Bến đò tranh chấp vẫn được cấp phép
Thời gian qua, Cơ quan đại diện Báo PLVN tại ĐBSCL liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tình hình phức tạp tại bến đò Trà Ếch, đặt biệt là những ngày có lễ hội lớn ở địa phương như lễ hội “Sông nước Miệt vườn”... người dân không thể qua đò được. Không những vậy, thời gian qua tại bến đò Trà Ếch còn xảy ra tình trạng chủ đò và chủ đất tranh chấp nhau, khiến cho người dân qua sông gặp nhiều khó khăn.
Theo tìm hiểu của PV báo PLVN, bến đò Trà Ếch (huyện Kế Sách) đưa khách vượt Sông Hậu (khoảng 6km) để qua bến Đường Đức (huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) và phục vụ một phần đi lại của người dân cồn ấp Mỹ Phước.
Từ năm 2005, ông Ngô Văn Chót (ngụ tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) được chính quyền tỉnh Trà Vinh cấp phép mở bến đò Đường Đức. Cùng thời gian này ông Chót hùn hạp với ông Hứa Văn Lến (ngụ huyện Kế Sách) để xin phép mở bến đò Trà Ếch và được UBND huyện Kế Sách cấp giấy phép.
Như vậy, ông Chót là chủ bến Đường Đức và là đồng chủ bến Trà Ếch. Việc kết hợp khai thác bến đò, đưa khách sang sông giữa hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh được ông Chót và ông Lến thỏa thuận khai thác hiệu quả, đảm bảo TTATGT thủy.
Tuy nhiên, đến năm 2010, hợp đồng thuê đất mở bến Trà Ếch đã hết, nhưng do nhùng nhằng trong việc gia hạn hợp đồng thuê đất nên tháng 4/2011, chủ đất là ông Lê Văn Lương cắt hợp đồng và chỉ cho ông Nguyễn Văn Chót thuê đất, sau đó ông Chót nâng cấp bến đò và phương tiện, được chính quyền cấp phép và hoạt động cho đến nay.
Về phần mình, ông Hứa Văn Lến làm hợp đồng thuê đất của ông Lê Công Dũng (cách bến Trà Ếch 50m) để đầu tư mở bến mới, được UBND huyện Kế Sách cấp phép hoạt động từ ngày 24/7/2014. Như vậy, từ một bến đò Trà Ếch, sau khi chuyện làm ăn hùn hạp giữa ông Lến và ông Chót tan rả thì hai ông làm hai bến đò và được chính quyền cấp phép (vị trí cách nhau 50m).
Mọi chuyện có vẻ đi vào trật tự, thì gia đình cho thuê đất là ông Lê Công Dũng lại khiếu nại, tranh chấp với ông Lến chủ đò. Ông Dũng nói: “Tôi chỉ cho ông Lến thuê có 5 mét đất bề ngang (cặp sông), thời gian là 10 năm, mỗi năm có giá là 10 triệu đồng. Thế nhưng, sau khi ký hợp đồng ông Lến xây dựng, chiếm nhiều hơn số diện tích đất thuê và đến nay qua nhiều năm cũng không trả tiền thuê đất cho gia đình tôi. Không những vậy, ông Lến cũng như chính quyền có chủ trương cho ông Chót xác nhập thành một bến là vi phạm hợp đồng. Ngay từ đầu gia đình tôi và một số người dân có tranh chấp, gửi đơn khiếu nại, Tòa đang thụ lí xét xử nhưng không hiểu vì sao chính quyền vẫn cấp phép cho ông Lến hoạt động bến đò”.
Đây là nguyên nhân từ đầu tháng 6 đến nay, khi chính quyền triển khai chủ trương cho bến đò của ông Chót nhập chung vào bến của ông Lến thì gia đình ông Dũng đứng ra ngăn cản, không cho phương tiện đò vào đưa rước khách, jgie61n tình hình TTATGT trở nên lộn xộn; khách ùn ứ ở bến đò.
