Thời tiết nắng nóng trẻ nhập viện tăng, cha mẹ cần lưu ý

Bệnh nhi bị sốc giảm thể tích do tiêu chảy cấp được trị thoát nguy cơ tử vong. Ảnh: BVCC
Bệnh nhi bị sốc giảm thể tích do tiêu chảy cấp được trị thoát nguy cơ tử vong. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Bãi Cháy những ngày qua tiếp nhận từ 15 - 20 trẻ nhập viện điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi thùy, viêm phổi phế quản, viêm tai giữa, viêm amydal họng, viêm mũi xoang..., bệnh lý về tiêu hóa như tiêu chảy cấp do virus và vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm.

Trẻ sốc giảm thể tích đối diện nguy cơ tử vong

Đáng lưu ý là những trường hợp trẻ bị tiêu chảy mất nước rất nặng dẫn đến sốc giảm thể tích nguy kịch. Điển hình là bệnh nhi N.N.T.M ( 3 tuổi) bị tiêu chảy, sốt cao kèm theo nôn nhiều lần trong ngày. Trẻ được chuyển cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng lơ mơ, ý thức kém, co giật toàn thân cơn ngắn, dấu hiệu sinh tồn ở mức nguy hiểm như: nhịp tim đập nhanh trên 200/phút, sốt cao trên 40 độ, nhịp thở nhanh 60-70 lần/phút.

Sau khi thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhi được chẩn đoán: sốc giảm thể tích do tiêu chảy cấp mất nước nặng; suy thận cấp; rối loạn điện giải; rối loạn toan kiềm. Các bác sĩ đã điều trị tích cực giúp trẻ thoát sốc, thoát nguy cơ tử vong.

Bác sĩ Đỗ Kiêm Thắng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, thời tiết nắng nóng là thời điểm các bệnh lý về đường hô hấp và đường tiêu hóa ở trẻ tăng cao, đặc biệt là tiêu chảy cấp. Trẻ bị tiêu chảy cấp có tốc độ đào thải phân cao nên dễ dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

"Do vậy, các phụ huynh trong quá trình chăm sóc trẻ cần chú ý theo dõi quá trình nôn, đi ngoài của con. Nếu trẻ bị nôn nhiều, tiêu chảy nhiều lần trong ngày không thể kiểm soát được tại nhà, li bì, mệt mỏi, không ăn uống được cần đến bệnh viện khám để bác sĩ đánh giá tình trạng mất nước và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, tránh biến chứng mất nước nặng do tiêu chảy đe dọa tính mạng của trẻ. Ngoài ra, cần sử dụng oresol theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế, pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn để bù nước – điện giải tại nhà cho trẻ, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra”, bác sĩ Thắng nói.

Trẻ nhập viện vì viêm phổi Mycoplasma tăng

Bên cạnh đó, khoa Nhi bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhập viện do viêm phổi không điển hình mycosplasma phải điều trị kéo dài. Đây là bệnh do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae gây viêm đường hô hấp trên và viêm phổi không điển hình. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ trên 5 tuổi.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Sơn – Phó Trưởng Khoa Nhi: “Các trường hợp trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma điều trị tại khoa tăng hơn trước. Triệu chứng biểu hiện rầm rộ là sốt cao, viêm long đường hô hấp trên, ho liên tục và kéo dài. Ban đầu trẻ thường ho khan, sau đó chuyển sang ho có đờm kéo dài từ 3-4 tuần, có thể kèm theo sổ mũi, quấy khóc, chán ăn, tiêu chảy... Theo các chuyên gia sau thời gian trẻ trải qua dịch COVID-19 xuất hiện những “khoảng trống miễn dịch” trẻ dễ nhiễm các loại virus và vi khuẩn thông thường và biểu hiện bệnh nặng hơn trước".

Bác sĩ Sơn thông tin thêm, những triệu chứng không điển hình này dễ khiến phụ huynh nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nên tự ý điều trị cho con tại nhà. Nếu không xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị đúng cách, hiệu quả, tình trạng bệnh của trẻ có thể trở nên nghiêm trọng dẫn tới suy hô hấp và tử vong.

Cách phòng bệnh cho trẻ trong mùa hè nắng nóng

Ngoài ra, những bệnh lý thường gặp ở trẻ vào thời tiết nắng nóng đó là đuối nước, viêm não virus, chân tay miệng…

Qua đây bác sĩ Nguyễn Thị Sơn khuyến cáo: Phụ huynh cần chú ý đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế kịp thời khi trẻ có một số dấu hiệu bất thường trong thời tiết nắng nóng như:

Trẻ có biểu hiện sốt cao, sốt khó hạ nhiệt độ, ho nhiều, ho dai dẳng, khó thở, thở nhanh, tiếng thở bất thường. Nổi mụn chân tay miệng. Nôn nhiều không ăn uống được, ỉa phân lỏng nhiều nước, phân có tính chất thay đổi: có nhày, có máu, tốc độ đào thải phân nhanh. Triệu chứng bất thường về thần kinh: đau đầu, co giật, thay đổi tri giác, lú lẫn. Những dấu hiệu này cần đặc biệt lưu ý trên trẻ suy dinh dưỡng và những trẻ chậm phát triển tinh thần khó nhận biết hơn.

Bảo vệ sức khoẻ trẻ trong thời tiết nắng nóng, gia đình cần lưu ý: Không ra ngoài trong thời gian nắng nóng đỉnh điểm khoảng thời gian từ 9h sáng đến 16h chiều. Cung cấp đủ nước cho trẻ, ăn thực phẩm nhiều vitamin, chú ý bảo quản thực phẩm tránh ôi thiu. Tránh tiếp xúc với người đang bị ốm sốt. Điều chỉnh điều hoà ở mức trên 27 độ C không chênh lệch quá với nhiệt độ bên ngoài.

Khi cho trẻ đi tắm biển, hồ, sông, suối chú ý quan sát trẻ không để trẻ đuối nước. Trang bị các kĩ năng cấp cứu tại chỗ và cho trẻ học bơi. Tiêm phòng đầy đủ và ngủ màn tránh muỗi đốt, thực hiện thông điệp 2K của Bộ Y tế…

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.