Thu tiền từ hoạt động kinh doanh để thi hành án

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Biện pháp thu tiền từ hoạt động kinh doanh (HĐKD) của người phải thi hành án được áp dụng khi người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền (nghĩa vụ trả tiền của người phải thi hành án là nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định của Tòa án hoặc phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành án) và người phải thi hành án có có thu nhập từ HĐKD. Đây là một quy định rất tiến bộ và phù hợp với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 

Áp dụng thành công biện pháp này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức của Chấp hành viên và nâng cao hiệu quả THADS. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít cơ quan THADS và chấp hành viên lựa chọn áp dụng biện pháp này. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do các quy định pháp luật còn bất cập dẫn đến việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thu tiền từ HĐKD của người phải thi hành án còn gặp nhiều khó khăn.

Điều 79 Luật THADS quy định trường hợp người phải thi hành án có thu nhập từ HĐKD thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền từ HĐKD của người đó để thi hành án. Người phải thi hành án ở đây có thể là cá nhân hoặc tổ chức có HĐKD. Tuy nhiên, việc xác định thu nhập của người phải thi hành án từ hoạt động kinh doanh là rất khó khăn. Điều này xuất phát từ việc nền kinh tế nước ta vẫn chủ yếu tiêu dùng bằng tiền mặt, không dễ quản lý thu nhập từ HĐKD của người phải thi hành án. Mặt khác, việc xác định thu nhập từ HĐKD lại bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như: ngành nghề kinh doanh, yếu tố thị trường, giá cả biến động … 

Để xác định mức thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án Chấp hành viên phải kiểm tra các loại sổ sách, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, việc này đòi hỏi chấp hành viên phải có kiến thức chuyên môn về tài chính doanh nghiệp, đây cũng là một trở ngại lớn. Hơn nữa, trong thực tiễn, rất khó để người phải thi hành án cung cấp các loại giấy tờ, sổ sách, chứng từ mua bán cho cơ quan THADS. Pháp luật THADS cũng chưa quy định chế tài pháp lý để xử lý đối với các trường hợp người phải thi hành án không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác các loại sổ sách, giấy tờ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho cơ quan THADS. 

Điều 22 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ chỉ hướng dẫn “Khi xác định mức tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, Chấp hành viên căn cứ vào kết quả kinh doanh trên cơ sở sổ sách, giấy tờ và tình hình kinh doanh thực tế của người phải thi hành án” mà chưa hướng dẫn cụ thể là khoản thu từ HĐKD này là khoản thu sau thuế hay khoản thu từ lợi nhận ròng của cá nhân, tổ chức kinh doanh. Hơn nữa, nếu là HĐKD của doanh nghiệp thì khoản thu sau thuế sẽ được phân bổ cho nhiều loại quỹ, ví dụ: quỹ đầu tư và phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,… Như vậy, nếu họ là người phải thi hành án thì có cho phép họ phân bổ khoản thu cho các loại quỹ đó hay không?

Khi ra quyết định thu tiền, chấp hành viên phải để lại số tiền tối thiểu cho HĐKD và sinh hoạt của người phải thi hành án và gia đình. Về “Mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh” của người phải thi hành án (Điều 79 Luật THADS và khoản 2 Điều 22 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP) có thể được hiểu là với mức tiền này thì doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, không dẫn đến tình trạng giải thể, phá sản.  Đây là một công việc đòi hỏi rất cao về chuyên môn. Hơn nữa, pháp luật hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về mức tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, mức tiền tối thiểu để lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh là không có cơ sở xác định.

Trường hợp người phải THA không chấp hành quyết định thu tiền từ HĐKD của chấp hành viên, theo khoản 6 Điều 52 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, THADS, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì mức xử phạt đối với hành vi không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền THA về việc thu tiền từ HĐKD của người phải thi hành án là 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Tuy nhiên, mức phạt tiền này vẫn là quá thấp, chưa đủ sức răn đe. 

Từ những khó khăn trên có thể thấy việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thu tiền từ HĐKD của người phải thi hành án hiện nay chỉ mới có thể áp dụng đối với người phải thi hành án có các hoạt động kinh doanh đơn giản như cho thuê tài sản và các HĐKD mang tính ổn định với dòng lưu chuyển tiền tệ rõ ràng như kinh doanh nhà hàng khách sạn…

Còn đối với các HĐKD phức tạp như thương mại, dịch vụ,… thì việc áp dụng biện pháp khấu trừ này còn rất hạn chế. Do vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu và có những quy định hướng dẫn cụ thể hơn đối với biện pháp cưỡng chế thu tiền từ HĐKD của người phải thi hành án để biện pháp này phát huy hiệu quả trong thực tiễn./.

Đọc thêm

'Lận đận' dự án tái định cư cho các hộ dân hạ lưu của Nhà máy thủy điện Bản Vẽ bị lũ cuốn mất nhà

Dự án TĐC 2 lần bị sạt trượt, đã chi ra hơn 12 tỷ đồng, nhưng mới chỉ có 5 hộ dân đến xây nhà. (Ảnh: Ngô Toàn)
(PLVN) - Sau gần 6 năm triển khai dự án tái định cư (TĐC), hai lần bổ sung dự án với số tiền hơn 12 tỷ đồng; để phục vụ cho 17 hộ dân bị cuốn trôi nhà cửa, đến nay chỉ có 6 hộ dân đến làm nhà sinh sống (trong đó 5 hộ đã tới, 1 hộ dự định tới); còn 11 hộ còn lại phần lớn đã định cư nơi khác vì chờ đợi quá lâu.