Chủ đất cho thuê mở bến đò ngăn cản không cho đò vào đưa, rước khách |
Tình hình trật tự bến đò lộn xôn do đâu?
Như đã nói, sau khi tách ra, ông Lến và ông Chót mỗi người mở một bến đò và đã được chính quyền cấp phép hoạt động. Thế nhưng, do lượng khách thưa hơn nên ông Lến gửi đơn khiếu nại nhiều nơi cho rằng bến của ông Chót không đảm bảo an toàn (trong khi bến đò của ông Chót đảm bảo an toàn, được chính quyền cấp phép). Ngoài ra, về lai lịch thì bến đò của ông Chót đã có từ rất lâu, bến của ông Lến chỉ mới thuê đất gần đó để mở nhưng ông Lến cho rằng hai bến đò gần nhau là bất cập... từ đó yêu cấp các ngành chức năng phải dẹp bến của ông Chót.
Yêu cầu có phần “lạ” của ông Lến lại được ngành giao thông của tỉnh Sóc Trăng “đáp ứng” bằng việc khảo sát lại tình hình hoạt động của hai bến đò Trà Ếch. Để rồi ngày 20/6/2013, Sở GTVT, UBND huyện Kế Sách và các bên họp và thống nhất cho 2 bến đò Trà Ếch xác nhập thành một vị trí tại bến của ông Hứa Văn Lến, từ đó UBND huyện Kế Sách không tiếp tục câp phép hoạt động cho bến ông Chót. Trong khi đó, bến của ông Lến thuê đất của gia đình ông Dũng, do không trả tiền và sử dụng diện tích nhiều hơn hợp đồng nên gia đình ông Dũng gửi đơn kiện tranh chấp nhưng chính quyền vẫn cho phép hoạt động.
Hơn nữa, đến nay việc sáp nhập bến chưa đạt được là do giữa ông Lến và ông Chót chưa thống nhất khoảng chi phí đầu tư. Ông Chót nói: “Chủ trương sáp nhập của địa phương, chúng tôi không thể không thực hiện. Nhưng những chi phí mà ông Lến đưa ra còn nhiều điều chưa hợp lí nên tôi chưa chấp nhận”.
Lễ hội Sông nước Miệt vườn được huyện Kế Sách tổ chức nhân dịp tết Đoan Ngọ tại cù lao cây trái Mỹ Phước nhưng vì tranh chấp, nhiều khách bị ùn tắc tại bến đò |
Để cụ thể hóa chủ trương sáp nhập hai bến thành một, từ tháng 6/2016, chính quyền đã sử dụng “mệnh lệnh” cưỡng chế buộc bến đò của ông Chót phải đưa phương tiện hoạt động tại bến của ông Lến. Trong khi đó gia đình ông Dũng khiếu nại quyết liệt việc thực hiện không đúng hợp đồng thuê đất của ông Lến. Và theo hợp đồng, gia đình ông Dũng chỉ ký cho ông Lến mở bến, nay chính quyền đưa gộp bến ông Chót vào nên gia đình ông Dũng phản đối quyết liệt, ngăn cản không cho phương tiện đò cập bến, làm cho tình hình tại bến đò Trà Ếch càng trở nên lộn xộn, phức tạp về trật tự.
Sự việc phức tạp xảy lộn xộn, phức tạp tại bến đò Trà Ếch như hiện nay, phải chăng xuất phát từ cạnh tranh “khiếu nại” của ông Lến và có phần can thiệp của chính quyền địa phương và Sở GTVT Sóc Trăng. Lẽ ra chính quyền địa phương nên để hai bến đò (đảm bảo ANGT thủy, được cấp phép) cùng hoạt động kinh doanh lành mạnh thì không có sự nhùng nhằng phức tạp xảy ra từ nhiều năm nay và đến nay vẫn chưa giải quyết xong.