Làng nghề truyền thống bánh, bún An Thái nằm ở thôn An Thái (ảnh: Dũng Nhân).
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - Làng nghề truyền thống bánh, bún An Thái tồn tại hàng trăm năm qua, được thế hệ trước truyền nghề lại cho thế hệ sau trong từng gia đình, dòng tộc. Cứ vậy, đời sau nối tiếp đời trước, duy trì làng nghề và phát triển cho đến nay.
Làng nghề truyền thống bánh, bún An Thái nằm ở thôn An Thái (xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). Xưa kia, An Thái là thủ phủ của huyện Tuy Viễn xưa, người Minh Hương cư ngụ và kinh doanh sản xuất, thương mại đông đúc. Đây là một vùng thị tứ sầm uất, trung tâm mua bán trao đổi hàng hóa từ Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) xuống và từ các tỉnh khác qua đầm Thị Nại lên.
Chạy dọc An Thái là sông Kôn có bãi cát vàng rộng, nước sông trong ngần là điều kiện rất tốt cho nghề làm bánh tráng, bún phát triển. Trước đây, khi xưa chưa có giếng khơi, người sản xuất dùng nước sông để làm tinh bột và làm bún, thời đó nước sông rất sạch (ảnh: Dũng Nhân).
Hiện nay, làng nghề truyền thống bánh, bún An Thái có khoảng 60 cơ sở, hộ gia đình sản xuất và cung cấp đa dạng các sản phẩm bánh, bún như: bánh tráng các loại, bún song thằn, bún gạo, bún mì vàng, bún phở… (ảnh: Dũng Nhân).
Sản phẩm bánh, bún An Thái không chỉ phục vụ người tiêu dùng ở tỉnh Bình Định, mà còn được khách hàng trên cả nước ưa chuộng, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên (ảnh: Đình Phùng).
Để có thể cho ra các sản phẩm bánh, bún thơm ngon thì bắt đầu từ tờ mờ sáng cho đến tận chiều tối, các thợ làm bánh, bún phải thực hiện nhiều công việc theo quy trình sản xuất (ảnh: Dũng Nhân).
Từ tờ mờ sáng, các thợ làm bánh, bún đã nhóm lửa, xay bột, đúc khuôn bánh, bún cho ra những sợi bún gạo, mì trắng mượt mà, những chiếc bánh tráng dài như miếng dải lụa mềm mại, rồi đưa lên vỉ tre phơi nắng trên bãi cát vàng nằm bên bờ sông Kôn (ảnh: Dũng Nhân).
Theo người dân địa phương, trước đây người làm bánh, bún hoàn toàn bằng thủ công nên hiệu quả thấp. Tuy nhiên, hiện nay đa số các hộ dân đầu tư máy móc, thiết bị để tăng năng suất, nâng cao hiệu quả sản xuất. Bây giờ chỉ có nhào bột, rê bột vào nước sôi, vớt trải ra vỉ phơi là còn làm thủ công (ảnh: Dũng Nhân).
Nổi tiếng nhất ở làng nghề này là bún song thằn vì có hương vị thơm ngon đặc biệt và giá trị dinh dưỡng cao. Người dân An Thái bảo rằng, khi làm bún, người thợ thường bắt dây bún từng đôi một nên họ gọi là bún song thằn. Và đây là loại bún thượng hạng, rất bổ dưỡng nên thời phong kiến, các quan lại địa phương đều mang bún tiến lên vua nên còn được gọi là bún “tiến vua” (ảnh: Dũng Nhân).
Theo ông Hồ Văn Rạng (chủ cơ sở bún Ngọc Trâm), cứ 10kg hạt đậu xanh sẽ cho ra 3kg bột, sau đó sẽ làm ra được 2,5kg bún song thằn. Trời nắng, bình quân mỗi ngày cơ sở của ông sản xuất được hơn 1 tạ bún. Hiện bún song thằn được bán sỉ với giá 200.000 đồng/kg (ảnh: Đình Phùng).
Do được làm từ đậu xanh nên sợi bún song thằn dai, không bị dính và nhão khi chế biến, lúc nhai vẫn cảm nhận được cái sừng sực lạ miệng. Dù là xào hay nấu nước, vị ngon độc đáo, bổ dưỡng của bún sẽ khiến thực khách không thể dừng đũa cho đến sợi bún cuối cùng (ảnh: Trung tâm TTXTDL Bình Định).
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.
(PLVN) - Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.
(PLVN) - Bờ xe nước sông Trà - biểu tượng độc đáo của người dân xứ Quảng vẫn được ông Mai Văn Quýt (78 tuổi, ngụ thôn Thống Nhất, xã Tịnh Ấn Tây, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) cần mẫn tái hiện.
(PLVN) - Tại Lễ hội Đền Đức ông Hoàng Cần, (huyện Tiên Yên,) Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh đã trao bằng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Sọong Cô của dân tộc Sán Dìu tỉnh Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Do tuổi cao sức yếu, nghệ nhân “thiên cổ đệ nhất trà” Nguyễn Thị Dần đã qua đời ở tuổi 101. Cụ từng là người cao tuổi nhất làm nghề ướp trà sen ở Quảng An, Tây Hồ.
(PLVN) - Tôn Thất Thuyết sau khi sang Trung Quốc cầu viện không thành, biết tin Vua Hàm Nghi bị bắt, ông đã ở lại đất khách. Ông mất năm 1913, tại quê người, không một lần trở về cố hương.
(PLVN) - Tối 28/11, tại tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.
(PLVN) - Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.
(PLVN) - Điện Thái Hòa (Đại Nội Huế) - ngôi điện biểu trưng quyền lực của triều đại nhà Nguyễn đã được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế trùng tu với kinh phí gần 130 tỷ đồng và dự kiến công trình sẽ mở cửa đón khách tham quan vào cuối tháng 11/2024.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.
(PLVN) - Điện Thái Hòa là cung điện nằm trong khu vực Hoàng thành của kinh thành Huế, là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn. Sau 3 năm nỗ lực trùng tu với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, công trình này dần lộ diện với vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy.