Tăng minh bạch về thu phí đường bộ: Thứ trưởng kiểm tra chéo dự án

Dự án BOT QL1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang bị kết luận lựa chọn nhà đầu tư không rõ ràng, chưa phù hợp quy định pháp luật
Dự án BOT QL1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang bị kết luận lựa chọn nhà đầu tư không rõ ràng, chưa phù hợp quy định pháp luật
(PLO) - “Để thời gian thu phí khớp với giá trị dự án, nhà đầu tư và các cơ quan tham mưu phải tuân thủ pháp luật. Ngoài ra, Bộ còn cơ chế, các thứ trưởng kiểm tra chéo các Dự án BOT để tăng tính minh bạch” - Vụ trưởng Vụ Tài chính (Bộ Giao thông Vận tải) Đỗ Văn Quốc cho biết.
Điều khoản mở
Như PLVN đã thông tin, mới đây Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cho công bố kết luận về Dự án BOT QL1A đoạn Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cầu Giát (Nghệ An) với nhận định công trình đội vốn hơn 1.200 tỷ đồng dẫn tới việc xác định thời gian thu phí hoàn vốn dự án thiếu chính xác.
Cơ quan thanh tra đã bám con số tổng mức đầu tư để tính toán rồi đưa ra kết luận này, trong khi Bộ quản lý ngành khẳng định việc xác định thời gian thu phí của một dự án BOT chủ yếu căn cứ vào giá trị quyết toán công trình. Như vậy, trong trường hợp này giữa hai Bộ đã có sự hiểu khác nhau về mặt khái niệm đối với căn cứ để xác định độ dài hoàn vốn?.
“Tổng mức đầu tư là con số ghi trong hợp đồng BOT. Là căn cứ để đàm phán với nhà đầu tư về mức thu, đối tượng thu, thời gian thu đối với một dự án đường bộ. Vì thế, trong bất kỳ hợp đồng BOT nào, cả hai bên chủ thể của hợp đồng đều chốt một câu quan trọng “giá trị quyết toán là căn cứ để xác định thời gian hoàn vốn” - Vụ trưởng Quốc cho biết.
Theo đó, sau khi một dự án hoàn thành đưa vào khai thác, trong vòng 6 tháng sẽ phải tiến hành việc quyết toán. Cụ thể, chủ đầu tư dự án sẽ làm việc với các nhà thầu xây lắp để quyết toán A - B; kết thúc giai đoạn này, kiểm toán sẽ được mời kiểm tra, và sẽ xác định được con số chính xác, thực tế giá trị công trình. 
“Con số cuối cùng đó gọi là giá trị quyết toán dự án, là căn cứ chính xác nhất để hai bên thống nhất lại thời gian hoàn vốn. Vì thế trên thực tế sau khi quyết toán xong, các nhà đầu tư và Bộ GTVT thường phải ký lại phụ lục hợp đồng. Lúc đó, thời gian thu phí hoàn vốn của dự án sẽ automatic (tự động - PV) rút ngắn lại, cho dù trước đó trong hợp đồng có dự kiến dài hơn. Đây được coi là một điều khoản mở khi đàm phán ký kết hợp đồng”- đại diện một nhà đầu tư đường bộ theo hình thức BOT nói với PLVN.   
Thứ trưởng kiểm tra chéo
Dù đã có kiểm toán thẩm tra giá trị công trình nhưng hợp đồng BOT ở một góc độ nào đó vẫn là câu chuyện riêng giữa Bộ GTVT và nhà đầu tư nên có ý kiến lo ngại sẽ khó kiểm soát được thời gian thu phí một cách chính xác để đảm bảo quyền lợi của người dân?.
“Kiểm toán làm việc độc lập nên kết quả sẽ chính xác, khách quan. Ngoài ra, Bộ GTVT còn có Thanh tra chuyên ngành để kiểm tra các dự án BOT, nếu thấy cần thiết hoặc nghi ngờ nên sẽ rất khó có chuyện kéo dài thời gian thu phí một cách vô căn cứ. Cao hơn, Bộ GTVT còn có cơ chế các Thứ trưởng tham gia kiểm tra chéo các dự án do mỗi người phụ trách để tăng tính minh bạc trong quá trình lập, triển khai các dự án đường bộ” - Vụ trưởng Quốc khẳng định.
Theo Quyết định 2179/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT về phân công nhiệm vụ lãnh đạo của bộ này thì Thứ trưởng Lê Đình Thọ là người có trách nhiệm: “Chuẩn bị đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông các tỉnh, thành phố miền Trung từ Thanh Hóa đến Quảng Nam...”. Ngoài ra, ông Thọ còn giúp Bộ trưởng Bộ GTVT theo dõi, tổng hợp và chịu trách nhiệm chung về tiến độ, chất lượng, đúng quy định của pháp luật các Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp QL1A.
Chiểu theo sự phân công này, Dự án BOT QL1A Nghi Sơn - Cầu Giát nằm trên địa bàn do Thứ trưởng Thọ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo. Vì thế, ngay sau khi cơ quan thanh tra có kết luận về những sai sót trong quá trình quản lý, điều hành thực hiện dự án nói trên, ông Thọ đã yêu cầu Ban Quản lý các dự án đối tác công - tư, Ban Quản lý Dự án I (cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và các nhà đầu tư kiểm tra, chấn chỉnh những vấn đề thanh tra chỉ ra. 
Nếu áp dụng cơ chế kiểm tra chéo, trong trường hợp này, lãnh đạo nào ở Bộ GTVT có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các dự án BOT khu vực Thanh Hóa - Quảng Nam và khi kiểm tra có phát hiện được những tồn tại như kết luận gần đây của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư?.

Tin cùng chuyên mục

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

(PLVN) - Ngày 14/12, tại tỉnh Bình Phước diễn ra Lễ động thổ khởi công công trình Đường cao tốc TP HCM -Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Phước và công bố giai đoạn 2 Khu công nghiệp Becamex Bình Phước, đồng thời khánh thành giai đoạn 1 nhà máy sản xuất lốp ô tô của Công ty TNHH HAOHUA (Việt Nam). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự các sự kiện.

Đọc thêm

2 người tử vong trên quốc lộ

Hiện trường vụ tai nạn giao thông xảy ra trên Quốc lộ 9, đoạn qua thị trấn Cam Lộ.
(PLVN) - Trong 2 ngày (10 và 11/12), trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9 qua địa bàn tỉnh Quảng Trị xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông khiến 2 người tử vong.

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.