Than đỏ dưới tro tàn

Than đỏ dưới tro tàn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đây là tập tản văn thứ 5 và là cuốn sách thứ 23 của nhà văn Đỗ Bích Thúy. Đây được xem như phần tiếp theo/nối dài của cuốn “Tôi đã trở về trên núi cao” - tập tản văn xuất bản năm 2018 đã được nhiều bạn đọc yêu thích.

Ở tập sách này, như thường thấy, Đỗ Bích Thúy vẫn dành phần lớn số trang cho các bài viết về miền núi với những kí ức trong trẻo gắn liền với thung lũng mà chị được sinh ra, lớn lên. Bên cạnh đó, độ chín của một người đã có hơn 30 năm cầm bút, đi nhiều và luôn chăm chú quan sát cuộc sống, đã khiến cho tản văn của chị đằm sâu hơn, day dứt hơn, nhiều chiêm nghiệm hơn.

Tản văn, như Đỗ Bích Thúy nói, là thể loại mà càng viết chị càng thấy rất khó, rất mất sức. Hay như hoạ sĩ Lê Thiết Cương gọi cách viết tản văn của Đỗ Bích Thúy là “rút ruột, rút gan” ra mà viết.

Cũng trong cuốn sách này có 15 bức tranh minh họa của họa sĩ Lê Thiết Cương, một số bức được in trên giấy dó, kèm theo một tấm postcard được thiết kế rất tinh tế với dòng chữ: “Sách của bạn, lòng biết ơn của tôi” - lời tri ân mà Đỗ Bích Thúy muốn gửi tới bạn đọc, những người đã lặng lẽ âm thầm đồng hành cùng chị trong suốt những năm tháng qua.

Đỗ Bích Thúy được biết tới là một nhà văn ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc bằng các tác phẩm viết về dân tộc thiểu số và miền núi. Trong số 23 cuốn sách đã xuất bản, có 6 cuốn tiểu thuyết, còn lại là các tập truyện ngắn, truyện vừa và tản văn. Chưa kể các kịch bản phim điện ảnh và truyền hình. Hầu hết trong số đó chị viết về miền núi, về các vùng văn hoá Mông, Tày, Dao...

Đỗ Bích Thúy từ Hà Giang chuyển công tác về Hà Nội từ năm 2001, sau khi chị đoạt giải Nhất cuộc thi truyện ngắn Hướng tới giao thừa thiên niên kỷ của tạp chí Văn nghệ Quân đội. 22 năm sống và làm việc tại Hà Nội, chị đã in 23 cuốn sách.

Trong số những nhà văn thuộc thế hệ 7X, nhà văn Đỗ Bích Thúy được xem là người lao động bền bỉ, kiên định và quyết liệt trên một lối đi riêng mà chị tự cho rằng mình rất may mắn, đó là gắn bó với một đề tài “ruột” - dân tộc thiểu số và miền núi.

Và sự mãnh liệt đó thể hiện không gì sâu sắc hơn qua những tác phẩm đã in. Ở tập tản văn mới nhất, ngay cả khi chị viết về những vùng đất mới mẻ thì xúc cảm của chị cuối cùng vẫn cứ kết nối với nơi mà chị đã được sinh ra.

Nói như Đỗ Bích Thúy tự nhận, rằng mỗi khi viết về miền núi, không gian văn chương thân thuộc và tha thiết nhất, chị lại có cảm giác “về nhà”. Cuối cùng, đi đâu xa rất xa chăng nữa, Đỗ Bích Thúy sẽ lại quay về.

Đỗ Bích Thúy đang ngày càng đi sâu vào trái tim và tâm hồn của những người đọc tinh tế bằng tản văn. Dường như chị đang rất nỗ lực để khẳng định tản văn hoàn toàn có thể là một thể loại chinh phục được độc giả, ghi danh được tác giả. Sáng tạo trong hình thái kể chuyện, tập tản văn mới của Đỗ Bích Thúy - “Than đỏ dưới tro tàn”, sau cùng cũng vẫn về nguồn, về lại miền núi rừng quen thuộc của chị.

Chị nói: “Tôi sẽ không thành nhà văn, không thành một tác giả ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc được như ngày hôm nay nếu không viết về miền núi”.

Những câu chuyện Đỗ Bích Thúy kể luôn giản dị, gắn với những ký ức trong trẻo nơi thung lũng chất phác. Và những câu chuyện cứ nhẹ nhàng ngấm, để độc giả càng đọc, càng tìm thấy độ đằm sâu, da diết.

