trăm thùng xăng, dầu của một cửa hàng giới thiệu sản phẩm dầu Mobil đóng tại khu vực cảng Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao và đe dọa đến sự an toàn tính mạng của người dân xung quanh.

Theo khảo sát của PV, hầu hết các công trình thuộc kết cấu hạ tầng của Cảng Hà Nội đến nay gần như xuống cấp hoàn toàn. Hiện tại khu vực cảng Hà Nội chỉ khai thác được một phần rất nhỏ bằng việc vận chuyển xi măng, còn lại là hoạt động bốc dỡ cát sỏi chủ yếu diễn ra vào ban đêm.

Trong khi, hàng loạt các máy móc cẩu, băng chuyền… hiện đại lâu ngày không sử dụng trở nên hoen gỉ, nằm chỏng chơ bên bờ sông. Các công trình phụ trợ tại cảng cũng bị bỏ hoang trông rất phản cảm.

Theo thiết kế trước đó, các kho bãi tại cảng Hà Nội được dựng lên với mục đích để chứa hàng hóa nội địa vào khu vực cảng thì đến nay hầu hết đã được thế chỗ cho các công ty tư nhân làm kho hàng trung gian để phân phối hàng hóa của mình tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Các kho bãi này thường tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao do vấn đề PCCC không được chú trọng đẩy mạnh.

Trên hàng lang bảo vệ đê điều, Cảng Hà Nội còn xây dựng rất nhiều công trình trái phép. Việc mua lại Cảng Hà Nội của Vạn Cường không nhằm mục đích hoạt động cảng mà là để thâu tóm “đất vàng”? Đó là câu hỏi lớn đang được dư luận đặt ra chưa có lời giải đáp.

Hãng phim sẽ đi về đâu?

Thành công trong thương vụ mua lại VIVASO, làm chủ Cảng Hà Nội, Vạn Cường tiếp tục tiến xa hơn với chiến lược mua bán cổ phần với hãng phim truyện Việt Nam.

Dù phiên đấu giá cổ phần Hãng Phim Việt Nam không được nhà đầu tư nhỏ lẻ quan tâm, nhưng sự xuất hiện của nhà đầu tư chiến lược là một đơn vị ngoài ngành lại khiến giới tài chính và dư luận không ngừng lo lắng.

Điều đáng chú ý nằm ở mức giá mà nhà đầu tư chiến lược bỏ ra chỉ vài chục tỷ nhưng đã nắm quyền chi phối cả hãng phim, cũng như kế thừa quyền và trách nhiệm liên quan đến nhiều khu đất, đặc biệt là 5.450m2 đất vàng tại số 4 Thụy Khuê, quận Tây Hồ (Hà Nội) mà hãng phim này đang quản lý.

Giá trị thị trường được cho là lên tới cả ngàn tỷ đồng nhưng không được xác định vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, vì đó là đất hãng phim này thuê của nhà nước.

Lúc này, nhiều người đặt nghi vấn phải chăng nhà đầu tư chiến lược này muốn thâu tóm khu đất vàng bên cạnh Hồ Tây này nên “nhảy vào” thâu tóm hãng phim truyện Việt Nam. Dư luận lo lắng, hãng phim sẽ phát triển như nào khi cổ đông chiến lược là một đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải, cảng, cơ khí… trong khi cảng Hà Nội họ quản lý sau 2 năm vẫn chưa có gì đột phá?

Câu chuyện chọn nhà đầu tư chiến lược đã trở thành vấn đề “nóng” khi hầu hết đơn vị có diện tích đất lớn ở Hà Nội và TP.HCM đều chọn “nhà đầu tư chiến lược” là các tập đoàn có lượng vốn lớn, kinh doanh bất động sản hoặc tài chính chứ không mấy liên quan đến lĩnh vực kinh doanh chính của mình.

