Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam: Bài toán du lịch bền vững và an toàn

Khu vực TGPT CLV có nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác.
Khu vực TGPT CLV có nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác.
(PLVN) - Mới đây, tại Hội nghị cấp cao khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (TGPT CLV) lần thứ 11, Thủ tướng 3 nước đã khẳng định quyết tâm thúc đẩy du lịch bền vững trong khu vực thông qua mô hình “ba quốc gia, một điểm đến”.

Tiềm năng lớn 

Kế hoạch phát triển du lịch khu vực TGPT CLV nhấn mạnh việc kết nối tiềm năng du lịch của cả ba nước, đồng thời “tăng cường đoàn kết, hợp tác ba nước nhằm đảm bảo an ninh, ổn định chính trị, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực”.

Kế hoạch này liên quan đến phát triển du lịch bền vững tại 13 tỉnh, gồm có: Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri, Kraté (Campuchia); Attapu, Salavan, Sekong, Champasak (Lào); Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước (Việt Nam). 

Khu vực TGPT có nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa phong phú, đặc sắc, phần lớn còn hoang sơ, nguyên vẹn chưa được khai thác nhiều chưa bị thương mại hóa. Nhưng khu vực này có nhiều lợi thế để xây dựng thương hiệu về du lịch sinh thái, du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch nông nghiệp và du lịch văn hóa lịch sử, di sản. 

Theo thống kê, năm 2018, tổng lượng khách du lịch quốc tế tới các tỉnh thuộc khu vực TGPT CLV chỉ đạt 1,5 triệu lượt, quá nhỏ so với các khu vực khác của cả 3 nước. Cùng năm 2018, riêng số lượng khách quốc tế tới thành phố Hà Nội đã đạt hơn 5,7 triệu lượt theo Sở Du lịch Hà Nội. Bên cạnh đó nguồn nhân lực lao động trong lĩnh vực du lịch ở khu vực TGPT CLV cũng kém hơn các vùng khác của cả ba nước về cả số lượng và chất lượng. 

Dù còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng và nhân lực, theo kế hoạch phát triển du lịch khu vực TGPT CLV thì đến năm 2025, lượng khách du lịch quốc tế đến các tỉnh thuộc khu vực này có thể đạt 3,3 triệu lượt, với mức tăng trưởng trung bình 14%/năm.

Đến năm 2030 khu vực cần đạt được các hạng mục: hình thành được điểm đến khu vực TGPT có các điểm đến hấp dẫn; hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và tiện nghi đồng bộ; hệ thống cơ sở hạ tầng và kết nối thuận lợi; nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu phát triển; số lượng khách quốc tế đến đạt gấp 2 lần so với năm 2025. 

Để đạt được những mục tiêu này, ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam đã “chung tay” đưa ra nhiều giải pháp phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt là ứng phó với đại dịch vẫn đang tiếp diễn và ứng phó biến đổi khí hậu. 

Theo đó, cả ba nước cùng nhau tham gia nhiều thể chế và cam kết quốc tế của khu vực, tạo thuận lợi cho việc triển khai kế hoạch phát triển du lịch bền vững, phát huy lợi thế sẵn có; kết nối, hình thành khối liên kết, tạo dựng thương hiệu du lịch trong khu vực… 

Quan trọng bậc nhất là phải thu hút được sự tham gia có ý thức, có trách nhiệm của cộng đồng địa phương để bảo vệ tài nguyên môi trường, lịch sử văn hoá, truyền thống bản sắc dân tộc, kết hợp giữ vững an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội... 

Vẫn “đau đầu” bài toán an toàn

Một trong những giải pháp của kế hoạch phát triển du lịch trong khu vực TGPT CLV là việc nâng cấp một số cửa khẩu biên giới thành cửa khẩu quốc tế như Đắk Peur (Đắk Nông) - Nam Lyr (Campuchia) để tạo điều kiện cho khách du lịch di chuyển dễ dàng hơn. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch tiếp diễn trên toàn cầu, lượng khách quốc tế đến khu vực này trở nên khan hiếm. Du khách nằm trong khu vực đang là đối tượng được ưu tiên hàng đầu. Việc mở cửa ồ ạt cho du khách lưu thông trong khu vực này vẫn chưa được khuyến khích. 

Phát triển du lịch trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn là bài toán “đau đầu”.
 Phát triển du lịch trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn là bài toán “đau đầu”. 

Mới đây nhất, Ủy ban Liên bộ phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Campuchia đã công bố áp dụng quy định mới về các biện pháp phòng dịch và cách ly áp dụng với tất cả các du khách nhập cảnh Campuchia, có hiệu lực từ ngày 12/12/2020. Tất cả các du khách nhập cảnh nước này buộc phải cách ly 14 ngày và phải xét nghiệm ngay khi đến.