Thấm đẫm trong dòng tản văn “Than đỏ dưới tro tàn” là một nỗi nhớ, nỗi khao khát được quay về. Bằng cách luôn liên hệ với nơi thân thuộc, ấm áp với trái tim mình, Đỗ Bích Thúy cũng đưa độc giả chạm đến những cung bậc cảm xúc chân thật, tinh tế, tựa như than đỏ luôn ấm nóng, luôn có cơ hội để làm bùng lên một ngọn lửa…

Tin cùng chuyên mục

Gặp lại người thầy

Gặp lại người thầy

(PLVN) - Chợ sớm tấp nập, cảnh bán hàng rổn rảng. Tiếng mời mọc, mặc cả, cười đùa làm cái tinh sương trở nên ấm áp. Mấy bác bán rau vừa hạ xong xe hàng, ngồi hút thuốc lào sòng sọc.

Đọc thêm

Tạm biệt tháng 3...

Tạm biệt tháng 3...

Giờ thì tao thoải mái khóc rồi, mày cũng hết đau đớn rồi. Tạm biệt nhé tháng 3... Tạm biệt một người bạn thân, tạm biệt Hà Sơn Bình - một nhà báo với nụ cười hiền tỏa nắng...

Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
(PLVN) - Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ. Anh giật mình khi nghe tiếng bà Tơi gọi.

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."
(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Hạnh phúc là đi trên mặt đất

Thế hệ ngày nay luôn miệt mài tìm câu trả lời cho câu hỏi về hạnh phúc. (Nguồn ảnh: Youtube)
(PLVN) - Hạnh phúc là gì? Hàng triệu con người trên trái đất này, ngày đêm vẫn luôn đặt ra cho mình, cho nhau câu hỏi ấy. Nhưng làm gì có một khái niệm cụ thể, bất biến, chính xác cho hạnh phúc bây giờ? Mỗi một người mưu cầu khác nhau và giá trị của hạnh phúc đối với họ cũng khác nhau. Ở mỗi một thời đại, tiêu chuẩn sống thay đổi, giá trị hạnh phúc cũng đổi thay theo.

Điều anh không nói

Điều anh không nói
(PLVN) - Cô đốt một điếu thuốc rồi rít một hơi thật sâu, tiếng rít làm cho màn đêm yên tĩnh bỗng như bị xé toạc bởi thanh âm nặng nề của khói thuốc.

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.

“Mẹ yêu con”

”Trên lưng mẹ” - bức ảnh của tác giả Lê Bích chụp năm 2005. (Nguồn ảnh: BTC)
(PLVN) - Tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận, được nhiều nghệ sĩ thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức. Trong đó, nhiếp ảnh cũng là một ngôn ngữ đặc biệt.

Dưỡng thần

Dưỡng thần
(PLVN) - Không gian ấy bình lặng mà tươi thắm, hoa đua nhau nở. Hoa vẫy mời chim chóc về ríu rít. Hoa gọi nhành nắng xuân. Tất cả do bàn tay ông Đức làm ra. Khi ông đang chăm sóc chậu mai chiếu thủy thì tiêng ông Hiệp vọng vào. Cổng chỉ khép. Ông Hiệp khoái trí cười với sắc hoa đón chào.

Điều đẹp đẽ chỉ ngắn ngủi vậy thôi

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Ngày Tết chúng ta nói chuyện vui, đoàn viên, hội ngộ, nhưng ngày Tết cũng có những khoảng lặng ngầm ngùi, sâu lặng, để thao thức về ngày đã qua và tương lai. Nghe radio những ngày này thấy toàn mở nhạc xuân vui tươi, hoan ca… đơn giản vì người Việt hay nói: Vui như Tết! Nhưng thực sự ngày Tết có phải là ngày vui vẻ hay là ngày tiễn đưa của thời gian và lòng người nặng trĩu suy tư?

Ánh lửa trên đồi quyên thảo

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Đã bao năm chị vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa. Sáng nay cũng vậy, khi lũ chim trên đồi quyên thảo thức giấc, chị lại trở dậy ngồi bên bếp lửa.

“Phụ nữ Việt Nam có một thời như thế”

Ra mắt sách “Phụ nữ Việt Nam có một thời như thế”. (Ảnh: BTPNVN)
(PLVN) - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hiện lưu giữ hàng nghìn lá thư thời chiến của những người phụ nữ, thể hiện tâm tư của những đôi lứa yêu nhau phải tạm chia xa, của những người vợ đợi chồng, những người con nhớ mẹ, những người chị ngóng tin em... Sự ngăn cách giữa hậu phương và tiền tuyến khiến họ đành gửi gắm yêu thương, vui buồn cuộc sống và động viên nhau qua những lá thư.

Chuyện của bà

Ảnh minh họa truyện. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Phải nói chưa có một gia đình nào phức tạp như gia đình tôi, phức tạp từ những mối quan hệ trong gia đình, phức tạp từ bản tính của từng con người với mỗi tính cách khác nhau nhưng đều khó hiểu, cho đến phức tạp hoàn cảnh gia đình. Nhưng có lẽ phức tạp nhất đó là mối quan hệ giữa ông bà tôi, một mối quan hệ mà từ lúc bé tôi chẳng hiểu rõ đó là yêu thương hay tất cả đều đã phai nhạt qua thời gian và năm tháng.