Tình tiết hi hữu trong một vụ kiện thuê đất: Khó thi hành án vì Tòa tỉnh Hòa Bình không xác định mốc giới khu đất

Trên khu đất thuê, bên thuê đã san lấp mặt bằng, tạo dựng một số tài sản. (Ảnh trong bài: Hương Lan)
(PLVN) - Trong quá trình thi hành Bản án 02/2023/KDTM-PT của TAND tỉnh Hòa Bình; Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hòa Bình vừa có văn bản gửi đương sự, cho biết bản án có điểm chưa rõ, gây khó khăn; nên Chi cục đã có công văn gửi TAND tỉnh Hòa Bình đề nghị giải thích bản án, nhưng chưa nhận được trả lời.

Vụ việc liên quan dự án Hạ tầng khu dân cư Đồng Nhưng (Thanh Hóa): UBND tỉnh giao UBND huyện Đông Sơn xử lý

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Báo PLVN mới nhận được Văn bản số 9865/UBND-TD ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chuyển nội dung đề nghị của Báo PLVN liên quan đơn thư của bà Nguyễn Thị Sáu về việc bị san lấp đất trái quy định đến Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn xử lý.

Bổ sung thông tin lối đi chung trên sổ đỏ như thế nào?

Luật sư Phạm Minh Hoàng.
(PLVN) - Bạn Văn Mạnh (Hà Nội) hỏi: Tôi vừa mua 1 mảnh đất trong ngõ, trong ngõ có 4 hộ đều sử dụng 1 lối đi chung, khi tôi mua đất thì họ yêu cầu tôi phải nộp 70 triệu để được sử dụng lối đi chung đó. Tôi đồng ý và đã đóng tiền, tuy nhiên trên sổ đỏ của gia đình tôi lại không thể hiện lối đi chung, còn sổ của 3 hộ kia đều có. Vậy tôi cần thực hiện thủ tục và chuẩn bị những hồ sơ gì để xin bổ sung lối đi chung vào sổ đỏ của tôi?

Xử lý hành vi dừng, đỗ xe trên đường cao tốc trái quy định

Luật sư Lê Thuỳ.

(PLVN) - Bạn đọc Trần Hoài (Bắc Giang) hỏi: Thời gian vừa qua xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng do dừng, đỗ xe trên đường cao tốc trái quy định của pháp luật. Xin hỏi, hành vi dừng, đỗ xe trên đường cao tốc trái quy định sẽ bị xử lý như thế nào?

Khiếu nại liên quan Dự án tuyến đường Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo giải quyết

Khiếu nại liên quan Dự án tuyến đường Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo giải quyết
(PLVN) - Mới đây, PLVN có bài viết phản ánh ý kiến một số hộ dân tại xóm 6, xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định cho rằng UBND huyện ban hành phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) và bố trí tái định cư (TĐC) chưa phù hợp pháp luật khi thực hiện dự án tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển.

Sự việc liên quan khu đất tại phường Hải Ninh (TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa): Phòng Tài nguyên và Môi trường xác định thuộc thẩm quyền tòa án giải quyết

Một phần khu đất trong sự việc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Báo PLVN nhận được phản ánh của ông Lê Đình Trung cho rằng bố mẹ ông có diện tích đất 522m2 tại tổ dân phố Bắc Thành, phường Hải Ninh, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa; được UBND phường đo đạc, cắm mốc theo biên bản phân chia tài sản.

BHXH Việt Nam trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thanh Hóa

BHXH huyện Ngọc Lặc phối hợp với Trường Trung cấp nghề Miền núi Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện BHYT học sinh năm học 2023-2024 cho thầy giáo, cô giáo, phụ huynh và học sinh.
(PLVN) - Kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa do Ban Dân nguyện chuyển tới trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (Công văn số 499/BDN ngày 14/6/2024) với nội dung, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc (Thanh Hóa) đề nghị BHXH Việt Nam xem xét cho thanh toán nguồn chi phí vượt tổng mức đã được giám định, thống nhất và đã được ghi nhận qua các năm theo quy định tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 của Chính phủ.

Bệnh viện Nhân dân 115 đề nghị xử lý người đăng tải thông tin nhằm câu view

Sự việc xảy ra từ năm 2018 và đã được giải quyết nhưng đến nay một tài khoản facebook vẫn đăng tải nhằm câu view. (Ảnh chụp màn hình)
(PLVN) - Mới đây, trên mạng xã hội facebook có đăng tải một số video với nội dung “trắng trợn quá...” thu hút hàng ngàn lượt bình luận, chia sẻ không tốt có liên quan đến Bệnh viện Nhân dân 115. Ban Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý người đăng tải thông tin sai sự thật, nhằm câu view, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh bệnh viện và các bác sĩ.