Trước thông tin về việc thay đổi mã vùng điện thoại trong cả nước từ 1/3/2015, Luật sư Thuật không tỏ ý kiến phản đối nhưng có khá nhiều băn khoăn. “Quy định mới của Bộ Thông tin và Truyền thông, xét về lâu dài sẽ có lợi cho xã hội, tuy nhiên, ở thời điểm trước mắt sẽ có nhiều thiệt hại không nhỏ. Đó là toàn bộ thông tin liên lạc sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng; hàng trăm nghìn cá nhân, tổ chức sẽ phải thay đổi gấp toàn bộ tài liệu, mẫu biểu, biển hiệu…”.
Chỉ ra hậu quả của của việc thay đổi trên, Luật sư Thuật lấy dẫn chứng: để không trái với quy định tại Thông tư 22, các tổ chức, cá nhân buộc phải tiêu huỷ/khắc phục những thông tin trên các tài liệu, hoá đơn... không còn phù hợp với số tiền tiêu tốn hàng trăm nghìn tỷ đồng.
Vậy những thiệt hại này nguyên nhân từ đâu và ai phải chịu trách nhiệm?
Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật |
“Xét mối quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thì Thông tư 22/2014/TT-BTTTT được coi là sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Và như vậy nhà cung cấp dịch vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 302 Bộ luật Dân sự khi khách hàng bị thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Đương nhiên thiệt hại người tiêu dùng tự gánh chịu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình"- Luật sư Thuật phân tích
Dưới góc nhìn của người tiêu dùng, vị luật sư này bình luận "việc liên tục thay đổi đầu số (trong năm 2008 và 2015) đã thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Bộ TT&TT. Tầm nhìn và chiến lược sử dụng đầu số điện thoại của nhà nước không dài và không dự đoán sát tốc độ phát triển xã hội.
Thêm nữa, khi có sự thay đổi lại không có các qui định, phương án chuyển tiếp nhằm giảm bớt thiệt hại cho nhân dân. Thông tư 22 cũng không tiếp thu được kỹ thuật lập pháp như các văn bản luật do Quốc hội ban hành.
Vì vậy, trong mối quan hệ giữa công dân (người sử dụng dịch vụ viễn thông) với cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông (Bộ TT&TT), các thiệt hại của người dân (bao gồm cả tổ chức) phát sinh từ các hành vi quản lý của cơ quan nhà nước thì cơ quan chuyên trách phải chịu trách nhiệm. Nhẹ thì phải thông báo chia sẻ, xin lỗi; nặng có thể phải bồi thường thiệt hại, tương tự như việc áp dụng Luật bồi thường nhà nước”.
Từ những phân tích trên, Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Đông Nam Á kiến nghị cơ quan chức năng cần xây dựng chiến lược quản lý và dự kiến được tốc độ phát triển dài hạn. Khi thay đổi phải có biện pháp chuyển tiếp nhằm giảm bớt thiệt hại. Ngoài ra, thời gian thay đổi cần công khai, minh bạch và lộ trình dài để nhân dân kịp thời đối phó, điều chỉnh./.
Ông Vương Ngọc Tuấn, Phó Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam:
Đền bù thiệt hại phải rõ ràng
Tôi cho rằng việc thay đổi mã vùng điện thoại cố định là chuyện bình thường. Nhưng để tránh thiệt hại cho người tiêu dùng nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, phải có công tác chuẩn bị từ lâu dài trước đó chứ không thể “độp” một cái là thay đổi ngay được.
Tại sao tôi nói thế? Chúng ta hãy nhìn ra ngoài đường mà xem, tất cả những biển quảng cáo của các cửa hàng và các điểm kinh doanh đều in số điện thoại cố định để khách hàng liên hệ. Rồi các bao bì, hoá đơn…cũng đều in số điện thoại. Nhưng chỉ một sự thay đổi nhỏ từ quy định tại Thông tư 22, nó đã kéo theo nhiều biến đổi lớn.
Đó là chưa kể đến sự thay đổi đột ngột này còn làm ngắt quãng quá trình liên lạc, đặc biệt là các đối tác nước ngoài không cập nhật được thông tin. Sự cố này sẽ gây nên những thiệt hại về vật chất cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Đối với những doanh nghiệp đã in bao bì, nhãn mác mà phải thay đổi lại số điện thoại thì thiệt hại là không hề nhỏ. Do vậy khi xây dựng quy chế đền bù thiệt hại cho người dân như thế nào phải rất rõ ràng.
Để lường trước hậu quả thì cơ quan ban hành văn bản phải có công tác chuẩn bị thật kỹ trước khi thực hiện việc thay đổi này. Việc thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông không chỉ giúp các đối tượng liên quan chủ động trong các phương án kinh doanh, mà cơ quan chức năng còn tranh thủ được ý kiến đóng góp của nhiều cá nhân và tổ chức.
Đơn giản chỉ cần “anh” thông tin trên các phương tiện truyền thông rằng, một năm hoặc nửa năm nữa sẽ tiến hành thay đổi mã vùng điện thoại cố định. “Anh” không thể đột ngột nói là 60 ngày hay hai tháng nữa sẽ thay đổi, bởi từ sự thay đổi này còn kéo theo nhiều thay đổi tiếp theo./.
Ông Vương Ngọc Tuấn, Phó Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam:
Đền bù thiệt hại phải rõ ràng
Tôi cho rằng việc thay đổi mã vùng điện thoại cố định là chuyện bình thường. Nhưng để tránh thiệt hại cho người tiêu dùng nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, phải có công tác chuẩn bị từ lâu dài trước đó chứ không thể “độp” một cái là thay đổi ngay được.
Tại sao tôi nói thế? Chúng ta hãy nhìn ra ngoài đường mà xem, tất cả những biển quảng cáo của các cửa hàng và các điểm kinh doanh đều in số điện thoại cố định để khách hàng liên hệ. Rồi các bao bì, hoá đơn…cũng đều in số điện thoại. Nhưng chỉ một sự thay đổi nhỏ từ quy định tại Thông tư 22, nó đã kéo theo nhiều biến đổi lớn.
Đó là chưa kể đến sự thay đổi đột ngột này còn làm ngắt quãng quá trình liên lạc, đặc biệt là các đối tác nước ngoài không cập nhật được thông tin. Sự cố này sẽ gây nên những thiệt hại về vật chất cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Đối với những doanh nghiệp đã in bao bì, nhãn mác mà phải thay đổi lại số điện thoại thì thiệt hại là không hề nhỏ. Do vậy khi xây dựng quy chế đền bù thiệt hại cho người dân như thế nào phải rất rõ ràng.
Để lường trước hậu quả thì cơ quan ban hành văn bản phải có công tác chuẩn bị thật kỹ trước khi thực hiện việc thay đổi này. Việc thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông không chỉ giúp các đối tượng liên quan chủ động trong các phương án kinh doanh, mà cơ quan chức năng còn tranh thủ được ý kiến đóng góp của nhiều cá nhân và tổ chức.
Đơn giản chỉ cần “anh” thông tin trên các phương tiện truyền thông rằng, một năm hoặc nửa năm nữa sẽ tiến hành thay đổi mã vùng điện thoại cố định. “Anh” không thể đột ngột nói là 60 ngày hay hai tháng nữa sẽ thay đổi, bởi từ sự thay đổi này còn kéo theo nhiều thay đổi tiếp theo./.