Các du khách phải có giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế nước cư trú cấp và công nhận âm tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trong vòng 72 giờ trước khi đến Campuchia. Quy định mới tạm dừng áp dụng cơ chế bảo trợ cho các đối tượng là nhà đầu tư-doanh nghiệp, nhân viên công ty, chuyên gia và nhân viên kỹ thuật nhập cảnh Campuchia dưới 14 ngày. 

Đáng nói, “sự kiện cộng đồng ngày 28/11” đã khiến số ca nhiễm Covid tăng đến mấy chục người. Nhưng theo thông tin mới nhất trên tờ Khmer Times, sự kiện này đã được kiểm soát, bằng chứng là trong tuần qua chỉ 1 ca nhiễm Covid được công bố tại nước này. Cho đến ngày 21/12, tổng số ca nhiễm Covid ở nước này là 363 ca, không có ca tử vong. 

Còn tại Lào, dù là công dân Lào hay người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Lào từ các quốc gia không có dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng đều phải có giấy chứng nhận cho thấy kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ kể từ khi rời khỏi quốc gia khởi hành.

Theo đó, Ủy ban đặc trách sẽ xem xét theo tình hình lây lan dịch bệnh thực tế tại quốc gia người đó khởi hành để cho phép cá nhân này tiếp tục cách ly tại nhà, nơi làm việc hoặc khách sạn trong vòng 14 ngày. Cho đến ngày 21/12, tổng số ca nhiễm Covid ở nước này là 41 ca, không có ca tử vong.

Như vậy, dù không xuất hiện nhiều ca mắc bệnh Covid-19 nhưng Lào, Campuchia và cả Việt Nam vẫn tiếp tục siết chặt các biện pháp quản lý xuất nhập cảnh nhằm tránh nguy cơ dịch bệnh bùng phát.

Nhiệm vụ quan trọng và cũng là thách thức lớn của khu vực này chính là việc đẩy nhanh hơn nữa việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về thủ tục hải quan đã được thống nhất áp dụng trong khối ASEAN; đồng thời thống nhất quy trình, đơn giản hóa, hợp lý hóa thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan và cấp thị thực tại cửa khẩu; đồng thời thống nhất quy trình, đơn giản hóa, hợp lý hóa thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan và cấp thị thực tại cửa khẩu. 

Nhiều ý kiến cho rằng, tiềm năng phát triển của khu vực TGPT CLV là rất lớn nên trước mắt, mô hình “Ba quốc gia, một điểm đến” vẫn tiếp tục được thực hiện nhưng theo hướng cực kỳ cẩn trọng và an toàn. Trong đó, các nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, xây dựng thương hiệu, bảo vệ môi trường vẫn luôn được đặt lên hàng đầu và có thể thu hút sự tham gia của cộng đồng các nước thông qua các nền tảng kỹ thuật số. 

Tin cùng chuyên mục

Lực lượng quản lý thị trường sẽ chủ động, tích cực đấu tranh chống thuốc lá nhập lậu

Lực lượng quản lý thị trường sẽ chủ động, tích cực đấu tranh chống thuốc lá nhập lậu

(PLVN) - Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được Quốc hội thảo luận tại hội trường vào thứ 4, ngày 27/11. Trong đó, nhiều nghi ngại cho rằng, nếu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá thì tình hình nhập lậu thuốc lá sẽ gia tăng. Báo PLVN có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường) xung quanh vấn đề đấu tranh với mặt hàng thuốc lá nhập lậu. 

Đọc thêm

Robot hình người của Trung Quốc nâng được 16kg mỗi tay

Robot hình người Trung Quốc mới nâng được 16kg mỗi tay. (Ảnh: Shanghai Kepler Robotics)
(PLVN) - Shanghai Kepler Robotics của Trung Quốc đang gây chú ý với dòng robot hình người Forerunner tiên tiến. Mẫu robot mới nhất, Forerunner K2, với khả năng nâng vật nặng đáng kinh ngạc và trí tuệ nhân tạo vượt trội, hứa hẹn sẽ sớm có mặt tại các nhà máy, kho bãi và nhiều lĩnh vực khác.

Chuyên gia nêu lý do cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Việc tăng thuế thuốc lá không chỉ là giải pháp kinh tế mà còn là chiến lược quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Theo các chuyên gia y tế và kinh tế, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá có thể giảm đáng kể tỷ lệ sử dụng thuốc lá, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và nhóm người có thu nhập thấp – những đối tượng dễ bị tổn thương trước tác hại của thuốc lá.