Nhìn lại cách chọn cổ đông chiến lược cho các tổng công ty nhà nước, giới đầu tư chợt giật mình khi thấy nhưng tiêu chí quan trọng nhất để được làm cổ đông chiến lược đã bị xếp xó, thay vào đó thì vấn đề "tiền" lại được xếp lên hàng đầu.

Theo quy định của Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần: “Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính và có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa về: chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm".

So với tiêu chí này, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hàng đầu đang có dấu hiệu lệch hướng.

Việc chuyển đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp là tiền đề để tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển chứ không phải là cơ hội để thay đổi ngành nghề của các doanh nghiệp cổ phần hóa.

Nhưng, với những gì đã diễn ra, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành phải trơ mắt đứng nhìn các doanh nghiệp ngoài ngành thâu tóm các đơn vị đầu đàn chỉ vì “đất vàng” cho thấy những điều không bình thường đang xảy ra trong việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Điều lạ kỳ là những chuyện không bình thường, trái pháp luật này vẫn chưa bị ngăn chặn.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Nhật Bản mở ra kỷ nguyên mới trong kết nối nông nghiệp công nghệ cao

Việt Nam - Nhật Bản mở ra kỷ nguyên mới trong kết nối nông nghiệp công nghệ cao

(PLVN) - Ngày 22/11 tại Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ký biên bản ghi nhớ hợp tác và tổ chức hội thảo ”kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng thị trường” với Công ty TNHH AEON TOPVALU Việt Nam. Dự và chứng kiến lễ ký kết có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cùng Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam - ông Ito Naoki.

Đọc thêm

Thách thức bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản

Nhiều nhiệm vụ trọng tâm để bảo vệ các hệ sinh thái ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Hữu Tuấn)
(PLVN) -  Ngành thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế biển của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng nhanh. Nhưng trong quá trình phát triển, ngành thủy sản cũng đang phải đối mặt với không ít những thách thức, trong đó có vấn đề môi trường và suy thoái hệ sinh thái ven biển.

Hiệu quả chính sách phát triển kinh tế số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.

Hơn 730 dự án đang hoạt động tại các KCN - KCX Hà Nội

Công ty TNHH Điện tử Meiko Thăng Long, có địa chỉ tại lô J1-J2 (khu công nghiệp Thăng Long, xã Võng La, huyện Đông Anh,TP. Hà Nội)
(PLVN) - Nhiều năm qua, doanh nghiệp tại các khu công nghiệp của Hà Nội luôn tạo giá trị bình quân trên 40% giá trị sản lượng công nghiệp, 40% kim ngạch xuất khẩu và trên 20% GDP của Thành phố, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trở thành nhân tố quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô và cả nước.

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Bà Juanna Lilia Delgado Portal – Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba trao đổi tại buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội.
(PLVN) - Ngày 20/11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số Bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cảng Hải Phòng đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Nguyễn Hoàng Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trao Bằng khen cho Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 20/11, Công ty CP Cảng Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống Đảng bộ và Đội ngũ công nhân Cảng (24/11/1929-24/11/2024); 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Cảng Hải Phòng (28/11/1929-28/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì.

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành
(PLVN) - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới". Sự kiện nêu ra những vấn đề cấp bách của hệ thống các hồ, đập thủy lợi đang “gánh” trên vai nhiều nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia.

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp
(PLVN) - Sáng 19/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã làm việc với đoàn đại biểu Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp (MEDEF) do ông Francois Corbin làm trưởng đoàn, trong khuôn khổ hai nước thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Toàn cảnh Toạ đàm "Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá – Những vấn đề đặt ra" diễn ra chiều nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

(PLVN) - Trong 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU đều ghi nhận tăng trưởng tích cực. Với giá tôm cải thiện và nhu cầu nhập khẩu tăng cao, dự báo mục tiêu 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay là hoàn toàn khả thi.

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU của EC

Việt Nam quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm 2024. (Ảnh minh họa: CTV)
(PLVN) - Ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã họp với các đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch của Chính phủ chỉ đạo làm việc với Đoàn thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) lần 5.

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)
(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.