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TECHFEST) 2024: “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: MOST.
(PLVN) - Chuỗi sự kiện diễn ra trong 03 ngày (từ 26-28/11/2024) tại thành phố Hải Phòng với nhiều hoạt động: Lễ khai mạc TECHFEST 2024, Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Triển lãm các sản phầm/dịch vụ KNST, Chuỗi hội thảo chuyên sâu về phát triển hệ sinh thái KNST, Kết nối đầu tư, Cuộc thi Tìm kiếm tài năng KNST Việt Nam…

Honda Việt Nam triệu hồi gần 2.700 xe CR-V e:HEV RS để kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp

Honda Việt Nam triệu hồi gần 2.700 xe CR-V e:HEV RS để kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp
(PLVN) - Công ty Honda Việt Nam (HVN) vừa thông báo về triển khai chiến dịch triệu hồi liên quan đến việc kiểm tra, thay thế bơm nhiên liệu cao áp cho kiểu loại xe CR-V e:HEV RS năm sản xuất 2023-2024 do HVN nhập khẩu và phân phối. Động thái này nhằm kiểm tra khả năng rò rỉ xăng, mùi xăng của bơm nhiên liệu cao áp khi động cơ hoạt động.

Giấc mơ đưa đồ chơi gỗ ‘Made in Vietnam’ vươn ra thế giới

Anh Phạm Vĩnh Hải và Phạm Công Nhất 2 nhà sáng lập Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và sản xuất Hùng Cường (HUCUCO).
(PLVN) -  Từ ý tưởng trong phòng trọ 20m2, 2 chàng trai cựu sinh viên Bách Khoa đã và đang phát triển các dòng sản phẩm đồ chơi gỗ cho trẻ em gắn mác “Made in Vietnam”. Ước mơ một ngày không xa, những đồ chơi gỗ gắn liền với trẻ em Việt như: ô ăn quan, cờ caro, cờ cá ngựa... sẽ chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thế giới.

Giá vàng nhẫn trơn lại tiếp tục tăng cao

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giao dịch lúc 8h55 sáng nay – 20/11, giá vàng tiếp tục tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Giá vàng miếng SJC chạm mốc 85 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn vượt 8 5 triệu đồng/lượng.

Việt Nam đẩy mạnh phát triển AI và triển khai trợ lý ảo

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 đã chính thức khai mạc. (Ảnh: T.A)
(PLVN) -  Việt Nam đang ưu tiên phát triển trợ lý ảo cho từng cơ quan nhà nước, mỗi cơ quan sẽ có trợ lý ảo của mình, tiến tới mỗi công chức có một trợ lý ảo. Việt Nam cũng đã và sẽ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy các sáng kiến hợp tác khu vực và quốc tế trong lĩnh vực công nghệ số, kinh tế số, trong đó sẽ ưu tiên các chương trình hợp tác về AI, về phát triển và sử dụng trợ lý ảo.

Nỗ lực giảm chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới

Giá vàng trong nước luôn duy trì mức chênh lệch từ 3 - 5 triệu đồng/lượng so với thế giới. (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Cùng với mức giá vàng trong nước khoảng 90 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng thế giới ở 2 giai đoạn có 2 mức giá khác nhau, chênh lệch lên tới 300 USD/ounce, cho thấy nỗ lực kéo giảm mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới của Ngân hàng Nhà nước.

VinFuture công bố tuần lễ khoa học công nghệ và lễ trao giải 2024

Với chủ đề “Bứt phá Kiên cường”, Lễ trao giải VinFuture 2024 là một trong những sự kiện tâm điểm được đón chờ nhất của giới Khoa học Công nghệ toàn cầu.
(PLVN) - Ngày 18/11/2024 - Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7/12/2024 tại Hà Nội, Việt Nam. Đây là chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới trong các lĩnh vực trọng yếu như khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, ô nhiễm không khí và nghiên cứu môi trường… Đặc biệt, tâm điểm của chuỗi sự kiện là Lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc, đang góp phần phụng sự cho cuộc sống của hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người trên trái đất.

Năm 'được mùa' với người nuôi cá tra

Năm 2024, ngành cá tra Việt Nam đạt kết quả đáng mừng cả về chất lượng và giá trị. (Ảnh: Ngọc Trinh)
(PLVN) - UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa tổ chức Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Robot 'dụ dỗ bắt cóc' 12 robot khác khỏi phòng trưng bày

12 robot bị "bắt cóc" khỏi phòng trưng bày bởi một robot khác (Ảnh cắt từ video)
(PLVN) - Đoạn video ghi lại cảnh 12 robot cỡ lớn bị "dụ dỗ" và "bắt cóc" khỏi phòng trưng bày bởi một robot nhỏ hơn đã gây xôn xao mạng xã hội Trung Quốc. Sự việc tưởng chừng như dàn dựng này hóa ra lại là một thử nghiệm AI gây kinh ngạc.

Cà Mau đẩy mạnh kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản

Cà Mau đẩy mạnh kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản
(PLVN) - Ngày 15/11, tại UBND tỉnh Cà Mau, UBND tỉnh phối hợp Bộ Công thương tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng thúc đẩy xúc tiến thương mại cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, đặc sản của địa phương, kết nối với các kênh phân phối hiện đại và mở rộng thị trường xuất khẩu tiềm năng trong thời gian tới.